MỪNG KÍNH MẦU NHIỆM NHẬP THẾ CỦA CHÚA GIÊ-SU

Thưa quý vị và các bạn, mừng kính Lễ Thánh Gia Thất là mừng kính Mầu Nhiệm Nhập Thế của Chúa Giê-su, khởi sự một cuộc đời Cứu Độ nhân loại của Người.

Chúng ta thấy, Lễ Giáng Sinh cũng là một Thánh Gia, quang cảnh Giáng Sinh bắt đầu một mầu nhiệm Nhập Thế, và Lễ Thánh Gia Thất cho chúng ta một “mái ấm gia đình Thánh”.

Thánh : có nghĩa là Thiên Chúa, hay được Thiên Chúa Thánh Hóa.

Gia : có nghĩa là gia đình, có vợ chồng, cha mẹ và con cái.

Thất : có nghĩa là ngôi nhà, gọi là gia thất là nhà có người ở.

Nếu nhà không có người ở, thì người ta gọi là chùa của Đạo Cao Đài: Thánh Thất.

Nhà ở tư gia, thì gọi là tư thất, hay gia thất, nếu không có người ở thì gọi là nhà bỏ hoang.

Như vậy, “Thánh Gia Thất” có nghĩa là “Gia Đình được Thánh Hóa”, khác với hnag đá , máng cỏ, Thánh Gia Thất phải có nhà ở, gồm có Ba Đấng Thánh, Chúa Giê-su, Đức Mẹ và Thánh Cả Giu-se. Một gia đình được Thiên Chúa Thánh Hóa.

Nếu gọi là : Thánh Gia, thì Gia Đình Thánh thôi, không có nhà, thì chưa phải là “mái ấm”, vì thế nên gọi đầy đủ là “Thánh Gia Thất”.

Vì thế, Lễ Thánh Gia là Lễ của Gia đình Công giáo, một năm Lễ nầy Hội Thánh dành để cầu nguyện cho các gia đình.

Chiêm ngắm Thánh Gia Thất để cầu nguyện và noi gương mẫu gương gia đình Thánh Gia, để cầu xin sự bình an trong gia đình, nhưng yếu tố chính yếu là TÌNH YÊU, tình yêu là sự hy sinh cho nhau, vì nhau, với nhau, thiếu đi hương chất nầy, gia đình không thể ấm êm.

Nhưng, điều gì dễ sinh bất hòa trong gia đình nhất, đó là: Thiếu hương tình là lửa tình yêu, nhưng đôi khi ngọn lửa cao quá dễ bốc cháy, mà thấp quá thì không đủ tố chất, vậy , phải cần bằng “phương trình”. Như vậy, hương lửa tình cũng phải có nghệ thuật, đó là khoa học để yêu. Nếu, gia đình nào biết cân bằng “phương trình” yêu, thì gia đình ấy sống có hạnh phúc, đó là nói theo khoa học, nhưng, thật sự nếu xét về “khoa học”, thì gia đình Thánh Gia cũng “yêu” có khoa học, mà khoa học tâm linh, có nghĩa là biết sống theo Thánh Ý Chúa Cha. “Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên Trời” .

Nhưng, hôm nay nhân Lễ Thánh Gia Thất con kính xin kính tặng quý vị một câu Lời Chúa, hầu mưu ích cho cuộc sống “Thánh gia thất “ của quý vị là:

“ Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng nhờ mọi Lời do miệng Thiên Chúa phán ra”. (Mt 4, 4)

Cổ nhân Việt Nam cũng có câu :” Sống vì mồ, vì mã, không ai sống bằng cả bát cơm”.

Vâng, thưa quý vị, con thiết tưởng tất cả các gia đình dù co Đức Tin, hay chưa có Đức Tin, nếu quý vị biết áp dụng những câu Lời Chúa và triết lý sống của người Việt Nam trong gia đình quý vị, thì chắc chắn quý vị sẽ co một gia đình êm ấm, trên thuận, dưới hòa. Đó là tình yêu có khoa học, khoa học của Thiên Chúa, vì , chính Thiên Chúa là nhà khoa học đầu tiên và vĩ đại nhất.

Cũng có người nói, Phật giáo là đạo khoa học, nhưng, chính Đức Phật Thích Ca cũng phải tôn trọng Thượng Đế và thừa nhận có Trời. Nhưng, trong thế giới loài người, thì ngài cho ngài là duy nhất, nếu là con người thì ngài là nhất, vì ngài nói:” Thiên thượng, Thiên hạ, DUY NGÃ ĐỘC TÔN”. Có nghĩa là trên có Trời, dưới có đất, ở giữa chỉ duy mình ta. Có nghĩa là, giữa phàm thế, thì ngài là nhất.

Cái nhất của ngài là ngài yêu chúng sinh, muốn tìm một “con đường” để cứu chúng sinh giải thoát khỏi luân hồi. Trong Đạo Phật, họ áp dụng khoa học và dùng thuyết giáo về khoa học nhiều, lý luận theo khoa học chứng minh, họ tìm theo hiện tượng vật lý siêu hình, để tìm triết lý, họ căn cứ vào trái đất, điện từ, những nguyên lý trong vũ trụ hữ hình để tìm vô hình.

Còn người Ki-tô hữu thật hạnh phúc, bởi vì có Chúa Giê-su, Đấng từ Trời xuống thế, bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần, chính là Vị Thần Thiên Chúa duy nhất đã yêu thương nhân loại, nên đã Hóa nên phàm nhân, để ở cùng nhân thế.

