- Legio Mariae – Đạo Binh Đức Mẹ - https://daobinh.com -

Vui Học Thánh Kinh – Tháng Các Linh Hồn

Giáo Hội dành riêng tháng 11 để cầu nguyện cho các linh hồn, và theo Thánh Kinh, ông Giuđa Macabê là người đầu tiên đã quyên tiền gởi về Thánh đô để xin dâng lễ cầu nguyện cho những người đã chết. Chúng ta cùng tìm hiểu về tháng các linh hồn và những điều liên quan đến ông Giuđa Macabê.
TIN MỪNG LỄ CÁC ĐẲNG

37 Tất cả những người Chúa Cha ban cho tôi đều sẽ đến với tôi, và ai đến với tôi, tôi sẽ không loại ra ngoài, 38 vì tôi tự trời mà xuống, không phải để làm theo ý tôi, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai tôi. 39 Mà ý của Đấng đã sai tôi là tất cả những kẻ Người đã ban cho tôi, tôi sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết. 40 Thật vậy, ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết.”

37 Everything that the Father gives me will come to me, and I will not reject anyone who comes to me,38 because I came down from heaven not to do my own will but the will of the one who sent me.

39 And this is the will of the one who sent me, that I should not lose anything of what he gave me, but that I should raise it (on) the last day.

40 For this is the will of my Father, that everyone who sees the Son and believes in him may have eternal life, and I shall raise him (on) the last day.”

I. HÌNH TÔ MÀU

* Chủ đề của hình này là gì?

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

* Bạn hãy viết lại câu Tin Mừng Thánh Gioan 6,37

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

II. TRẮC NGHIỆM THÁNG CÁC LINH HỒN

1. Tháng 11 hằng năm, Giáo Hội dành để cầu nguyện cho ai?

a. Những người di dân.
b. Những cô nhi quả phụ.
c. Các linh hồn.
d. Các người dự tòng.

2. Khi viếng nghĩa trang vào ngày 1 – 8/11, và làm theo những điều luật định, chúng ta được lãnh nhận ơn gì?

a. Ơn chết lành.
b. Ơn toàn xá.
c. Ơn kính sợ Chúa.
d. Ơn khôn khoan.

3. Đâu là những điều kiện để lãnh nhận ơn toàn xá?

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

4. Ơn toàn xá mà chúng ta lãnh nhận từ ngày 1 – 8/11 được dành cho ai?

a. Các bệnh nhân.
b. Chính chúng ta.
c. Các linh hồn.
d. Người thân.

5. Khi đau ốm người tín hữu thường lãnh nhận Bí tích gì?

a. Bí tích Thánh Thể.
b. Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân.
c. Bí tích Thêm Sức.
d. Bí tích Giao Hoà.

6. Để lãnh nhận ơn toàn xá trong những ngày 1 – 8/11, chúng ta phải làm những việc gì?

a. Xưng tội, rước lễ.
b. Cầu nguyện theo ý Đức Giáo hoàng.
c. Đọc 1 kinh Lạy Cha, 1 kinh Tin Kính.
d. Viếng Đất Thánh.
c. Chỉ a, b và c đúng.
d. Cả a, b, c và d đúng.

7. Sau khi chết, linh hồn con người được thanh luyện ở đâu?

a. Thiên đàng.
b. Hoả ngục.
c. Luyện ngục.
d. Nước Trời.

8. Ai đã quyên tiền gởi về Giêrusalem xin dâng lễ đền tội cho những người đã chết để họ được giải thoát khỏi tội lỗi? (2 Mcb 12,38-45)

a. Vua Saun.
b. Vua Đavít.
c. Ông Tôbia.
d. Ông Giuđa Mácabê.

9. Việc các tín hữu còn lữ hành trên trần gian, có thể giúp đỡ các linh hồn nơi luyện ngục bằng cách dâng lời cầu khẩn, đặc biệt là thánh lễ và cả những việc bố thí, ân xá và những việc hãm mình để cầu cho họ, gọi là gì?

a. Lời cầu nguyện chung.
b. Tính duy nhất của Hội Thánh.
c. Các thánh thông công.
d. Sự hợp nhất trong Giáo Hội.

10. “Ai trong anh em đau yếu ư? Người ấy hãy mời các kỳ mục của Hội Thánh đến; họ sẽ cầu nguyện cho người ấy, sau khi xức dầu nhân danh Chúa. Lời cầu nguyện do lòng tin sẽ cứu người bệnh; người ấy được Chúa nâng dậy, và nếu người ấy đã phạm tội, thì sẽ được Chúa thứ tha”. Đây là lời của ai?

a. Thánh Phêrô.
b. Thánh Phaolô.
c. Thánh Giacôbê.
d. Thánh Gioan.

