- Legio Mariae – Đạo Binh Đức Mẹ - https://daobinh.com -

Vấn đề phương pháp trong việc trình bầy các bí tích

Trong năng động và căng thẳng nảy sinh từ biểu tượng bí tích, nơi hành động siêu việt của Thiên Chúa và hành động lịch sử của con người liên tục kêu gọi nhau, có tất cả khả thể của việc đọc hiểu thống nhất sự kiện bí tích. Thật vậy, ngoài việc thông báo cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa biểu lộ sự tín trung với chính mình trong sự trung thành với con người, và con người có thể trung thánh với chính mình và với Thiên Chúa, biểu tượng bí tích thực hiện sự trung tín của Thiên Chúa với chính Ngài và với con người, và sự trung thành của con người với chính nó và với Thiên Chúa, bằng cách đặt để mọi sự trong bối cảnh của tính cách biểu tượng: nghĩa là trong một hoàn cảnh căng thẳng và hướng tới. Vì trong biểu tượng mỗi một lúc của giao ước hướng tới một hoàn cảnh giao ước đến sau nữa và sâu xa hơn. Trong chính biểu tượng có việc chỉ cho thấy rằng giao ước không chỉ là một sự kiện được đặt để trong lịch sử, nhưng còn được thực hiện trong việc xây dựng một lịch sử, và tới lượt mình, để đặt định như là một việc thực hiện giao ước, lịch sử ấy phải được cấu trúc trong các biểu tượng, nghĩa là như ý nghĩa và việc diễn tả trước giao ước thời cánh chung. Đương nhiên cần phải ghi nhận rằng các thời điểm riêng rẽ của giao ước, khi đặt để mình như là các sự kiện biểu tượng, hướng tới một tình trạng giao ước đến sau, không phải vì thế mà là một hoàn cảnh của công lý và giao ước ngoại hình, nghĩa là một liên tục hướng tới tương lai điều mà trong hiện tại nó không thể thực hiện được.

Mỗi một thiết lập một giao ước đều hiệu nghiệm, mặc dù không hoàn toàn. Vì thế, ngoài việc được đặt để như là ý nghĩa căng thẳng hướng tới lúc đến sau, nó còn bao gồm một mầm giống, nhưng là việc diễn tả trước thực sự. Như thấy đó, sự căng thắng biện chứng giữa tự nhiên và siêu nhiên, giữa lịch sử và cánh chung, giữa nội tại và siêu việt, tìm thấy nơi biểu tượng khả thể ra khỏi sự đối kháng để tiến triển trong một hoàn cảnh của sự khẳng định thực thụ và tương ứng với nhau. Từ các thủ đắc này liên quan tới vai trò của biểu tượng bí tích, việc bước sang một đọc hiểu chính trị, trong nghĩa cao qúy nhất của từ này, của sự kiện bí tích, sẽ rất là có lý sự.

Hiện nay chưa có thể thiết định việc tái dánh giá biểu tượng đã thành công cho tới mức nào trong việc thông truyền suy tư của nền thần học bí tích. Tuy nhiên, có đúng thật ngoài việc là một trong các yếu tố đã góp phần định đoạt vào việc phát triển của nền thần học bí tích, nó còn tạo ra một viễn tượng khích lệ đối với các phát triển tương lai.

Điểm thứ ba là vấn đề phương pháp. Ngay từ đầu thế kỷ XX nền thần học công giáo đã rất chú ý tới vấn đề suy tư trở lại quy chế phương pháp của mình. Nền thần học đã từ từ thủ đắc được rằng không thể đưa ra một cấu trúc thích hợp với các vấn đề hiểu biết khoa học, và nhất là thích hợp với các đòi hỏi nền tảng của việc hiểu biết đức tin, nếu không tìm ra phương thế thắng vượt tính cách vụn vặt của diễn văn thần học. Từ từ khi các nghiên cứu kinh thánh nêu bật rằng vần đề mạc khải được đặt ra như một sự kiện thống nhất sâu xa, mặc dù có các thời điểm và bối cảnh văn hóa khác nhau, trong đó việc mạc khải nảy sinh, thần học đã hiểu rằng nó đã không thể tự gán cho mình đặc tính là suy tư đức tin về lời Chúa, nếu đã không thể tôn trọng một trong các đặc tính nền tảng. Trên thực tế đây là việc tìm ra một nguyên tắc hợp lý duy nhất giúp không chỉ đặt để tốt hơn các khảo luận tín lý khác nhau đã được khai triển trong hình thái khá độc lập, mà còn nhận ra trong một khung cảnh tổng thể duy nhất các tín lý khác nhau của niềm tin kitô. Sự đòi buộc tính chất hiệp nhất này sẽ trở thành mạnh mẽ hơn nữa, khi người ta ý thức rằng các nội dung thực sự của mạc khải, trước khi là các sự thật lý thuyết có thể được giải thích độc lập với nhau, thì chúng là các biến cố cứu độ có tương quan với nhau một cách sâu xa, đến độ làm thành một lịch sử duy nhất, được hướng dẫn bởi một luận lý duy nhất.

