CHUYỆN MỖI TUẦN – MUỐN PHÂN ĐỊNH TỐT, CẦN HIỂU BIẾT CHÍNH MÌNH…

Chúng ta qua bài IV trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về chủ đề PHÂN ĐỊNH…và – ở ngày thứ tư 5/10/2022 – tại Quảng Trường thánh Phêrô, Đức Thánh Cha gợi ý : Thực sự hiểu biết chính mình là bước không thể thiếu để đón nhận ý muốn của Thiên Chúa trong cuộc sống của chúng ta…Từ ý tưởng được chia sẻ ấy, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta luôn nhớ để thực hiện sự kiểm thảo lương tâm mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Hay nói cách nôm na hơn là phải xét mình kỹ trước khi vào giấc ngủ, bởi giấc ngủ như một nhắc nhở chúng ta về chuyến đi cuối đời mà không ai biết trước được và cũng không phải ai ai cũng đã sẵn sàng…Việc thực hành cách nghiêm túc sự khiểm thảo lương tâm – hay xét mình – ở giây phút này giúp chùng ta bắt đầu một ngày mai mới – nếu Chúa muốn – với một tâm trạng mới mẻ hơn của một tạo dựng mới nơi chính mình, của 24 giờ mới và của những gặp gỡ mới hơn – dù là ở giữa những tương quan rất thường và những khuôn mặt quen thuộc của Nhà Hưu Dưỡng hay những gặp gỡ mục vụ của Giáo Xứ, của Cộng Đoàn, trong Gia Đình hay nơi Công Sở…

Đức Thánh Cha nhấn mạnh : Để thực hiện phân định tốt cần hiểu biết chính mình

Và Đức Thánh Cha cho biết : Biết chính mình không phải là điều dễ dàng, nhưng đòi phải có sự chân thật và kiên nhẫn…để đi vào sâu thẳm lòng mình…Kiểm thảo lương tâm cách nghiêm túc mỗi tối giúp bản thân mỗi người biết mình để có thể rời bỏ những ảo ảnh về chính mình, để hiểu rõ mình là ai, và từ đấy biết đón nhận những gì mang lại hạnh phúc thực sự cho mình từng ngày…

Và ĐứcThánh Cha đi vào bài giáo lý của Ngài với bốn điểm dừng :

Hiểu biết chính mình…

Hiểu biết về minhhiểu biết bản thân mình…sẽ giúp có sự Phân Định tốt…Tuy nhiên đó lại là việc không hề dễ dàng chút nào…mà buộc ngưởi ta phải vận dụng cả trí nhớ, trí tuệ, ý chí, tình cảm để suy nghĩ và nhận rõ về mình…Từ việc hiểu rõ bản thân, nhận ra điều mình thực sự muốn, điều mình thực sự cần buông bỏ…mới có thể có được sự phân định tốt cả cho hạnh phúc của chinh mình lẫn  ý muốn của Thiên Chúa…