Như vậy, Đạo Công giáo đứng trên khoa học, không cần dùng khoa học để chứng minh Thiên Chúa, vì chính Người đã chứng minh qua Đấng Cứu Thế Giê-su- Ki-tô.

Vâng, thưa quý vị, không phải con lạc đề, mà muốn ghé qua mầu nhiệm Nhập Thể của Ngôi Hai Thiên Chúa Giáng Sinh một chút.

Thật ra, Đoan Tin Mừng (Lc 2, 22-40) là Đoạn nói về việc Đức Mẹ và Thánh Giu-se dâng Chúa Giê-su cho Thiên Chúa theo luật Môi-se, tập tục của tiền nhân.

Đoạn Tin Mừng hôm nay thật ý nghĩa cho tất cả các gia đình Công giáo, tuy Lễ kính Thánh Gia Thất thường chú ý về “hôn nhân“ Công giáo. Tuy vậy, hôm nay không phải là Lễ Dâng Chúa vào Đền Thánh ngày 02/02 , nhưng, Đoạn Tin Mừng hôm nay lại nói chính việc “dâng “ Chúa Giê-su vào đền thánh.

Điều nầy cho thấy Thánh Gia chu toàn bổn phận thiêng liêng, giữ luật thanh tẩy và dâng con trai đầu lòng cho Chúa, vì mọi con trai đầu lòng là “của thánh”, phải dâng cho Chúa.

Đức Mẹ có một Người Con duy nhất, và Đức Mẹ đã dâng Chúa Giê-su lên Thiên Chúa Cha.

Và ngày dâng Chúa Giê-su cho Thiên Chúa, thì Đức Mẹ cũng gặp hai người cao niên, là hai chứng nhân nói về Chúa Giê-su và sự đau khổ cua 3Đức Mẹ.

Vâng, việc dâng con mình cho Chúa cũng nằm trong ý nghĩa của Lễ Thánh Gia Thất, nếu các gia đình Công giáo biết hướng đến sự hy sinh cao cả, biết trân quý ơn gọi dâng hiến là biết đáp lại tình yêu của Thiên Chúa, thì họ sẽ dâng con mình cho Thiên Chúa, những gia đình đông con, thì dâng một hai người, hoặc ba bốn, thì không sao, gia đình chỉ có một con trai duy nhất mà dâng cho Chúa, thì thật là phi thường, như gia đình Đức cố tổng Phao-lô Bùi Văn Đọc, ngài là con trai duy nhất.

Nếu, một gia đình nhiều con như gia đình Bà cố cha Phê-rô Trương Đình Hiền, có bốn người con làm linh mục, một nữ tu, con hai người chỉ một có gia đình, còn lại một ở vậy phụng dưỡng bà cố. (năm nay bà cố 100 tuổi)

Còn gia đình Bà cố Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, thì có ba con trai, hai người làm linh mục, một người em làm giám mục.

Gia đình Bà cố Đức cha Aloisio Nguyễn Hùng Vị, Giám mục Kontum, cũng có một Đức cha, hai linh mục và hai nữ tu, hình như cũng có sáu người, đi tu năm , còn một.

Gia đình Bà cố Đức cha Đa-minh Nguyễn Văn Mạnh, cũng có ba người đi tu, hai người chị nữ tu, người em đi tu trước làm giám mục là Đức cha.

Còn gia đình Bà cố Đức Tổng Giu-se Nguyễn Năng, cũng dâng cho Chúa hai người con trai, là ngài và linh mục em.

Gia đình Bà cố Đức cha G.B Bùi Tuần, giáo phận Long Xuyên, cũng có ngài và người em linh mục, hai người con dâng cho Chúa, nhưng cò nhiều con khác.

Còn gia đình Bà cố của cha Alberto Trần Phúc Nhân có bốn người con trai làm linh mục, gia đình nầy đông con.

Đặc biệt, gần đây các trang mạng Công giáo đã loan, tại giáo xứ Lang Minh, giáo phận Xuân Lộc, Đồng Nai, có một gia đình tân tòng, có năm người con, một gái, bốn trai, sau khi theo Đạo Công giáo, đã cho năm đứa con đi tu, một nữ tu khấn trọn dòng Nữ Cát Minh Bình Triệu và một linh mục dòng Cát Minh OCD. Cùng hai chủng sinh và một tu sinh tại Đại Chủng Viện Thánh Giu-se Xuân Lộc.

Vâng, thật là hồng phúc, chỉ có Chúa biết vì Người kêu gọi và các ứng viên đáp trả, trong đó có cha mẹ là người tiên phong.

Thiên Chúa không tính nhiều ít theo số lượng của trần thế, mà Người tính toán theo tình thương của Người. Vì, Người “TÍNH TOÁN BẰNG TÌNH THƯƠNG VÀ ĐO LƯỜNG BẰNG SỰ ĐỘ LƯỢNG”.

Lạy Chúa Giê-su,

Chúa đã hạ mình xuống thế,

để trở nên một phàm nhân và ngự giữa phàm nhân,

 Người đã chu toàn trọng trách làm

Con người phàm trong một gia thất,

hầu treo gương cho thiên hạ noi theo.

Xin ban cho chúng con biết hiếu thảo,

kính phục, và phụng dưỡng cha mẹ trần thế, hầu sau nầy,

sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đấy,

là con cháu chúng con sẽ lấy đó làm gương.

Chúng con cầu xin nhờ Đức Giê-su –Ki-tô ./. Amen

 

Lễ Thánh Gia Thất 2020

Phê-rô Trần Đình Phan Tiến

 

 

 

 

 

 

Chia sẻ Bài này:

Related posts