Nếu nền thần học muốn đi cho tới cùng vai trò của giáo hội, là nhiệm vụ của mình, thì phải nhận diện ra cái luận lý này. Như thế sẽ đựơc hai cái lợi: cái lợi thứ nhất là đọc các mầu nhiệm của lịch sử cứu độ trong một đường thẳng của sự tiếp nối; và cái lợi thứ hai là nhận diện ra trong các mầu nhiệm các tiêu chuẩn giúp định hướng lịch sử hiện nay theo cái luận lý của Thiên Chúa.

Tuy khoa thần học vẫn còn xa chỗ đạt các kết qủa thỏa đáng liên quan tới điều này, nền thần học bí tích, giống như mọi khảo luận khác, đã bị lôi cuốn vào trong vấn đề phương pháp, và đã có thể làm vài bước tiến tới. Thật vậy, nó nghĩ rằng đã tìm ra tiêu chuẩn luận lý thống nhất trong cấu trúc bí tích của toàn lịch sử cứu độ. Dưới ánh sáng của nguyên tắc này, nền thần học bí tích đã biết có tương quan rất gần gũi với giáo hội học và kitô học, và đã có thể đọc lại trong một viễn tượng thần học chính xác hơn các vấn đề, mà trong nền văn chương sách vở đã tìm thấy một phát triển hầu như chỉ có tính cách hộ giáo.

Như thế, đâu đã là các thời điểm phát triển của nền thần học bí tích? Trước hết là từ thần học tái trình bầy các mầu nhiệm tới khẳng định của tính cách bí tích của nhiệm cục cứu độ. Khi muốn miêu tả các thời điểm lớn nhất của sự phát triển trong nền thần học bí tích bằng cách theo một tiêu chuẩn thứ tự thời gian, thay vì luận lý, cần phải quy chiếu trở lại phong trào phụng vụ một lần nữa. Khi ước muốn củng cố phong trào phụng vụ và đưa ra mọi nỗ lực để giải thoát các việc cử hành bí tích khỏi kiểu giải thích ”vật hóa” và khỏi cái tự động máy móc, học giả O. Casel tưởng mình đã nhận diện ra nơi nền văn chương giáo phụ lộ trình tìm hiểu, có thể giúp đọc lại sự kiện bí tích trên bình diện thần học một cách hay đẹp. Đó là việc đối chiếu giữa các phụng tự bí nhiệm ngoại giáo với các buổi cử hành bí tích kitô. Việc đối chọi không nhằm mục đích chứng minh cho thấy tính cách độc đáo của các bí tích kitô, là điều đương nhiên, nhưng cho thấy hai lợi ích. Lợi ích thứ nhất là ý niệm hóa và như thế miêu tả các biến cố bí tích với các phạm trù đi sát hơn với ngôn ngữ kinh thánh và cuộc sống kitô, và với các phạm trù đã được dùng trong các sách giáo khoa thần học. Lợi ích thứ hai là nhấn mạnh tương quan mật thiết không thể tách rời giữa hành động phụng tự và hành động thánh hóa bên trong thực tại duy nhất của bí tich. Chúng ta đã nói tới trực giác nền tảng của tu sĩ Biển Đức của đan viện Maria Laach và lý thuyết của ông về việc tái diễn các mầu nhiệm, mà chúng ta sẽ duyệt xét xa hơn. Ở đây sự chú ý chỉ tập trung trong ý niệm bí tích, được hiểu như là việc tái diễn các mầu nhiệm của Chúa Kitô trong hành động phụng tự của Giáo Hội, và nó sẽ mau chóng đi tới chỗ khẳng định tích cách bí tích của chính Giáo Hội. Các chuyển tiếp từ điểm khởi hành sang điểm tới khác nhau, và không luôn luôn gắn liền nhau, theo một trật tự tiếp nối có luận lý và thứ tự thời gian chính xác. Như thế chúng không cho phép nhận ra với tất cả sự hiển nhiên, nhưng ít nhất có hai bước chuyển tiếp có thể nhận diện một cách khá rõ ràng.

