“LỜI” Thử ĐỨC TIN

Thưa quý vị, thưa các bạn , Lời Chúa, Chúa nhật 20 thường niên năm A hôm nay (Mt 15, 21 -28) cho chúng ta một sự tìm tòi lịch sử của Thánh Kinh. (trở về nguồn Cựu Ứơc).

Tai sao vậy, thưa quý vị ? Thưa, vì :” câu trả lời của Chúa Giêsu” : “ Thầy chỉ được sai đến với những con chiên lạc của nhà Israel mà thôi !”  (c 24).

Vâng, theo lịch sử Cựu Ứớc, thì miền đất Ca-na-an là miền đất “Hứa”, Thiên Chúa đã hứa với Tổ Phụ Ápraham sẽ dẫn dân tộc Israel về “Đất Hứa”. Thì , Ca-na-an chính là “miền đất hứa” của dân Dothai , vậy tại sao , người xứ Ca-na-an không được xem là dân Israel ?

Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ cho toàn thể nhân loại mà !?

 Căn cứ vào Bài đọc I hôm nay (Is 56, 1; 6-7), chúng ta biết được Thiên Chúa sẽ ban ơn Cứu Độ cho hết mọi dân tộc, vậy tại sao người xứ Ca-na-an không được xem là “con chiên lạc của nhà Israel” ? Nếu vậy, ngoài người Dothai ra không dân tộc tộc nào được Cứu Độ sao  !? Có phải vậy không thưa quý vị ? Thưa, chắc chắn là không phải rồi, vậy thì phải hiểu như thế nào Lời Chúa hôm nay ?

Rõ ràng , qua dân tộc Dothai, Ơn Cứu Độ mới đến được với các dân tộc trên thế giới. Như chúng ta biết, địa hạt Tia( hay còn gọi là Ty-rô),và Xi-đon là miền cực bắc của xứ Ca- na- an. Cũng có thể hiểu Ca-na-an như Sơn La, Tyro như Điện Biên còn Xi-đôn như Lai-Châu của Việt Nam vậy.

Như vậy, khi Chúa Giêsu lui về miền Tia và Xi-đon, cũng ví như Chúa Giêsu lui về miền Lai Châu và Điện Biên, thì gặp người phụ nữ xứ Ca-na-an, là Sơn –La  của Việt Nam vậy.

Nhưng, tại sao vùng đất xứ Ca-na-an là miền đất “Hứa” mà chính Thiên Chúa đã Hứa với Tổ Phụ Ápraham lại trở nên bị ”phân biệt” với người Israel. Thưa, vì xứ Ca-na-an là xứ coi như tội lỗi, ngoại tộc vì đã thờ thần Ba-an, là một xứ tội lỗi, dâm loàn và giết chóc. Dân xứ Ca-na-an đã phản bội Thiên Chúa , thờ thần Ba-an, thời ngẫu tượng, bò vàng. Sau đó, Thiên Chúa sai Tiên Tri Giô-suê, là môn đệ theo hầu Môisen trong 40, đã đi vào miền đất Ca-na-an do thám và đã rao giảng sự hồi tâm và trở lại của dân xứ Ca-na-an.( x, Chương 10 của sách St, va 2C, 34 của sách Ds).

Và,vì vậy, trong một xứ sở không tin thờ Thiên Chúa, lại xuất hiện một người phụ nữ tin vào Đức Kitô, có nghĩa là tin vào một Người có Tên là GIÊSU, Người ấy là Đấng Cứu Thế, vì rõ ràng bà đã xác tín và kêu lên như vậy. “ Lạy Ngài là con Vua Đavit, xin dủ lòng thương xót tôi!” ( c 22 b)

Như vậy, chúng ta biết yếu tố đức tin nằm ở đây.

Ngoài tất cả những thứ mà bà ta đã tin và đã làm theo cho con gái của mình, thì tất cả đều vô vọng. Trong địa hạt mà bà đang sinh sống có truyền thống không tìn vào Thiên Chúa. vậy, mà giờ đây bà đã nghe về Đức Kitô đã xuất hiện và tin vào Người là Đấng được Thiên Chúa sai đến, là Con Vua Đavit, là cụm từ chỉ về “Đấng Cứu Thế”. Sự kêu cầu tha thiết, van xin hết lòng, bất chấp những lời đàm tiếu, những sự xua đuổi, nhưng bà vẫn đến gần Chúa Giêsu để van xin Người cứu chữa con gái bà..

Vâng, Chúa Giêsu không phải không biết, Người không vô tâm như những vị “lương y” tầm thường.

Lần thứ hai , bà lại đến gần và thưa : “ Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi !” ( c 25), và Chúa dùng Lời để thứ thách bà. Người đáp : “Không nên lấy bánh của con cái trong nhà mà ném cho lũ chó con.” ( c 26). Nhưng bà đáp lại :” Thưa Ngài, đúng thế, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống.” ( c 27)

Vâng, chính Chúa Giêsu cũng ngạc nhiên với niềm tin của bà, một lòng tin vượt quá ranh giới thành kiến, địa lý. Vâng, giữa lòng thương con của một người mẹ, và sự nhận thức của lòng tin, bà tin rằng : “Ông nầy” quả thật là Đấng Cứu Thế. Vì vậy, bà đã cố gắng và đã đạt được.

Theo đó, lòng tin của người phụ nữ xứ Ca-na-an, thoạt nghe thì dường như có mâu thuẫn, đầy nghịch lý với Bài Đọc I hôm nay ( Is 56 , 1. 6-7), nhưng ý nghĩa sâu sắc thì vô cùng logic, bởi vì, chính Thiên Chúa và ơn cứu độ của Ngài luôn lôi kéo, như giữa không trung vẫn có luồng gió thánh thiện, chúng ta nhớ lại Dụ Ngôn “Người gieo giống”, người gieo cứ gieo, cứ vung vãi, Thần Khí Chúa cũng vậy, cứ tung, cứ gieo, cứ vãi khắp nơi, ai đón nhận thì đón. Như vậy, Lời Chúa cứ gieo vãi vào không trung, mảnh đất tâm hồn nào đó nhận, thì Người cho họ quyền làm con Thiên Chúa.

Bài đọc II hôm nay ( Rm 11, 13 -15 . 29 -32), thánh Phaolo nhắc nhở cho chúng ta biết : “Qủa thế, khi Thiên Chúa đã ban ơn và kêu gọi thì Người không đổi ý ” ( c 29).

Vì vậy, Lời Chúa hôm nay cũng cho chúng ta biết, phải thận trọng trong việc ban phát ân sủng siêu nhiên, làm bác ái , hay sinh hoạt tôn giáo, hoặc đối đáp với chính quyền đều phải thận trong khôn ngoan, nhất là việc truyền giáo, rửa tội cho tân tong, cũng cần hết sức thận trọng và nhận ra đức tin chân thật của họ, chứ không phải lấy nước mà đổ ào ào..

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã đến trần gian là để cứu vớt tất cả những ai có lòng tin, dù lành hay dữ, tốt hoặc xấu, không phải cứ kêu “ Lạy Chúa, lạy Chúa mà được vào Nước Trời” , nhưng, phải có lòng tin chân thật như người phụ nữ xứ Ca-na-an hôm nay./. Amen

P.Trần Đình Phan Tiến

Chia sẻ Bài này:

Related posts