- Legio Mariae – Đạo Binh Đức Mẹ - https://daobinh.com -

Vài nét lịch sử liên quan tới đề tài sám hối và hối nhân

Trong thói quen của Giáo hội thời khai sinh bí tích Rửa Tội không chỉ tha mọi tội cho tín hữu, mà cũng dẫn đưa họ vào việc tham dự vào mầu nhiệm sám hối sự vượt qua của Chúa Kitô nữa. Mỗi một kitô hữu, trong một cách thức nào đó, là một hối nhân trong nghĩa thiêng liêng. Nếu sau khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội tín hữu phạm các tội nặng hay tội trọng, thì bị ra ngoài sự hiệp thông bình thường của Giáo Hội trên bình diện sám hối cũng như trong bí tích Thánh Thể. Tín hữu đó trở thành người sám hối không chỉ trước mặt Thiên Chúa, mà trước mặt cả Giáo Hội nữa. Họ cần được hòa giải một cách chính thức.

Đối với tội nhân công khai Giáo Hội cống hiến cho họ khả thể tham dự vào một việc sám hối đặc biệt. Tín hữu ấy được coi như hối nhân đền tội nột cách công khai bởi loại áo mặc, bởi chỗ ngồi riêng trong các cuộc hội họp và cử hành của Giáo Hội, và bởi việc ăn chay đền tội theo một thói quen xác định. Nhưng nhất là hối nhân cảm thấy mình nhận được ơn nghĩa, mà cộng đoàn giáo hội dành cho họ, vì khi được ghi danh vào việc sám hội công khai, họ được phó thác cho lời cầu nguyện hữu hiệu của toàn thể Giáo Hội, với sự chắc chắn sẽ được Đức Giám Mục hay hàng giáo sĩ cho được hòa giải với Thiên Chúa và với Giáo Hội nhân danh toàn cộng đoàn.

Giáo Hội xây dựng quyền hòa giải trên xác tín Thiên Chúa nhân từ thương xót mọi kẻ có tội thành tâm thống hối. Tuy nhiên, các Giáo Hội khác nhau không luôn luôn thực thi khả năng tha tội, vì nhiều lý do khác nhau. Với tác giả Erma (Mand. IX,1.8: 5,6) Giáo Hội có thói quen chấp nhận vào danh sách các hối nhân lần đầu tiên sau bí tích Rửa Tội, vì cho rằng ngày tận thế gần kề. Trong Giáo Hội thời các giáo phụ bên Tây Phương, từ Tertulliano cho tới công nghị lần thứ 3 tại Toledo năm 589, và bên Đông Phương tại Alessandria với Clemente và Origene, việc hạn chế chấp nhận các hối nhân vào danh sách các kẻ thống hối có một lý do mới khác: đó là loại trừ khuynh hướng dễ dãi buông thả trong thói tục của người Ai Cập. Trái lại, để ngăn cản sự buông thả có thể xảy ra, một vài Giáo Hội bên Phi châu với thánh Cipriano, bên Tây Ban Nha với các công nghị Elvira và Saragozza, không xá giải cho một số tội nặng. Và ngay cả khi các tội đó được đặt dưới kỷ luật của Giáo Hội, người ta tuyên bố rằng chúng không thể được tha trong Giáo Hội một cách hoàn toàn (Erma, Mand. IV,3,3; Tertulliano, De poenit 7,10; Origene, Hom. in Ex. 6,9; vv… )

Trong thời giáo phụ sau này, các công nghị và các Giám Mục ra luật sám hối trong tương quan với mức độ loại trừ khỏi cộng đoàn giáo hội, thời gian kéo dài của nó, và việc tái chấp nhận nhưng chỉ một phần, bởi vì người ta cấm vĩnh viễn hối nhân không được tiến tới các chức giúp lễ và có các liên hệ chồng vợ. Nếu trong Giáo Hội thuộc mấy thế kỷ đầu việc sám hối công khai đã là một lộ trình hoán cải, thì gìơ đây nó trở thành một hình phạt trong nghĩa giáo hội và phụng tự. Cộng đoàn giáo hội ý thức được sự cần thiết điều hợp cuộc sống kitô với các luật của Giáo Hội, vạch ra các lằn ranh rõ ràng và chính xác các nơi công cộng được phép đối với các hối nhân, cũng như thiết lập một điều lệ để dứt phép thông công.

