Tình hình bách hại các kitô hữu tại Nigeria

Phỏng vấn giáo sư Massimo Introvigne, thuc ”Đài quan sát tự do tôn giáo” của Bộ ngoại giao Italia

Từ vài năm qua các kitô hữu sống trong các bang miền Bắc Nigeria đã liên tục bị các nhóm hồi thuộc lực lượng Boko Haram bách hại, khiến cho hàng ngàn người chết, nhà cửa tài sản của họ bị cướp bóc và đốt phá. Chính quyền của tổng thống Jonathan Goodluck xem ra hoàn toàn bất lực không kiểm soát được tình hình. Trước tình trạng bách hại gia tăng nhiều kitô hữu đã sợ hãi di cư về miền Nam Nigeria sinh sống.

Từ đầu năm tới nay đã có gần 700 người bị lực lượng Boko Haram sát hại. Lực lượng hồi cuồng tín này tiếp tục cảnh cáo các kitô hữu hoặc là theo Hồi giáo hay là chết. Giới lãnh đạo của Kitô giáo và Hồi giáo đã đưa ra nhiều lời kêu gọi tránh chiến tranh tôn giáo. Đa số người kitô sống tại miền nam Nigeria đã tự kìm hãm và không báo thù người Hồi thiểu số. Nhưng trên miền Bắc lực lương Boko Haram đang khuyến khích tín hữu hồi tấn công kitô hữu. Hầu như đa số các tín hữu kitô bị giết là ở miền bắc và chung quanh thành phố Jos.

Ngày mùng 5-7-2012 tại mạn bắc thành phố Maidaguri, lực lượng Boko Haram đã cắt cổ hai tín hữu kitô. Ngày mùng 7-7-2012 một nhóm Boko Haram đã tàn sát khoảng 100 kitô hữu thuộc Giáo Hội của Chúa Kitô. Khoảng 50 tín hữu đã chạy trốn khỏi nhà họ và chạy tới trú ẩn nơi nhà của mục sư. Nhưng nhóm Boko Haram đã bắn loạn xạ vào họ, giết chết cả gia đình mục sư và nhiều người khác, rồi họ châm lửa đốt nhà.
Các giới chức Giáo Hội cho biết trên toàn nước đã có 12 làng kitô bị tấn công, và nhà thờ của cả 12 làng đều bị đốt. Trong mười năm qua đã có 40 mục sư thuộc Giáo Hội của Chúa Kitô bị sát hại. Các sự kiện này cho thấy Nigeria đang thực sự trở thành vùng đất mới giết các kitô hữu. Đã có hàng trăm kitô hữu, kể cả phụ nữ và trẻ em bị sát hại bởi lực lượng hồi cuồng tín Boko Haram.

Ngày mùng 8-7-2012 khoảng 100 người hồi thuộc chủng tộc Fulani đã tấn công 9 làng kitô của người Berom trong vùng Riyom và Barkin Ladi. Đã có 63 người chết, hàng chục người khác bị thương và 60 nhà bị đốt cháy. Hôm sau đó, khi các tín hữu kitô và các người hồi có cảm tình cử hành lễ an táng cho các nạn nhân, thì họ lại bị nhóm Fulani nói trên bắn loạn xạ khiến cho 22 người khác bị giết. Trong vụ tấn công này cũng có binh sĩ mặc đồng phục trợ giúp. Lực lượng an ninh Nigeria đã can thiệp, bắn hạ nhất 16 tên khủng bố và bắt sống 1 tên.

Chủng tộc Fulani có khoảng 30 triệu người, là bộ lạc du mục lớn nhất thế giới, phân nửa sống tại miền bắc Nigeria. Chủng tộc Fulani cũng sống trong vùng Sahel và chiếm một vùng đất rộng lớn ở mạn nam và mạn đông vùng đất của người Touareg. Tuy nhiên nạn sa mạc lan tràn và thành thị hóa ảnh hưởng nặng trên cuộc sống của họ, và việc cần các đồng cỏ cho đoàn vật khiến cho họ đụng độ với các bộ lạc kitô sống về nghề nông.

Tổ chức Boko Haram nhận mình là thủ phạm các vụ tấn kích nói trên, vì chính họ xúi dục người Fulani sát hại các kitô hữu với mục đích thanh lọc bộ tộc và cưỡng chiếm đất đai.

Để yểm trợ các kitô hữu Nigeria trong các ngày hạ tuần tháng 7 vừa qua Đài quan sát tự do tôn giáo” của Bộ ngoại giao Italia đã tổ chức một cuộc họp để duyệt xét vấn đề này.

Theo một cuộc thăm dò ý kiến mới đây 70% trên tổng số 170 triệu dân Nigeria tin rằng đối thoại liên tôn là con đường duy nhất.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn, bài phỏng vấn giáo sư Massimo Introvigne, chuyên viên xã hội học, thuộc Đài quan sát tự do tôn giáo Italia về các cuộc bách hại nói trên.

Hỏi: Thưa giáo sư, xin giáo sư cho biết đâu là nhiệm vụ của Đài quan sát tự do tôn giáo của chính quyền Italia?

Đáp: Đài quan sát tự do tôn giáo có nhiệm vụ phối hợp các sinh hoạt trên nhiều lãnh vực khác nhau. Trước hết là lưu ý các tổ chức quốc tế về tình hình tự do tôn giáo trên thế giới. Trong trường hợp ở đây là nhấn mạnh tới vấn đề các kitô hữu bên Nigeria bị bách hại, để nó được chú ý trong mọi sáng kiến hòa bình và phát triển từ Liên Hiệp Quốc tới Liên Hiệp Âu châu.

