Hai chữ Nghĩa Tình

Đứng trước câu hỏi cuối cùng của Tiền Điền Long Nhất – nhân vật gián điệp của Nhận Bản – dành cho Tả Chấn –  đương kim Hội Trưởng Thương Hội Hoàng Phố bến Thượng Hải thập niên 1930 – trong cảnh cuối của bộ phim “Cẩm Tú Duyên” của đạo diễn Lâm Hợp Long dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Niệm Nhất : Cái gì làm cho những con người trong Thương Hội Hoàng Phố dám hy sinh tất cả, cùng nhau lấy thân mình đắp lên Tả Chấn để  Tả Chấn thoát chết khi bom nổ ? Tả Chấn đã trả lời : Nghĩa Tình…Chính Nghĩa và Tình đã gắn kết và làm cho họ biết hy sinh cho nhau…Tức là họ sống với nhau và chết vì nhau bằng Nghĩa và bằng Tình…

Sở dĩ có câu hỏi này là bởi vì – trong khi đến cứu người bạn Hướng Anh Đông của mình bị Tiền Điền Long Nhất bắt cóc và dùng làm mồi nhằm đưa Tả Chấn vào bẫy – Tiền Điền Long Nhất đã bấm mìn để giết Tả Chấn cũng như mọi người trong khu nhà hoang ấy, nhưng Tả Chấn vẫn sống để gặp Tiền Điền Long Nhất và để giúp cho Cẩm Tú Duyên chính tay mình trả thù cho gia đình…Sự xuất hiện của Tả Chấn chặn đường Tiền Điền Long Nhất đưa Duyên Cẩm Tú rời Thượng Hải đã làm cho hắn ta giật mình và bật ra câu hỏi này…Tả Chấn bảo rằng cái lẽ duy nhất làm nên sự lạ: đấy là hai chữ Nghĩa Tình…

Chữ TÌNH – theo chiết tự – gồm chữ TÂM (trái tim) và chữ THANH (màu xanh) – trái tim màu xanh, nghĩa là trái tim tươi trẻ, trái tim thanh thoát, trái tim nhẹ nhàng, trái tim nồng nhiệt…

Chữ NGHĨA – theo chiết tự – gồm chữ DƯƠNG (con dê: vật tế thần- có ý nói đến tinh thần hiến dâng) và chữ NGÃ (ta) ở dưới chữ Dương (có ý nói đến tinh thần phụng sự) – cả hai để nói lên tinh thần phụng sự, hiến dâng, vì người khác, vì công bằng…

Cứ thường thì có TÌNH rồi mới đưa đến NGHĨA…TÌNH là giai đoạn đầu…và NGHĨA là giai đoạn sau – giai đoạn của vững bền, của sống chết cho nhau và vì nhau…

Và đi kèm với chữ Nghĩa là chữ Ơn (hay là Ân): Ơn nghĩa hay là Ân nghĩa nói lên tình trạng của một con người biết yêu thương và luôn khắc ghi sự giúp đỡ chân tình của một ai đó dành cho mình…

Tất cả những yếu tố đó – không diễn tả bằng lới – nhưng bằng những gì Tả Chân thể hiện cho anh em trong phân hội của mình – một phân hội chi nhánh của Thương Hội Hoàng Phố, đảm trách việc sắp xếp và bảo vệ các bến cảng ở Thượng Hải vào thời điểm những năm 30…Anh ta đã gặp và có thể nói là đã “nhặt” từ nhiều nơi, ở nhiều những hoàn cảnh trớ trêu và thê thảm…những người mà anh ta không bao giờ coi họ là “ cấp dưới”, là “đàn em”…mà chỉ là những người anh em kề vai sát cánh bên nhau để mang lại sự ổn định, bình yên…với một tinh thần thượng võ, chân thành,,,giữa một bối cảnh xã hội Thượng Hải rộn ràng về mọi mặt…

Những “nhặt nhãnh”, “gom góp”…ấy – ban đầu là TÌNH…Ở bên nhau, nhìn vào công việc của nhau và với mọi người đưa đến NGHĨA…để rồi kết thành Ơn Nghĩa hay Ân Nghĩa…làm cho người này dám chết vì người kia:  Tiền Điền Long Nhất đã ngỡ ngàng chứng kiến cái khối người úp mình trên Tả Chấn khi bom nổ…và bật thành câu thắc mắc…Tả Chấn hãnh diện để trả lời: Nghĩa Tình – chính cái Tình, cái Nghĩa…và cái Ân…đã làm nên sự kiện…

Cái TÌNH – cái NGHĨA – cái ÂN ấy – qua các Tử Đạo Việt Nam – đang được con cháu ghi và học hỏi trong Năm Thánh kính các Tử Đạo Ông, Bà của chúng ta…và sống trong hôm nay cũng như mãi mãi về sau…

Khi nói đến Tả Chấn – rất nhiều “fan” đã khóc đứng khóc ngồi vì những gì xảy đến cho nhân vật này…

Các Thánh Tử Đạo không có “fan” – dĩ nhiên nói đến “fan” là nói đến giới trẻ…Riêng trường hợp các Tử Đạo…thì không những không có “fan” trẻ…mà “fan” ở lứa tuổi nào…cũng có thể nói là không có !!!