Thứ nhất, trong khi phong trào phụng vụ tìm thăng tiến việc tham dự tích cực hơn của tín hữu vào hành động phụng tự, đặc biệt là thánh lễ, thì nền thần học đã có cách nhấn mạnh rằng sự tham dự đó là kết qủa của sự kiện toàn cộng đoàn giáo hội được lôi cuốn vào trong hành động bí tích. Thật thế, cộng đoàn giáo hội được quy tụ chung quanh Chúa Kitô, là tác nhân chính của việc phụng tự, nhưng nhất là trong phụng tự cộng đoàn giáo hội tham dự và sống trở lại với Chúa Kitô các mầu nhiệm được cử hành trong bí tích. Và chính trong thời điểm này mà thần học, chẳng hạn như thần học thánh thể, bắt đầu nói tới thánh lễ như là hiến tế của Chúa Kitô và cùng với Giáo Hội. Trong việc cử hành bí tích Thánh Thể Giáo Hội được hưởng hoa trái hiến tế của Chúa Kitô. Nhưng bởi vì được hưởng nhờ cũng có nghĩa là sống theo luận lý của hiến tế, trong bí tích Thánh Thể Giáo hội cử hành cùng với hiến tế của Thủ Lãnh mình, cùng hiến tế đó của Người.

Trong hiến tế của Giáo Hội toàn thế giới sẽ có thể gặp gỡ với hiến tế của Chúa Kitô. Trong chính các năm này, và không phải là không có tương quan với nền thần học bí tích, nảy sinh ra một nền thần học mới của Giáo Hội. Nó không được miêu tả trong sự tương tự với xã hội dân sự và với các phạm trù pháp lý, tức xã hội toàn vẹn, nhưng với các phạm trù ý niệm và ngữ học khá gần gũi với các phạm trù ý niệm bí tích.

Khi miêu tả Giáo Hội như là sự hiệp thông sự sống với Thiên Chúa trong Chúa Kitô, sự sống vốn đã được gọi là bí tích, người ta thấy trong các cấu trúc nòng cốt không phải hiệu qủa của một cơ cấu trong nghĩa giáo luật, cho bằng việc kéo dài có ý nghĩa và việc diễn tả ra ngoài lịch sử mầu nhiệm của Chúa Kitô.

Bước chuyển tiếp thứ hai, bên cạnh việc tham dự sâu xa của tín hữu vào đời sống phụng vụ, một cách rất mau chóng người ta còn thêm việc tham dự có trách nhiệm của tín hữu vào sứ mệnh tông đồ của Giáo Hội nữa. Gắn liền với hai sự kiện này sẽ luôn luôn ngày càng nổi bật lên đề tài chức linh mục chung của tín hữu. Mọi giáo dân đều tham dự vào chức tư tế của Chúa Kitô. Tuy chưa đạt tới chiều kích sâu rộng, sẽ chỉ có được sau Công Đồng Chung Vaticăng II, nhưng nó sẽ được nhận ra trong mức độ có thể định tính Giáo Hội như là một cộng đoàn tư tế thời sự hóa trong thời gian công trình cứu độ của Chúa Kitô. Thế là thửa đật đã sằn sàng cho các giải thích rộng rãi Giáo Hội như là mầu nhiêm – bí tích, và các giải thích này sẽ tìm thấy cấu trúc thần học của chúng trong vài tác phẩm xuất hiện sau Đệ Nhị Thế Chiến như của các thần học gia Semmelroth, K. Rahner, Schillebeeckx, và việc chúng được thừa nhận vào trong giáo huấn có phẩm chất của Công Đồng Chung Vaticăng II.

(Thần Học Kinh Thánh bài số 1180)

Linh Tiến Khải

Nguồn : RV

Chia sẻ Bài này:
[1] [2] [3]