Mù mà sáng, sáng mà mù

Sống trong cảnh mù loà là điều đáng sợ nhất. Thật là bất hạnh đối với một đứa trẻ ngay từ khi mở mắt chào đời đã phải sống trong tăm tối, phải chấp nhận một cuộc đời không thấy ánh sáng, không nhìn thấy vẻ đẹp của thiên nhiên, con người cũng như cỏ cây! Lúc lớn lên có thể nghe mọi chuyện, có thể sờ mó tất cả, nhưng không thể nào hình dung ra được hình dáng, màu sắc! Ở đời, khi nói về nỗi khổ thể…

Read More

Làm thế nào để “khỏi chết” lần thứ hai?

Phụng vụ Giáo hội ấn định lễ Hiển Linh khép lại mùa Giáng Sinh và lễ Chúa Giê-su chịu Phép Rửa mở đầu cho mùa Thường niên năm Phụng vụ mới (CN I/TN). Cũng bởi vì biến cố Chúa Giê-su chịu Phép Rửa tại sông Gio-đan đánh dấu việc mở ra một giai đoạn mới, giai đoạn xuất hiện công khai khởi đầu cho sứ vụ của Người sau 30 năm sống ẩn dật tại Na-da-ret. Tuy nhiên, truyền thống phụng vụ Đông phương coi biến cố này vẫn là…

Read More

Phúc đức tại mẫu

Thường khi sinh con, các bậc cha mẹ phải đặt tên cho con. Có nhiều trường hợp người con chỉ mới được tượng thai trong lòng mẹ, thì cha mẹ đã lo chọn cho người con một cái tên hợp với ý nguyện của họ. Tục lệ dân Do-thái ngày xưa cũng vậy, nhưng còn thêm một điểm, nếu người con ấy là con trai đầu lòng thì phải đem con đến đền thờ chịu lễ cắt bì. Đức Giê-su vâng lệnh Thiên Chúa Cha xuống thế làm người trần…

Read More

Sống đạo giữa đời

Khi thấy Chúa Giê-su làm nhiều phép lạ, chữa khỏi bệnh cho nhiều người, được dân chúng tung hô và đi theo rất đông, nhóm người Pha-ri-sêu quyết định tiêu diệt Người cho bằng được (Mt 22, 15 ; Lc 22, 2). Để có thể thực hiện âm mưu đó, họ đã nghĩ ra nhiều cách, mà một trong những cách đó là gài bẫy Người. Đã từng có chuyện gài bẫy Đức Giê-su về việc ném đá người đàn bà ngoại tình (Ga 8, 2-11). Họ nói với Người: “Thưa…

Read More

Được sai đi thi hành sứ mệnh

Trong mùa sinh viên ra trường, chúng ta chứng kiến những hình ảnh nhộn nhịp đượm chút lo lắng. Tốt nghiệp sau những năm tháng vất vả học hành, các tân khoa cũng có phần lo âu làm sao kiếm được việc làm tốt. Tâm trạng ấy giúp chúng ta hiểu được hoàn cảnh của các môn đệ Chúa trong ngày Người lên trời về cùng Chúa Cha. Sau ba năm trời được đào tạo dạy dỗ dưới mái trường Giê-su Ki-tô để tiếp tục sứ mệnh rao giảng Tin…

Read More

Cửa công chính

Khi suy niệm về bài Tin Mừng CN IV/PS (Ga 10, 1-10), thường thì đa số hay chú ý đến vai trò chủ nhân của đoàn chiên, đó là Đức Giê-su Ki-tô, người Mục Tử Nhân Lành. Điều đó cũng dễ hiểu, vì Đức Giê-su Ki-tô đã dùng dụ ngôn nói về ràn chiên và nhấn mạnh đến vai trò người chủ đích thực. Người chủ đích thực sẽ vào ràn chiên bằng cửa chính do “Người giữ cửa mở cho anh ta vào, và chiên nghe tiếng của anh;…