Người viết – trong NHỊP SỐNG TRONG TUẦN ở năm Phụng Vụ – 2018 này – những ngày nào là ngày tử đạo của các Ngài…thì đều ghi lại đôi nét về vị thánh Giáo Hội nhớ đến…dù ngày kính trọng thể các Ngài là ngày 21/11 hằng năm – và đặc biệt năm 2018 này là ngày kết thúc Năm Thánh kính các Tử Đạo Việt Nam – kỷ niệm 30 năm Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan – Phaolô II tuyên phong 117 vị lên hàng hiển thánh…Hôm nay là ngày 1/10…và chúng ta còn một tháng và 24 ngày…để chiêm ngưỡng Ông Bà Tổ Tiên của chúng ta sống như thế nào để trọn vẹn cái TÌNH – cái NGHĨA – cái ÂN với Thiên Chúa…và nên gương cho chúng ta…

Hôm trước vào một Nhà Sách và người viết có mua tập Tùy Bút của nhà thơ Du Tử Lê với cái đề  : Chỉ nhớ người thôi…đủ hết đời.Đấy là một câu trong một bài thơ của Du Tử Lê được Trần Duy Đức phổ nhạc…và Du Tử Lê lấy làm đề cho tập Tạp Bút này…Thú thật – tuy có thích thơ – nhưng người viết cũng làm biếng đọc những tập thơ…

Cái chữ “người” – xin lỗi nhà thơ – khi người viết nhìn thấy nó…thì nghĩ ngay đến “người – nàng thơ”, nhưng sau khi đọc hết tập Tạp Bút…thì thấy không phải là vậy…Chữ “người” của tập Tạp Bút này là tất cả những khuôn mặt bạn bè thân thương – cao tuổi , đồng tuổi, nhỏ tuổi – trong giới văn nghệ sĩ của Sài-gòn thủa nào mà nhà thơ thân quen, gặp gỡ và sẻ chia…Chữ “người” của những tháng năm “gần đất xa trời”: nó sâu đậm, nó gắn bó, nó quý giá…Dĩ nhiên ở cái buổi hình thành câu thơ “Chỉ nhớ người thôi đủ hết đời”…thì có thể chữ “người” này là “người – nàng thơ”…và cũng có thể nó đã từng làm cho một “ai đó” xao lòng…Nhưng sau tuổi trên “thất thập”…thì chữ “người” là của tất cả…Và điều làm người viết suy nghĩ: đó là – trong giới văn nghệ sĩ “ngoài đời” – họ có với nhau những gặp gỡ và những ứng xử đầy TÌNH và NGHĨA…Mỗi gặp gỡ là những trân trọng: trân trọng con người và trân trọng tác phẩm…Chính vì vậy họ có với nhau rất nhiều điều để mà chia sẻ, để mà cảm nhận…Giời “nhà tu”  – xin lỗi về cái ngoặc kép “ngoài đời” trên đây – thì không được như thế…nên cái TÌNH và cái NGHĨA mang nặng tính “siêu nhiên” hơn…Và không biết đấy có là phải là nguyên nhân cho những cạn kiệt nguồn hứng sớm nơi những người sáng tác thơ văn trong “nhà tu”  hay không…Phụng Ca thì đương nhiên là không rồi, bởi vì – theo người viết nghĩ – trong Phụng Ca, cảm hứng cá nhân và con người chỉ ở một tỷ lệ rất thấp…Đâu phải dễ dàng chi để có được một bài thơ hay – thậm chí một câu thơ đẹp…trong cả một đời làm thơ…Sự biết thưởng lãm và trân trọng sẽ tạo nên nguồn cảm hứng dồi dào…

Và đấy cũng là “tình trạng” phải suy nghĩ về cách sống Đạo theo “tập tính” – một cách sống Đạo không hứng khởi và không đưa đến tinh thần hoan lạc của sự tử đạo trong nhịp sống hằng ngày của những người tin Chúa – một nhịp sống hàm chứa những chọn lựa nhiều khi gay gắt và cũng có lúc nhẹ nhàng thôi – nhưng là Danh Chúa – Triều Đại Chúa – Ý Chúa…

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp

Chia sẻ Bài này:

Related posts