Sự thật là giáo luật ghi khắc với sự chính xác các hình phạt, nhưng lại không bảo đảm các phương thế giúp sống các hình phạt đó với tinh thần sám hối. Các thu hẹp liên quan tới cuộc sống hôn nhân và việc tham dự vào các buổi cử hành bí tích làm nảy sinh ra nhiều khó chịu tinh thần cho các hối nhân. Giáo luật có các đòi buộc pháp lý không luôn luôn đồng nhất với các lo lắng mục vụ. Mục vụ giáo hội đã nghĩ ra các phương thế thích hợp để trốn chạy chừng nào có thể các khó khăn gây ra bởi giáo luật liên quan tới việc sám hối. Chẳng hạn như dời việc sám hối lại cho tới khi sắp chết và cho tới tuổi già (Cesario di Arles, Sermo 282,2; Avito di Vienne, Ep 18; III Concilio di Orleans [538] c. 24). Giáo luật liên quan tới việc sám hối công khai đã biết ban hành trong cộng đoàn kitô một thói quen đồng nhất phổ quát đưa ra các hình phạt, nhưng cũng đã cống hiến dịp giúp sống sự sám hối như là việc dứt phép thông công được cấu trúc trong chiều kích thuần túy hình phạt hợp pháp, hầu như có thể thực hiện được một cách độc lập với việc thực thi sám hối nội tâm của các chủ thể liên hệ. Ảnh hưởng này, một cách khác khác nhau, sẽ kéo dài cho tới Công Đồng Chung Trento. Công Đồng sẽ sử dụng các phạm trù ”tòa án” để phác họa thực tại của bí tích sám hối.

Tinh thần tu đức sám hối sau đó sẽ có một kiểu diễn tả riêng bên ngoài khung cảnh pháp lý, trong việc dứt phép thông công của Giáo Hội: nó sẽ tạo thuận tiện cho việc xưng thú tội riêng tư như là bí tích. Thực hành bí tích này nhấn mạnh chú ý trên việc thanh tẩy nội tâm của hối nhân riêng rẽ: tương quan giữa hối nhân và linh mục giải tội biến thành riêng tư, bên ngoài viễn tượng của việc đền tội công khai. Hối nhân tìm đến với bí tích xưng tội để bảo đảm ơn cứu rỗi tương lai cho mình, và để có được sự bình an bên trong của lương tâm. Từ thế kỷ XII nền thần học kinh viện sẽ tìm hòa giải khía cạnh cá nhân của việc sám hối với sự can thiệp bí tích của Giáo Hội. Nó sẽ xác định khi nào và ra sao việc xá giải bí tích khiến cho sự sám hồi cá nhân được trọn vẹn. Nếu mỗi tội nặng tách rời tín hữu khỏi Giáo Hội như là thực tại ơn thánh, chỉ có tình trạng tội công khai mới tuyệt thông kẻ có tội với cộng đoàn giáo hội hữu hình. Việc tuyệt thông trở thành hình phạt giáo luật, chứ không phải là cơ cấu sám hối tinh thần nữa.