Read More

Phục hồi sự sống

Biến cố Phục Sinh kết thúc một giai đoạn trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa, đồng thời mở ra một quãng đường mới đưa người tín hữu về quê hương đích thực trên trời. Vì thế, Giáo hội không dừng lại ở sự sống lại của Chúa Giê-su để chỉ biết chiêm ngưỡng cuộc chiến thắng vinh hiển của Chúa, nhưng còn mời gọi chúng ta hãy dùng cả cuộc sống mình để làm chứng cho Chúa Phục Sinh nữa. Những chứng nhân đầu tiên như bà Ma-ri-a…

Read More

Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến

Hôm nay, Phụng vụ Lời Chúa trình thuật “Đức Giê-su mạc khải Người là Đấng Thiên Sai”. Tuy nhiên, Người là Đấng Thiên Sai giầu lòng thương xót, đem an bình, hòa giải đến cho thế gian. Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai đem hòa bình cho nhân loại, nhưng thực tế, người Do Thái cứng lòng, đặc biệt những vị lãnh đạo tôn giáo, các Kinh sư, Biệt phái và Pha-ri-sêu lúc đó đã căm thù, ghen ghét Đức Ki-tô vì Người không đi theo đường lối của họ.…

Read More

Biểu lộ chân dung

Tiêu đề bài Tin Mừng Chúa nhật II Mùa Chay có sách Tin Mừng ghi là “Đức Giê-su hiển dung” (Mt 17, 1-9; Lc 9, 28-36), có sách ghi là “Đức Giê-su biến đổi hình dạng” (Mc 9, 2-8). Tuy có tiêu đề khác nhau, nhưng trong nội dung thì cả 3 sách Tin Mừng nhất lãm đều dùng cách viết “Đức Giê-su biến đổi hình dạng” để trình thuật biến cố lạ lùng này (“Sáu ngày sau, Đức Giê-su đem các ông Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an là em ông…

Read More

Thiên Chúa tỏ mình ra cho dân ngoại

Từ khi nguyên tổ phạm tội, loài người trở thành xa lạ với Thiên Chúa, không muốn nhận biết Người là Chủ Tể của tạo vật mà chính Người đã dựng nên. Mối thâm tình giữa Thiên Chúa với nguyên tổ A-đam và E-va nhạt phai, nếu không nói là con người đã trở thành thù địch với Thiên Chúa. Tuy nhiên, Thiên Chúa vẫn mong muốn cứu vãn mối tương quan đứt đoạn ấy và nhận lại con người làm con cái. Kế hoạch ân sủng khởi đầu bằng…

Read More

Đấng Mẫu Nghi thiên hạ tuyệt hảo

Phải sống dưới ách đô hộ của đế quốc La Mã suốt một thời gian dài là nỗi tủi nhục, cay đắng đối với dân tộc Do Thái. Vì thế, họ luôn sống trong niềm mong đợi về một Đấng Mê-si-a sẽ đến để đem lại hòa bình cho đất nước. Tuy nhiên, tư tưởng của Thiên Chúa lại vượt xa lối nghĩ của loài người. Đấng Mê-si-a đến trần gian không phải để tái lập nền hòa bình bằng một cuộc chiến tranh chính trị, nhưng với một sứ…

Read More

Mẫu gương khiêm tốn

Vì yêu thương nhân loại, Thiên Chúa đã ban tặng chính Người Con yêu quý duy nhất của mình, để cho những ai tin thì được sống đời đời. Người Con ấy có tên là Giê-su. Khi mặc lấy xác phàm, Đức Giê-su đã trở thành Em-ma-nu-en, nghĩa là: Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Tuy nhiên, khi thực hiện hành động yêu thương đó, Thiên Chúa đã nhờ vào sự công chính của thánh Giu-se và lòng trong sạch trọn đời đồng trinh của Mẹ Maira. Nói cách khác,…

Read More

Đồng hành với người trẻ

Trong Thư Chung gửi cộng đồng Dân Chúa (ngày 4/10/2019), Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ấn định Chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm (2020 – 2022) với các chủ đề sau: – 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện. – 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. – 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội Như vậy, Chủ đề Mục vụ cho năm 2020 là : “Đồng hành với người…