III. Ô CHỮ THÁNG 11

Những gợi ý

1. Thánh Thể được người tín hữu lãnh nhận sau hết gọi là gì?2. Khi người tín hữu làm những việc theo luật định trong những ngày 1 – 8/11 hằng năm, họ lãnh nhận được ơn gì?3. Đây là 1 trong những điều kiện để lãnh nhận ơn toàn xá.

4. Tháng 11 hằng năm, Giáo Hội thường dành để cầu nguyện cho ai?

5. Ngoài những điều kiện thông thường, từ 1 – 8/11, người tín hữu phải viếng đâu để lãnh nhận ơn toàn xá?

6. Sau khi chết, các linh hồn được thanh tẩy tại đâu?

7. Sau khi chết, linh hồn hay thân xác chịu phán xét riêng?

8. Khi chết mà không ăn năn hối cải, thì linh hồn sẽ đi đâu?

9. Đây là 1 trong những điều kiện để lãnh nhận ơn toàn xá.

10. Trước khi qua đời, người tín hữu thường được lãnh nhận bí tích gì?

Hàng dọc: Chủ đề của tháng 11 là gì?

IV. THỬ TÀI

A. Cha của ông Giuđa Macabê tên là gì? (1 Mcb 2,1)

B. Những anh em của Giuđa Macabê tên là gì? (1 Mcb 2,2-5)

V. CÂN NÃO

A. CÙNG ĐỌC ADARA

ADARA,
Adara nơi ông Giu đa Macabê tử trận.
(1 Mcb 9,15)

Có tất cả bao nhiêu cách để đọc được từ ADARA theo đúng thứ tự sắp xếp của các chữ cái trong từ đó ở hình trên?

B. Ô CHỮ 1 CHIA THÀNH 4

Ô chữ này được chia làm 4 phần bằng nhau. Mỗi phần là một nhân vật liên quan đến ông Giuđa Macabê gồm sáu mẫu tự. Mời các bạn tìm xem đó là những nhân vật nào.

Những gợi ý

1. Vua đã cử tướng Bắckhiđê tới Giuđa tên là gì? (1 Mcb 9,1)

2. Ông Giuđa đã đánh bại và giết chết vị tướng hùng mạnh từ Samari này và dùng thanh gươm của ông để chiến đấu suốt đời. Vị tướng bị ông Giuđa giết chết tên là gì? (1 Mcb 3,10-12)

3. Ông Giuđa Macabê chết dưới tay của tướng nào? (1 Mcb 9,15)

4. Các viên chức của vua nào có nhiệm vụ cưỡng bức người Do-thái chối đạo, tới thành Môđin để tế thần? (1 Mcb 2,15)

VI. CÂU THÁNH KINH GHI NHỚ VÀ HỌC THUỘC LÒNG

“Tất cả những người Chúa Cha ban cho tôi đều sẽ đến với tôi, và ai đến với tôi, tôi sẽ không loại ra ngoài” (Ga 6,37)

***Tháng Các Linh Hồn – Tìm hiểu
NIỆM KHÚC NGHĨA TRANG
PM. Cao Huy Hoàng

Mỗi lần viếng nghĩa trang, là một dịp nhắc nhớ cho mỗi chúng ta niệm khúc quí giá về tình người, về chữ hiếu, về cuộc sống đời này, về một niềm hy vọng vào đời sau.

Về tình người

Nơi nghĩa trang, bao người đã sống, nay đang nằm im lìm trong lòng đất. Họ đã trở về tro bụi. Trong số đó, có thể có những người đã sống một cuộc sống ý nghĩa, tốt đẹp trước mặt Chúa và mọi người. Nhưng là con người, phàm ai không tội lỗi, không thiếu sót.

Đứng trước hàng dãy phần mộ của những người đã ra đi, chúng ta khiêm tốn nhận ra mọi người cùng là  thân phận người mỏng dòn yếu đuối với nhau, gợi lên trong lòng chúng ta sự đồng cảm và thương xót: Đồng cảm thân phận yếu hèn, thương xót những con người đã ra đi khi còn vương mắc bao tội tình, lầm lỗi. Tội với Thiên Chúa, lầm lỗi với con người.

Và, nơi nghĩa trang này, còn gợi lên trong chúng ta lòng thương xót cả những con người đã ra đi do tội của người khác: tội của cha mẹ giết con mình, tội của những người quyến rủ vào con đường trác táng, nghiện ngập, tội của người trả thù đâm chém nhau, tội của những người ghen tương không có lòng tha thứ, tội của những người dùng quyền lực áp bức bất công, tội của người thanh trừng nhau tranh quyền đoạt lợi, tội của những con người dững dưng vô cảm mặc ai chết đói chết khát, bệnh hoạn chết dần chết mòn…

Thiết tưởng, từ nghĩa trang, lòng thương xót này không chỉ là một cảm xúc thoáng qua, nhưng sẽ lưu lại trong lòng và biến đổi cuộc sống chúng ta thành những con người sống có tình thương, có trái tim biết yêu và lòng quảng đại, không hơn thua, ganh ghét, nhưng là yêu thương chia sẻ cho nhau những gì là tốt đẹp nhất trong cuộc đời.