Chắc chắn là Giáo Hội đã không bao giờ cố ý định ranh giới cho bí tích sám hối trong vùng riêng tư của các linh hồn. Cả trong thời sau Công Đồng Chung Trento Giáo Hội đã áp đặt trên các cha giải tội các hạn chế: các vị không được ban phép tha tội, khi kẻ có tội ở trong tình trạng không chân thành hối lỗi hữu hiệu. Giáo Hội đã luôn luôn duy trì việc dứt phép thông công như không được lãnh phép xá giải và không được rước Mình Thánh Chúa. Tuy nhiên kinh nghiệm đức tin kitô ngày nay đòi buộc một sự sát nhập sâu xa hơn của việc sám hối riêng tư trong việc sám hối công khai của Giáo Hội. Công Đồng Chung Vaticăng II đã tìm hướng dẫn việc sám hối làm sao để hòa hợp giữa các khía cạnh cá nhân và các khía cộng đoán một cách lớn hơn. Sách bí tích giải tội mới trình bầy bí tích sám hối trong kiểu diễn tả lịch sử ơn cứu rỗi cá nhân, bằng cách tìm đưa nó vào trong một bối cảnh toàn vẹn cộng đoàn giáo hội. Nó chỉ là một khởi đầu mà thói quen kitô sẽ biết khám phá ra và sống một cách sâu đậm hơn trong tương lai.

Đoàn ngũ các hối nhân đã luôn luôn hiện hữu trong cộng đoàn kitô, cả khi trong các mô thức luật lệ và giáo hội khác nhau. Nó bao gồm các kẻ có tội mà Giáo hội không cho tham dự bí tích Thánh thể, nhất là rước Mình Thánh Chúa. Họ vẫn là thành phần của Giáo Hội, nhưng không được lãnh các bí tích.

Như thế vấn đề đặt ra đó là hiệp hội những người có tội phải làm việc đền tội công khai có phải chỉ là một hệ thống tiêu cực của Giáo Hội không? Có phải nó không đem lại chứng tá lợi ích nào cho Giáo Hội? Thật ra, nó luôn luôn có một sứ mệnh kitô. Nó nhắc nhở cho biết sám hối là một tình trạng phải có đối với tất cả mọi người và trong suốt cuộc đời. Tín hữu được mời gọi chu toàn nhiệm vụ sám hối của mình trong suốt cuộc đời, trong chính kinh nghiệm thần bí của nó. Là hối nhân một cách nền tảng không chỉ có nghĩa là thanh tẩy chính mình khỏi các tội lỗi đã phạm, nhưng cũng là thái độ cá nhân không thể khước từ được, nhưng nhất là sống mầu nhiệm phục sinh của Chúa Kitô, đến độ từ chỗ sống theo xác thịt bước sang chỗ là thần trí phục sinh trong Chúa hiển vinh.

Hiệp hội các người sám hối còn có một sứ mệnh khác nữa. Nó nhắc nhở cho chúng ta biết rằng tuy là kẻ có tội họ vẫn có thể tham dự vào lòng thương xót của Thiên Chúa, bằng cách hy vọng nơi ơn cứu rỗi do Chúa Kitô cống hiến. Như là người tội lỗi họ tiếp tục hướng nhìn về Chúa, khẩn nài và tin tưởng nơi ý muốn cứu độ của Người. Tín hữu tin rằng chỉ có ơn thánh Chúa mới có thể chiến thắng ý muốn gian ác của chúng ta. Sau cùng, hiệp hội của các người sám hối loan báo rằng những ai sống trong tình bác ái là những người đã được ân xá. Bác ái không phải là một việc khiến cho người ta có công nghiệp, nhưng luôn luôn chỉ là một ơn của Thiên Chúa. Nếu trong hiện tại không phải tất cả mọi người đều nhận ra với kinh nghiệm đớn đau của mình, rằng họ không có khả năng ở lại trong tình bạn với Chúa Kitô, thì chỉ duy nhất nhờ lòng thương xót đón trước của Thiên Chúa. Thiên Chúa là Đấng không thể thấy trước được trong các chương trình ơn thánh của Người: ”Gió muốn thổi đâu thì thổi: người ta nghe thấy nó nhưng không nói được nó đến từ đâu và đi đâu. Cùng điều đó cũng xảy ra cho người sinh ra bởi Thần Khí” (Ga 3,8) Trong Giáo Hội cũng được loan báo sự nhưng không của bác ái trong Thần Khí của Chúa Kitô qua hiệp hội các người sám hối.

Thần Học Kinh Thánh 1167

Linh Tiến Khải

Nguồn: RV

Chia sẻ Bài này:
[1] [2] [3]