Read More

Quyền năng tối thượng

Để diễn tả quyền năng tột đỉnh của Đức Giê-su Ki-tô, Vua Vũ Trụ, Giáo Hội đã chọn bài Tin Mừng mỗi năm Phụng vụ khai triển về một khía cạnh khác nhau. Năm A với bài Tin Mừng Mát-thêu (Mt 25, 31-46), tôn vinh Đức Vua Giê-su như một vị Thẩm phán tối cao ngự trên ngai toà vinh hiển xét xử muôn loài. Năm B với bài Tin Mừng Gio-an (Ga 18, 33-37) dùng chính miệng Phi-la-tô tuyên xưng Đức Giê-su là Vua, nhưng là Vua của một…

Read More

Trái tim bừng lửa mến

Tháng sáu kính Thánh Tâm Chúa, chiêm niệm hình ảnh Chúa Giê-su với Trái Tim bị vòng gai quấn chặt và trên đỉnh là ngọn lửa rực sáng, khiến nảy sinh những suy nghĩ về Lời Chúa đã phán: “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất. Và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên.” (Lc 12, 49). Trước hết, cần tìm hiểu xem “lửa” mà Đức Giê-su nói đến ở đây mang ý nghĩa gì? Lửa là thứ có thể thiêu cháy mọi vật, nhưng…

Read More

Lời Phục Sinh

Hồi còn nhỏ ở quê (Bắc Ninh), khi đọc kinh cầu nguyện hoặc trao đổi với nhau, chúng tôi thường nói: Đức Chúa Trời hoặc Đức Chúa Giời. Lớn lên, có dịp xuống Bùi Chu, Phát Diệm, nghe thấy Giáo dân đọc kinh cầu nguyện lại đọc là Đức Chúa Lời. Thắc mắc nhưng không dám hỏi ai. Về nhà tra từ điển (Từ điển Paulus Huỳnh Tịnh Của: “ĐẠI NAM QUỐC ÂM TỰ VỊ”), thấy có giải thích chữ “Blời”: Lời nói. Lại càng thắc mắc: “Chẳng lẽ lại…

Read More

Bắt đầu công bố hồng ân cứu độ

Bài Tin Mừng hôm nay (CN III/TN-C – Lc 1, 1-4 – 4, 14-21) có hai phần là trích đoạn 2 chương của sách Tin Mừng Lu-ca: Phần thứ nhất (Lc 1, 1-4) trích lời của Thánh sử Lu-ca trao đổi với ông Thê-ô-phi-lô về vấn đề viết sách Tin Mừng, trình thuật Lời Chúa sao cho “có đầu có đuôi” (cần phải “cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, rồi mới “tuần tự viết ra”). Nói cách khác, đây có thể coi là phần dẫn nhập (mở đầu)…

Read More

Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời

LỄ MẸ THIÊN CHÚA – NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH Theo luật của Do-thái giáo, khi một con trẻ (nam giới) được tám ngày tuổi thì phải đem trẻ tới Đền Thờ để chịu phép cắt bì và đặt tên. Vì Ngôi Lời Nhập Thể làm người, nên Đức Maria và Thánh Cả Giu-se cũng giữ đúng luật: “Khi Hài Nhi được đủ tám ngày, nghĩa là đến lúc phải làm lễ cắt bì, người ta đặt tên cho Hài Nhi là Giê-su; đó là tên mà sứ thần đã…

Read More

Thủ lãnh mọi vương đế

Nói đến vua thì không thể không nhắc đến những ông vua thời phong kiến. Những ông vua phong kiến thường để lại những ấn tượng không đẹp: Nào cung tần mỹ nữ nhung nhúc, nào cung đình sơn son thếp vàng choáng lộn, nào ngai vàng ỷ ngọc chói lọi; rồi thì hét ra lửa, mửa ra khói, chỉ một cái phất tay khó chịu là ít ra cũng một sinh mạng đi tàu suốt, mà gầm lên một tiếng thì … Ôi chao, không dám kể nữa! Sở…