Hỏi: Nhưng mà thường các tổ chức quốc tế rất là chậm chạp trong các phản ứng của mình, và phải chờ đi lâu, có đúng thế không thưa giáo sư?

Đáp: Thât ra sự cộng tác hai chiều là điểm thứ yếu. Italia đã phát triển các hệ thống an ninh và canh chừng tốt đối với các mục tiêu nhậy cảm. Điều đáng buồn là giờ đây các nhà thờ kitô bên Nigeria lại trở thành các mục tiêu nhậy cảm ấy, và đã có các chương trình cung cấp tin tức cho các sĩ quan điều hành các lực lượng an ninh và cảnh sát cũng như lính biên phòng Nigeria.

Hỏi: Như thế việc đối thoại và an ninh đều tốt đẹp. Thế còn có vấn đề nào khác nữa không thưa giáo sư?

Đáp: Yếu tố thứ ba là yểm trợ cảnh sát địa phương đạt mức độ có thể. Tôi xin phép được giải thích: tuy cuộc đối thoại liên tôn là nhiệm vụ đặc biệt của các tổ chức tôn giáo, và trong lãnh vực này Giáo Hội công giáo là một gương sáng can đảm, đối thoại là giải pháp đích thực. Cuộc đối thoại phải bao gồm các người có uy tín, vì là điểm tham chiếu cho Hồi giáo chính trị, và đĩ nhiên là nhằm loại trừ những kẻ bạo lực và khủng bố. Đó là những người như lãnh tụ nhóm Boko Haram, nói rằng các kitô hữu chỉ có ba lựa chọn: một là chết, hai là theo Hồi giáo, ba là di cư đi nơi khác sinh sống. Những kẻ như thế phải loại bỏ khỏi cuộc đối thoại, mặc dù một vài lực lượng của Hồi giao chính trị có thể dấn thân trong điều này.

Hỏi: Thế còn có điểm nào quan trọng nữa không thưa giáo sư?

Đáp: Có, yếu tố thứ tư đó là việc thừa nhận rằng cuộc xung khắc có tính cách đại lục, và thấy rằng sự hiện diện quan trọng của các trung tâm khủng bố tại các nơi bên ngoài nước Nigeria, chẳng hạn như bên Somalia và mạn bắc Mali. Trong những ngày mới đây chúng tôi có các bằng chứng cho thấy sự hiện diện của lực lượng Boko Haram trong vùng Gao bên Mali, và trong các vùng bị kiểm soát bởi lực lượng Al Qaeda, nơi họ tới để được tiếp tế vũ khí dạn dược và xăng nhớt.

Hỏi: Trong trường hợp như thế đối thoại và cảnh sát không làm được gì nhiều, có đúng thế không thưa giáo sư?

Đáp: Và chính ở đây có một vấn đề cần phải giải quyết bao gồm mọi lựa chọn, kể cả việc can thiệp quân sự. Nhưng nó đòi hỏi phải cẩn trọng. Vì hiện thời Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc không cho phép can thiệp, cho tới khi biết rõ loại can thiệp quân sự nào sẽ được sử dụng trong các loại do Cộng đồng Kinh Tế Đông Phi đề ra.

Hỏi: Như thế là trong một số trường hợp việc can thiệp quân sự không bị loai trừ?

Đáp: Trong trường hợp nước Mali lựa chọn quân sự không thể bị loại trừ, vì chúng tôi đã tìm ra một vùng đất được dùng như là các đảo Tortugas cho các tay cướp biển. Bất cứ ai muốn, đều có thể đến đây để mở quán bán khí giới và nhồi sọ lý thuyết.

Không có chuyện gì xảy ra, nếu Nigeria nói rằng nếu có can thiệp quân sự thì nó sẽ chuẩn bị các đoàn quân của mình.

Hỏi: Thưa giáo sư, vậy thì làm thế nào để phòng ngừa các tấn kích chống lại các kitô hữu?

Đáp: Đối thoại là một trong hai cột trụ của cuộc tranh đấu chống lại các bách hại tín hữu kitô. Nó là giải pháp có chân trời lớn hơn và có tính cách định đoạt hơn, vì mỗi Chúa Nhật đều có các kitô hữu bị giết, và dĩ nhiên là sự can thiệp của cảnh sát cũng cần thiết nữa.

Hỏi: Nước Italia có trợ giúp Nigeria bằng cách đào tạo các lực lượng an ninh hay không thưa giáo sư?

Đáp: Có, đây là một sáng kiến có tính cách hai chiều, bởi vì Italia tin rằng không được đứng trên chính quyền Nigeria là chính quyền dân chủ và là nước bạn, trong đó vị tổng thống là một tín hữu kitô. Không phải chính quyền nuôi dưỡng nạn bạo lực này, nhưng là nạn nhân của nó. Trong lúc này thì vấn đề là có các trung tâm bên ngoài nước Nigeria.

Hỏi: Đa số dân Nigeria thinh lặng, nhưng mà chính đa số thinh lặng ấy không muốn bạo lực, có đúng thế không thưa giáo sư?

Đáp: Vâng, đúng vậy. Và đa số dân Nigeria muốn đối thoại liên tôn. Một cuộc thăm dò ý kiến mới đây tại Nigeria cho thấy 70% tổng số dân đề nghị đối thoại liên tôn như là con đường giải quyết vấn đề, cả khi nó không có gây tiếng vang và không có ai nói tới đi nữa.

(ZENIT 20-7-2012)

Linh Tiến Khải

Nguồn: Radio Vatican

Chia sẻ Bài này:

Related posts

Leave a Comment