Về chữ Hiếu

Một người thân gửi thân xác nơi nghĩa trang, là một giao điểm linh thiêng cho tất cả những người còn sống trong tộc họ, giao điểm nối kết mọi tâm tư tình cảm, giao điểm gặp nhau đầy ý nghĩa huyết thống của mỗi người và cũng là giao điểm hóa giải bao bất ổn của họ tộc. Nếu người thân là Đấng Sinh Thành, là Cha Mẹ, Ông Bà, thì ý nghĩa giao điểm linh thiêng kia càng rõ nét hơn.

Đứng trước mộ phần không chỉ

– với lòng ngưỡng mộ và biết ơn những công đức cao dày của Đấng Sinh Thành,

– với lòng sám hối vì những vô ơn bất hiếu khi chư vị còn sống,

– với lòng mến, cùng với lòng cậy nhờ đức tin nguyện xin Chúa ban cho chư vị ơn Cứu Rỗi…

– mà còn nguyện hứa với chư vị rằng sẽ sống tình gia đình, tình huynh đệ càng lúc càng thắm nồng với nhau hơn.

Vâng, thực hành chữ Hiếu, hay đạo Hiếu không chỉ là những hình thức, những lễ nghi, mà là một biến đổi tận căn do ân sủng khi đi từ chữ Hiếu đến việc giữ luật Điều Răn thứ tư: Thảo Kính Cha Mẹ, điều răn của chính Thiên Chúa ban ra.

Về cuộc sống đời này

Với những tín hữu Phật giáo, Ấn Độ giáo hoặc Bàlamôn giáo, và cả những người theo Khổng giáo, Lão giáo… thì tư tưởng “sắc sắc, không không, có đó rồi lại không đó”, “cuộc đời là hư vô”, “mọi sự là hư vô” gần như mang một nỗi bi quan tuyệt vọng. Nó dẫn con người ta đến một ngõ cụt của cuộc đời không lối thoát hiểm. Không ai tránh được chỗ cùng tận là tro bụi, không ai thoát được nỗi phủ phàng là hư vô. Bởi vậy, họ hoài mong một cuộc hoá thân, hoá kiếp, luân hồi. Nỗi hoài mong này, họ dựa trên cách ăn nết ở của họ, dựa trên chính công nghiệp của họ. Bởi vậy mới có những lời khuyên răn rất dân gian: “Ở hiền, gặp lành” hay “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”…

Còn sự sống đời này của những người Công giáo chúng ta thì sao? Hãy nghe sách Giảng Viên nói về cuộc đời:

“Ông Côhelét nói: “Phù vân, quả là phù vân. Phù vân, quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân” (x. Gv 1,2-9).

Nhưng từ chỗ phù vân ấy, Ông Côhelét đã nhận ra:

“Tôi nhận ra rằng mọi sự Thiên Chúa làm sẽ tồn tại mãi mãi. Không có gì để thêm, chẳng có gì để bớt. Thiên Chúa đã hành động như thế để phàm nhân biết kính sợ Người” (Gv 3,14).

Giáo lý Công giáo dạy cho chúng ta biết rằng, mọi sự trên trần gian nầy phải đến chỗ phù vân ấy, hư vô ấy là do hậu quả của tội nguyên tổ. Nhưng, tội nguyên tổ đã được xoá đi nhờ lòng thương xót của Thiên Chúa, nhờ công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô.

Bởi vậy, biết cuộc đời là hư vô, người Công giáo vẫn không dừng lại ở chỗ bi quan tuyệt vọng vì thân phận phải trở về tro bụi của mình, cũng không dám tự sức mình có thể cứu vớt cho mình khỏi tình trạng bi đát ấy, nhưng người Công giáo có đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, và chỉ nhờ vào công nghiệp của Ngài mà họ được cứu sống: thoát cảnh hư vô, và sống cuộc sống vĩnh hằng trong Thiên Chúa.

Về cuộc sống đời sau

Vậy, khi tin vào Chúa Giêsu Kitô, thì dẫu biết “mọi sự là hư vô” nhưng vẫn có giá trị riêng của nó: hư vô ở đời này là khởi điểm ngưỡng vọng một cuộc sống đời sau hằng hữu. Chính cái ý thức hư vô thôi thúc chúng ta buông bỏ cuộc đời tạm bợ, và bằng lòng trao phó cuộc đời này cho Đức Giêsu, để Ngài phục hồi từ hư vô thành hằng hữu.