Trở ngại lớn nhất của sự phân định : đấy là việc không biết rõ về minh

Đức Thánh Cha cho biết rằng “những nghi ngờ về đời sống thiêng liêng và những khủng hoảng ơn gọi” là do “tình trạng đối thoại không đầy đủ” giữa đời sống tôn giáo của bản thân và chiều kích nhân bản, trí thức và tình cảm của mỗi người…Đức Thánh Cha nêu lên ý kiến của một tác giả về tu đức – Th. Green, Cỏ giữa lúa mì, 1992  : “Tôi tin chắc rằng trở ngại lớn nhất đối với sự phân định đích thực (và trưởng thành thực sự trong cầu nguyện) không phải là bản tính vô hình của Thiên Chúa, nhưng là sự thật rằng chúng ta không biết mình đầy đủ, và thậm chí không muốn biết chúng ta thực sự là như thế nào. Hầu như tất cả chúng ta đều ẩn nấp sau một chiếc mặt nạ, không chỉ trước mặt người khác, mà cả khi soi gương”…Và Đức Thánh Cha kết thúc : “Tất cả chúng ta đều có cám dỗ có thể che đậy ngay cả khi đứng trước chính mình” Người viết thỉnh thoảng theo dõi chương trình “Chuyện Trưa Công Sở”, và trong chương trình này có một mục dành cho khách mời tự nhìn lại chính mình trước một chiếc gương…để thú nhận về một điều gì đấy không đẹp của bản thân với tư cách là nhân viên công sở hoặc là “sếp”…Dĩ nhiên có những thú nhận đúng nghĩa nhưng khá hiếm…Phần lớn là những loáng thoáng hay nhẹ nhàng lướt qua…Đương nhiên rồi khi “chiếc gương thú nhận” nằm trong một chương trình truyền thông và trước đại chúng…Điều đáng buồn là sáng nào chúng ta cũng chải chuốt trước gương, nhưng nhận ra mình thực sự là ai và đang ở trong tình trạng sống như thế nào…thì quả thật là không hề dễ dàng chi…

+Kiên nhẫn tìm hiều nội tâm

Ở chia sẻ này, Đức Thánh Cha cho chúng ta biết rằng: Nếu thực lòng muốn…thì việc biết chính mình không khó nhưng đòi hỏi sự nỗ lựcđể biết dừng lại – nghĩa là tắt chế độ lái tự động – hầu có thể nhận thức về cách làm việc của chúng ta, về những tình cảm trong chúng ta, về những suy nghĩ lập đi lập lại trong đầu óc chúng ta và điều khiển chúng ta mà thường thì chúng ta không biết, không ngờ…Đức Thánh Cha cũng lưu ý chúng ta phải tỉnh táo để phân biệt giữa cảm xúc con người  các khía cạnh thiêng liêng…Một cách rõ ràng, Ngài nhấn mạnh : “Tôi cảm thấy” thì không giống với “tôi tin chắc”; “tôi cảm thấy như” thì không giống với “tôi muốn”…Nghĩa là “cái nhìn của chúng ta về bản thân vả thực tế…đôi khi có một chút méo mó”…Và nhận ra được điều này – theo Đức Thánh Cha – là một ơn phúc

+Mật khẩu của đời sống thiêng liêng

Dựa vào tầm quan trọng của “mật khẩu” trong thời đại công nghệ thông tin này và để giúp các bạn trẻ từ thế hệ 9X, 10X đến thế hệ Gen – Z nắm được vấn đề, Đức Thánh Cha quả quyết với chút ví von: Đời sống thiêng liêng cũng có những mật khẩu của nó…Ngài cho biết là có những “từ chạm đến trái tim bởi chúng đế cập đến những gì nhạy cảm nhất đối với chúng ta”…Tuy nhiên – Đức Thánh Cha lưu ý – Thần Cám Dỗ biết rất rõ những mật khẩu này…và vì thế : điều quan trọng là mỗi chúng ta cũng phải nắm rõ những mật khẩu của đời sống thiêng liêng để không làm điều mình không muốn…dù là lúc nào cũng có sự chèo kéo đầy ma mị của Thần Cám Dỗ…

Đức Thánh Cha có một vài gợi ý :  Cám dỗ không nhất thiết gợi ra những điều xấu, nhưng thường là những điều lộn xộn, được trình bày với tầm quan trọng quá mức…nhằm để “thu hút chúng ta bởi sự hấp dẫn mà những thứ này khơi dậy trong chúng ta, những thứ đẹp đẽ nhưng hư ảo, không  thể duy trì như chúng – Thần Cám Dỗ hay Ma Quỷ – đã hứa hẹn, để rồi cuối cùng thì những hứa hẹn ấy để lại trong chúng ta cảm giác trống rỗng và buốn bã”…Cho nên “cảm giác trống rỗng và buồn bã” là dấu hiệu cho thấy chúng ta đã đi sai đường…và mất phương hướng !!! Và , thưa bạn, bằng cấp, học vấn, sự nghiệp, các mối quan hệ đều tốt, nhưng nếu chúng ta không tự do thanh thoát đối với chúng…thì sẽ có nguy cơ vật vã trong những kỳ vọng không thực tế !!!

