Hội viên với Chúa Ba Ngôi

Con người cần phải tái sanh , không tái sanh thì không thể vào được Nước  Trời. Đức Kitô nói với Nicodemo “ nếu người nào chẳng tái sanh thì chẳng vào được Nước trời” Ga 3, 3.). Tái sanh  là một vấn đề hết sức gay go  khó tiếp nhận, viên quan trí thức Do thái thắc mắc  hỏi Chúa= Người đã già thì làm sao sanh ra được. Có thể nào vào  lòng mẹ lần thứ hai mà sanh ra nữa sao ? . Nghe câu hỏi  ấy có người có thể cho đó là  quá ư ngớ ngẩn, kỳ cục, thế nhưng thật sự thì chúng ta hiểu thế nào là tái sanh, thẽ  xác  tái sanh hay tinh thần ? Chắc chắn không phải thể xác tái sanh rồi, bởi như thế thì đâu có hơn gì Nicodemo ? Còn nếu tinh thần tái sanh thì  đó là tinh thần nào ? Thủ Bản đã đưa ra cho chúng ta câu trả lời  “ Thế giới bao giờ cũng phải  tái sanh do Chúa Thánh Thần  dù là ơn nhỏ bé nhất cho mỗi người  cũng là do Chúa ban và người trung gian luôn luôn là Đức  Maria. Bởi phép Chúa Thánh Thần , Chúa Con hằng hữu đã làm người . Do đó bản tính lòai người kết hợp với Chúa Ba Ngôi. Chính Đức Mẹ lại kết hợp với mỗi  Ngôi  một cách hết sứ`c đặc biệt. Ta phải tìm hiểu phần nào  ba mối liên kết  của Mẹ. Tuy thấu hiểu  ý mầu nhiệm  của Chúa là một ơn rất đặc biệt, ơn đó chúng ta vẫn có thể đạt đến” TB  câu 76 chg 7 )