– Thân xác từ hư vô, nhờ công nghiệp cứu rỗi của Chúa Giêsu, đã được thánh hoá nên Cung Điện Chúa Thánh Thần, nên nhà tạm của Chúa Giêsu Thánh Thể, nên Đền Thờ cho Ba Ngôi Thiên Chúa ngự trị.

– Của cải vật chất thế gian chắc chắn sẽ trở về hư vô, nhưng đang trở nên phương tiện cho chúng ta cộng tác với công nghiệp của Chúa Giêsu, nhờ biết cách sử dụng của cải thế gian mà mua lấy nước Thiên Đàng.

– Quỹ thời gian của mỗi người sẽ cạn dần đi, sẽ ít đi, nhưng từng phút giây đang trở nên càng có giá trị cứu rỗi cho chính mình, nếu biết dùng mỗi phút giây hiện tại với lòng sám hối, lòng tạ ơn, với lời chúc tụng, và nên của lễ tận hiến  cho vinh danh Chúa.

– Sự chết không dẫn chúng ta về hư vô, nhưng là khởi điểm của một cuộc sống mới, vì chúng ta đã và đang cùng sống, cùng chết với Đấng đã sống, đã chết, và đã sống lại.

Như vậy, cuộc đời trần gian này “Mọi sự là hư vô”. Nhưng mọi sự trong Đức Giêsu Kitô đang trở nên phần rỗi cho chúng ta, đang chuẩn bị cho chúng ta một cuộc sống hằng hữu trong Thiên Chúa.

Thế thì:

Không còn niềm đau nào nơi “thành phố tro bụi”.
Không còn nỗi buồn nào nơi heo hút nghĩa trang.
Không còn hoang mang nào khi chiều vàng héo úa.
Không còn khăn tang nào quấn trên đầu nhân gian.
Chỉ còn một tình thương, một tình thương vĩnh cửu.
Chỉ còn một niềm tin, Đấng Hằng Hữu vinh quang.
Trong Ngài, ta sống và ta chết từng giây phút.
Để trong Ngài, ta cùng sống cuộc sống mới hân hoan.
***Giải đápVUI HỌC THÁNH KINH

THÁNG CÁC LINH HỒN

I. HÌNH TÔ MÀU

* Chủ đề: Chúa Giêsu và những người trẻ.
* Tin Mừng Thánh Gioan 6,37: Tất cả những người Chúa Cha ban cho tôi đều sẽ đến với tôi, và ai đến với tôi, tôi sẽ không loại ra ngoài.

II. Giải đáp TRẮC NGHIỆM THÁNG CÁC LINH HỒN

1. c. Các linh hồn.
2. b. Ơn toàn xá.
3. Đoc Kinh Lạy Cha + Kinh Tin Kính + Cầu nguyện theo ý Đức Giáo hoàng + Xưng tội + Rước lễ + Ăn năn dốc lòng chừa, từ bỏ tội lỗi + Viếng nhà thờ (hay Đất Thánh).
4. c. Các linh hồn.
5. b. Bí tích Xức dầu bệnh nhân.
6. d. Cả a, b, c và d đúng.
7. c.  Luyện ngục.
8. d. Ông Giuđa Mácabê (2Mcb 12,38-45).
9. c. Các thánh thông công.
10. c. Thánh Giacôbê (Gcb 5,14-15).

II. Giải đáp Ô CHỮ THÁNG 11

1.Của ăn đàng
2. Ơn toàn xá
3. Rước lễ
4. Các linh hồn
5. Nghĩa trang
6. Luyện ngục
7. Linh hồn
8. Hỏa ngục
9. Xưng tội
10. Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân
Hàng dọc: Các linh hồn

IV. THỬ TÀI

A. Ông Máttítgia (1 Mcb 21)

B. Ông Gioan, biệt danh là Gátđi
Ông Simôn cũng gọi là Thátxi
Ông Elada cũng gọi là Auaran
Ông Giônathan cũng gọi là Ápphút.
(1 Mcb 2,2-5)

V. CÂN NÃO

A. Giải đáp CÙNG ĐỌC ADARA

Từ cụm ADA ở đỉnh chúng liền cận kề với 6 cụm RA. Ta có: 2 x 6 = cách đọc từ ADARA.Từ 4 cụm ADA ở 2 cạnh, chúng cũng liền kề với 6 cụm RA. Ta có: 4 x 6 = 24 cách đọc từ ADARA.Vậy tổng số cách đọc ADARA ở hình trên:
12 + 24 = 36

B. Giải đáp Ô CHỮ 1 CHIA THÀNH 4

1. Vua Đêmếtriô (1 Mcb 9,1)
2. Tướng Apôlôniô (1 Mcb 3,10-12)
3. Tướng Bắckhiđê (1 Mcb 9,15)
4. Vua Antiôkhô (1 Mcb 2,15)

Nguyễn Thái Hùng

Chia sẻ Bài này:
[1] [2] [3]