Nhịn nhục chịu đựng là vì yêu

Thế nhưng chịu đựng cho đến bao giờ để người hiểu rằng sự chịu đựng, im lặng của ta chẳng phải là ta câm hay là ta ngu? Hay sự vắng mặt của ta là có ý muốn nói gì? Chẳng qua là vì ta muốn cho yên nhà yên cửa và còn tình còn nghĩa trong họ hàng. Nhưng ở đời thường thì có rất nhiều người lại hay thích dẫm chân, đạp hất người khác lắm nhất là cho mình lớn tuổi hơn, đạo mạo hơn, học cao hơn, có chút quyền hành, có chút địa vị trong xã hội thì hay làm kẻ trên người khác dù có nhỏ tuổi hơn.
 
Có phải cũng là vì tánh tình của mỗi người mỗi khác, sự hiểu biết đời biết người cũng khác và môi trường làm việc cũng có khác nhau nhiều lắm nhất là về ngành nghề khác nhau. Thế nên tuy dù là bạn thân, người thân trong gia đình mà không có cùng ngành nghề thì khi nói chuyện với nhau chẳng khác nào như ông nói gà bà nghe vịt vậy. Nói chung thì hình như ai cũng hiểu biết về vấn đề này nhưng khi có nhiều người hiện diện ở tại bàn tiệc nhỏ trong nhà, trong nhà hàng hay trong tiệc cưới lớn thì nó lại khác lắm.
 
Có phải nơi đây là nơi mà chúng ta rất thường chứng kiến tài ăn nói, học cao hiểu rộng của vài người và nghe họ tranh nhau nói đến độ không cần ăn, không cần uống thế mới chứng tỏ cho thấy biết những người này thường ngày họ bị câm vì thực sự kiến thức của họ trong nhà ai cũng biết rất rõ?. Trong gia đình thì họ luôn tỏ lộ vai vế của mình để ức hiếp bắt người khác phải tuân theo ý kiến hay ý muốn của mình thì mới chịu. Mà họ quên rằng dù nhỏ nhưng ai cũng có gia đình riêng (con đàn cháu đống), cách sống riêng, ý kiến riêng và thời giờ có cũng rất riêng tư chớ không ai còn là con nít nữa cả.
 
Quả thật tánh tình của con người thật khó mà sửa đổi để trở nên khiêm nhường hơn, hiền lành và nhường nhịn hơn … đã luôn là nỗi niềm đau thương cho người khác trong gia đình, trong họ hàng phải chịu đựng. Vì chỉ có họ mà tất cả phải bị đè nén, chịu đựng, tìm giờ ăn cơm riêng, phải né tránh, ở xa, để không phải nhìn mặt nhau thế nhưng người ấy đâu có chịu hiểu?. Nhưng có ngày thì sự chịu đựng ấy, im lặng ấy cũng như tức nước vỡ bờ sẽ làm cho gia đình tan vỡ, chia lìa và họ hàng không còn nhìn mặt nhau nữa.
 
Quả đối với người ngoài thì sao chúng ta ai ai cũng biết học tỏ vẻ lịch sự, văn minh, vui vẻ, cởi mở, tha thứ và chấp nhận họ cách dễ dàng dù khi họ làm lỗi nặng nhưng đối với người thân thương trong gia đình thì chúng ta phải xả ra cho ra hết. Phải dùng lời nói lăng mạ nhau cùng trút ra xối xả những lời ác độc cho nhau để rồi ghim trong dạ mà không bao giờ quên được. Trong khi những lời nói tục tĩu, tổn thương thì chúng ta lại không dám dùng cho người ngoài vì cũng biết sợ bị trả thù chăng?.
 
Là con cái Chúa thì khuyên tất cả mọi người từ trẻ tới già hãy luôn sống trong sự hiền hòa để người lớn thì làm gương cho người bé. Hãy dùng Lời tốt lành của Chúa mà trao đổi cho nhau để ai ai cũng nên tốt; để ai ai cũng có thể nên thánh và xã hội sẽ luôn có người tốt lành đạo đức. Xã hội tốt lành thì quốc gia sẽ giầu mạnh trong sự hòa bình, tự do và no ấm. ƯỚc gì mọi quốc gia trên tòan thế giới đều có đời sống biết lo cho nhau như nước Thụy Điển vì nơi đây không có một ai là người vô gia cư cả. Amen.
 
Y Tá của Chúa,
Tuyết Mai
26 tháng 7, 2018
 
———————————————————————–
 
 
 
 
Nhịn Nhục Chịu Đựng Là Vì Yêu
(Thơ và Nhạc của Tuyết Mai)
Chia sẻ Bài này:

Related posts