Read More

Vua Không Ngai

Thời phong kiến, vua được trọng vọng ví như con rồng: Thân thể của vua đựơc gọi là mình rồng (“long thể”: 龍 體), mặt là mặt rồng (“long nhan”: 龍 顏), râu là râu rồng (“long tu”: 龍 鬚), nơi vua ở là điện rồng (“long điện”: 龍 殿), áo vua mặc là áo rồng (“long bào”: 龍 袍), ghế vua ngồi là ghế rồng (“long ỷ”: 龍 椅), giường vua nằm là giường rồng (“long sàng”: 龍 床), xe vua đi là xe rồng (“long xa”: 龍 車),…

Read More

Tận thế

Bài Tin Mừng hôm nay (CN XXXIII/TN-B – Mc 13, 24-32) trình thuật về ngày cánh chung vũ trụ (ngày tận thế): “Nhưng trong những ngày đó, sau cơn gian nan ấy, thì mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng không còn chiếu sáng, các ngôi sao từ trời sa xuống, và các quyền lực trên trời bị lay chuyển.” Ngày tận thế đã được tiên báo từ Cựu Ước: “Thời đó, sẽ là thời ngặt nghèo chưa từng thấy, từ khi có các dân cho đến bây giờ.…

Read More

Ngày Chung Thẩm

Vào những ngày cuối niên lịch Phụng Vụ, Giáo Hội trích các bài Thánh Kinh nói về ngày cánh chung. Ngày tận thế đã được tiên báo từ Cựu Ước: “Thời đó, sẽ là thời ngặt nghèo chưa từng thấy, từ khi có các dân cho đến bây giờ. Thời đó, trong số những kẻ an nghỉ trong bụi đất, nhiều người sẽ trỗi dậy: người thì để hưởng phúc trường sinh, kẻ thì để chịu ô nhục và bị ghê tởm muôn đời. Các hiền sĩ sẽ chói lọi…

Read More

Mù Thành Sáng , Sáng Hóa Mù

Bài Tin Mừng hôm nay (Mc 10, 46-52) trình thuật phép lạ Đức Giê-su chữa lành một người mù ở Giê-ri-khô. Anh tên là Ba-ti-mê, con ông Ti-mê. Có một điều rất đáng lưu ý là khi anh kêu to lên: “Lạy ông Giê-su, Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi!” thì liền bị đám người Pha-ri-sêu quát nạt, bảo anh ta im đi. Đám người Pha-ri-sêu này là ai mà hống hách vậy? Họ chính là nhóm người cùng với nhóm Xa-đốc bị thánh Gio-an Tẩy giả gọi…

Read More

Não trạng đại gia

Hiểu rõ các môn đệ với tâm trạng hoài nghi, chưa thật sự tin vào Lời Người giảng dạy trong hội đường ở Ca-phác-na-um, nên mới có cảnh “Nghe rồi, nhiều môn đệ của Người liền nói: “Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?” (Ga 6, 60); và vì thế, Đức Giê-su muốn tạm gác việc rao giảng Tin Mừng và chữa bệnh cho dân chúng qua một bên, để có thì giờ dạy dỗ các môn đệ, đặc biệt báo cho các ông biết một viễn cảnh…

Read More

Hiện thực hóa lời hứa

Bài đọc 1 hôm nay (CN XXIII/TN-B – Is 35, 4-7a) trình thuật lời ngôn sứ Isaia nói với dân It-ra-en đang trong hoàn cảnh lưu đày. Đây là một lời hứa của Đức Chúa nói với Dân Người: “Can đảm lên, đừng sợ! Thiên Chúa của anh em đây rồi; sắp tới ngày báo phục, ngày Thiên Chúa thưởng công, phạt tội. Chính Người sẽ đến cứu anh em.” Vào những ngày ấy, “mắt người mù mở ra, tai người điếc nghe được. Kẻ què sẽ nhảy nhót như…

Read More