+Biết mình để không bị thao túng, lôi kéo

Cho nên – theo Đức Thánh Cha – quan trọng là phải biết mìnhbiết mật khẩu của trái tim mình, biết những gì chúng ta nhạy cảm nhất…để bảo vệ chính mình khỏi  những người đưa ra những lời thuyết phục nhằm mục đích thao túng chúng ta, đồng thời cũng nhận ra những gì thực sự quan trọng với chính mình…Đức Thánh Cha nêu lên trường hợp những “ngọt ngào” đầy hấp dẫn của những chương trình truyền hình, chương trình quảng cáo…khiến chúng ta “lao vào”…mà không có sự tự do ý thức của chính bản thân minh – nghĩa là mù quáng và liều lĩnh …Điều này thì là chuyện “thường ngày ở Huyện” với những nạn nhân của các chiêu trò…mà – chỉ với một chút tỉnh trí thôi – cũng giúp người ta thoát thân, nhưng điều đáng buồn là không ít những “thiêu thân” có thể nói là rất ư kỳ quặc và khá là ngây ngô…Để cụ thể hơn, Đức Thánh Cha gợi nên câu hỏi cần thiết với mong ước thức tỉnh mỗi chúng ta : Bạn hãy chân thực để tự hỏi : tôi đang tự do hay buông thả chính mình theo cảm xúc nhất thời lúc này đây ? hoặc trước những cám dỗ và thúc bách ở thời điểm này…để rồi đánh mất chính bản thân tôi ?

+Kiểm thảo lương tâm

Đức Thánh Cha nhấn mạnh: đây là việc kiểm thảo lương tâm của mỗi ngày bằng cách suy nghĩ câu trả lời cho chinh mình- và dĩ nhiên là với Chúa nữa – như : Điều gì đã xảy ra trong lòng tôi ở ngày sống hôm nay ? Nhiều thứ đã trôi qua trong ngày sống, nhưng đấy là điều gì và tại sao lại là như thế ? Những điều, những việc trong ngày có lưu lại dấu vết gì nơi tôi không?

Kiểm thảo lương tâm – đấy là thói quen tốt giúp tôi bình tĩnh đọc lại những gì xảy ra trong từng ngày sống, giúp tôi học cách chú ý đến những đánh giá và chọn lựa mà chúng ta cho là quan trọng nhất, những gì chúng ta đang tìm kiếm, và cả những gì chúng ta đã tìm thấy rồii…Cuối cùng là học cách nhận ra những gì mà chúng ta nghĩ rằng đã có thể thỏa mãn trái tim mình…và, thưa bạn, với chúng ta – những người tin Chúa – thì chỉ có Chúa mới giúp chúng ta xác nhận giá trị thực và cao quý của mỗi chúng ta, bởi – từ Thánh Giá – Chúa nói với chúng ta rằng Người đã chết cho chúng ta, bản thân mỗi người vô cùng quý giá đối với Chúa…cho nên không trở ngại hay thất bại nào có thể ngăn cản vòng ta âu yếm Chúa dành cho mỗi chúng ta…Và vì thế ngồi lại trước “chiếc gương thú nhận” và kiên trì tìm câu trả lời cho mỗi câu hỏi sau đây là điều vô cùng hữu ích : Chuyện gì đã xảy ra với tôi hôm nay ? Điều gì đã làm cho tôi có những phản ứng này/khác ? Tại sao tôi buồn ? Tôi vui vì chuyện gì ? Đâu là điều không tốt mà tôi đã làm và gây tổn thương cho người khác ? Những thứ tình cảm nào gây trở ngại và ngăn vòng tay âu yếm Chúa dành cho tôi ?

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp

Chia sẻ Bài này:

Related posts