Người ta xưa nay vẫn cho việc tìm hiểu về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi là điều…vô ích. Có giai thọai  về Thánh tiến sĩ Augustino, ngài vừa đi dạo trên bãi biển  vừa suy tư, chợt bắt gặp một chú bé đang dùng cái vỏ sò để đổ nước  vào cái hang dã tràng. Cháu đang làm cái gì  thế .  Chú bé nhau nhẩu trả lời – Cháu định tát hết nước biển  vào cái lỗ này. Augustino trố mắt = làm sao mà lại có thể làm được điều ấy nhỉ ? Chú bé gật gù – việc này xét ra còn dễ hơn cái điều  mà ông đang muốn tìm hiểu, nói rồi chú biến đi bởi chú là..thiên thần được Chúa sai đến . Câu chuyện ngụ ý đối với mầu nhiệm nói chung và Ba Ngôi nói riêng  lý trí con người không bao giờ có thể hiểu được . Quả có như vật , nếu sử dụng lý trí thì  chẳng những mầu nhiệm Ba ngôi không thể hiểu mà với tất cả mọi lẽ Đạo khác cũng vậy. Đạo được nói tới ở đây đó là  cái Đạo của minh triết Đông phương “Đạo khả Đạo, phi thường Đạo, Danh khả Danh phi thường Danh” (ĐĐK chương một )  Đạo mà có thể  hiểu được thì đó không phải là Đạo thường. Danh mà có thể gọi tên được thì đó không phải là Danh thường ) Chữ “ Thường” ở đây là thường hằng bất biến . Thiên Chúa mà lý trí có thể hiểu   đó  không phải là Thiên Chúa   chân thật . Với lý trí thì không thể nhưng với Đức Mẹ thì chẳng những có thể  mà chắc chắn phải được  bởi lẽ Ngài đã được ơn soi sáng ngay khi sứ thần nói lên lời truyền tin “ Thánh  Thần  sẽ đến cùng Bà. Quyền  phép Đấng Tối Cao sẽ bao phủ Bà . Do đó Đấng Thánh  bởi Bà sinh ra sẽ được gọi  là Con Thiên Chúa” Lc 1, 35.)  Trong lời truyền tin này , chúng ta thấy Ba Ngôi Thiên Chúa  đã được nhắc đến  một cách rõ ràng “ Trước nhất là Chúa Thánh Thần với nhiệm vụ  thực hiện việc  Nhập Thể. Kế đến là  Đấng Tối Cao, Thân Phụ của Đấng  được sinh ra là Chúa Con” Vị sẽ nên cao trọng  và sẽ được gọi là Con Thiên Chúa “ Lc 1, 32 – TB câu 77 chg 7 ) Kinh Thánh có nhiều câu để dẫn chứng  về sự hiện hữu  của Ba Ngôi Thiên Chúa, thế nhưng  không lời nào súc tích và rõ rệt cho bằng lời này. Chẳng những vậy, qua đây ta thấy vai trò có tính quyết định của  Đức Maria  trong công trình cứu độ của Thiên Chúa là làm  sáng danh  Thiên Chúa Ba Ngôi . Thật vậy, nếu không có sự ưng thuận “ Xin Vâng” của  Đức Mẹ và quyền năng của Chúa Thánh Thần  thì Chúa Con không thể giáng trần mà không có Chúa Con thì nào ai có thể biết được  Chúa Cha ?  Như vậy  với hai tiếng “ Xin Vâng”  của Mẹ, không phải. chỉ có Ngôi Hai xuống thế làm người  nhưng là cả Ba ngôi. Sao có thể nói thế  ? Bởi vì Ba Ngôi  không thể tách rời. Nếu  tách  biệt bất cứ Ngôi nào  trong Ba ngôi  thì hai Ngôi còn lại  không thể tồn tại. Ngôi Con nếu tách khỏi Ngôi Cha thì sao được gọi là Con ?  Ngược lại Ngôi Cha  nếu không có Con thì sao gọi được là Cha ? Mặt khác  để hình thành  mối liên hệ giữa Cha và Con  như thế  là nhờ bởi  Chúa Thánh  Thần  . Nói cách khác không có tác động của Chúa Thánh Thần  thì không thể có Con  mà đã không có Con  thì như đã nói  cũng không thể có  Cha. Chúa Thánh Thần  là sự kết liên giữa Chúa Con  với Chúa Cha và ngược lại , thế nhưng sự kết liên ấy cần phải thể hiện trong đời sống con người  và đây cũng chính là vai trò của Đức Mẹ = Làm sáng   danh Ba Ngôi Thiên Chúa.  Điều này không có chi là khó hiểu bởi vì nếu giả thiết Đức Mẹ không nhận lời  thì Ngôi Hai không thể ra đời mà Ngôi Hai không ra đời thì làm sao mà con người có thể biết Thiên Chúa là Đấng Cha của mình ? Hiểu như vậy  thì ắt ta sẽ nhận ra  việc Đức Mẹ nhận lời cưu mang, sinh hạ Đấng Cứu Thế chính là để tái sinh chúng ta  về phần linh hồn tức được là Con của Mẹ và là em của Chúa Giêsu.  Chúa Giêsu là trưởng tử , là  Trái  Đầu Mùa  ( 1C 15, 33 ) nhưng đồng thời Ngài cũng là Ngôi Hai Thiên Chúa . Điều ấy  có nghĩa,  chúng ta một khi đã được tái sanh  ( nên giống Đức Kitô )  thì cũng ở trong mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa . Nói mỗi người  trong chúng ta khi đã tái sanh  thì đều ở trong mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa , dường như  là điều xúc phạm, khó lòng chấp nhận. Tuy nhiên  nói như thế  (ở trong mầu nhiệm TC Ba Ngôi )  cũng đâu có khác gì  nói=  tái sanh là tiến trình để cho chúng ta  nhận biết Ba Ngôi Thiên Chúa vẫn hiện hữu không một giây phút nào ngừng  trong  thâm tâm mình ? Thiên Chúa hằng ở với  ta nhưng bởi mê nên không một ai hay biết .  Như Chúa Giêsu sinh xuống cõi trần  để mạc khải  về Chúa Cha  thế nào  thì  Đức Mẹ tái sanh chúng ta  trong ơn Chúa Thánh Thần  cũng là  để  cho  ta có thể nhận biết Thiên Chúa đích thực là Cha của mình.

Đức Maria sinh Chúa Cứu Thế là để cho chúng ta  được ơn tái sanh  và ơn này không chỉ diễn ra một lần  nhưng là trong từng giây phút cuộc đời  mỗi khi ta chấp nhận “ Xin Vâng”  Trước những khổ đau, bệnh họan, nghèo túng nhưng ta không óan người trách trời  vui lòng vác Thánh giá Chúa  trao, đó là xin vâng. Gặp gian nan  thử thách  đức công bằng  hay khiết tịnh mà ta quyết chí  vâng giữ luật Chúa , đó là xin vâng.  Đọc kinh lần hạt  mà chia lòng chia trí   nhưng biết  mau mắn cầm lòng cầm trí  cũng là xin vâng.  Dù xin vâng trước những khổ đau  thử thách  hay chỉ là việc  cố gắng cầm lòng cầm trí trong khi cầu nguyện , tất cả những việc ấy có được cũng đều bởi ơn Chúa Thánh Thần, không có ơn Chúa  tất không ai có thể đọc cho nên dù chỉ một kinh kính mừng.  Đức Mẹ  chỉ với tiếng Xin Vâng  mà Chúa Cứu Thế đã sinh xuống làm người,  cũng vậy mỗi khi ta xin vâng  là ta được tái sanh trong Ơn Thánh. Bất cứ sự tái sanh nào  cũng gồm đủ Ba Ngôi, lý do là vì phải có Ơn Chúa Thánh Thần  ta mới có thể xin vâng mà xin vâng là để được tái sanh  tức Đức Kitô Con Thiên Chúa một lần nữa được sinh ra trong tâm linh mình./.

Phùng văn Hóa

Chia sẻ Bài này:

Related posts

Leave a Comment