- Legio Mariae – Đạo Binh Đức Mẹ - https://daobinh.com -

Học giả Pietro Lombardo và nền thần học bí tích

Lần trước chúng ta đã tìm hiểu phần đóng góp của thần học gia Ugo di San Vittore cho nền thần học bí tích. Ugo di San Vittore chú ý nhiều tới nhiệm vụ ”sửa chữa” của các bí tích đối với con người tội lỗi. Hôm nay chúng ta tìm hiểu phần đóng góp của thần học gia Pietro Lombardo cho nền thần học bí tích. Ông sinh năm 1435 và qua đời năm 1516.

Với học giả Pietro Lombardo nền thần học bí tích theo một con đường mới, và bước đi trên con đường này một thời gian dài. Vấn đề nhậy cảm nhất thời đó là việc tìm ra một định nghĩa chính xác về bí tích, làm sao để bao gồm được các yếu tố nòng cốt và chuyên biệt của nó, cho phép phân biệt nó với tất cả các việc cử hành thánh thiêng khác. Sau khi duyệt xét các định nghĩa bí tích đã được biết cho tới thời đó, thần học gia Lombardo cho rằng chúng không thích đáng, nên ông mới đưa ra một định nghĩa riêng, theo đó: ”Một điều được gọi là bí tích, khi nó là dấu chỉ của ơn thánh Chúa và là hình thức của ơn thánh vô hình đến độ là hình ảnh của ơn thánh ấy và tạo thành lý do của nó” (Lib. Sent. IV. dist. I,c,4). Định nghĩa của học giả Lombardo sẽ thành công lớn ngay tức khắc, vì ít nhất là trong các từ vựng nó không ra khỏi đường nét tiếp nối với giáo huấn của thánh Agostino, và xem ra lại còn đưa giáo huấn này tới chỗ trưởng thành hoàn toàn nữa. Thật thế, học giả Lombardo nhận diện được yếu tố chuyên biệt khiến cho bí tích khác với các dấu chỉ thánh thiêng khác: đó là quan hệ nhân qủa. Sự thủ đắc này sẽ vén mở cho thấy tầm quan trọng rất lớn, bởi vì nó sẽ trao ban xác tín rằng sau cùng đã tìm ra chìa khóa cung cấp giải pháp cho phần lớn các vấn đề mà nền thần học bí tích tranh luận. Thành công đáng kể thứ nhất, mà định nghĩa này sẽ có được trong một thời gian tương đối ngắn, đó là nó khiến cho giáo lý liên quan tới bẩy bí tích được chấp nhận một cách vĩnh viễn và hòa bình. Tuy nhiên, so sánh với qúa khứ, định nghĩa của học giả Lombardo không chỉ biểu lộ khuôn mẫu đích thật của nó, nghĩa là việc lựa chọn phương pháp đọc hiểu trở lại dữ kiện đức tin qua một nền siêu hình ngày càng trở thành một trường phái siêu hình, nhưng nhất là quyền năng của nó điều kiện hóa các khẳng định và các xây dựng của nền thần học bí tích sau này. Thật thế, có thể nói rằng sự lựa chọn các đề tài khai triển, cách thế chúng được đặt ra, và các kết luận chúng dẫn tới tùy thuộc phần lớn định nghĩa này. Ngoài ra, dấn thân lớn nhất của suy tư thần học thời đó sẽ tập trung vào hai trục lớn được chỉ định bởi định nghĩa của thần học gia Lombardo: đó là dấu chỉ – nguyên do và thực tại được ám chỉ và được tạo ra.

Việc phân tích bí tích như là dấu chỉ và nguyên do sẽ khiến cho suy tư thần học dấn thân trên hai mặt: một mặt là tìm ra một giải thích kết hiệp của một cử chỉ, mặc dù trong cái đa dạng của các yếu tố tạo ra nó, nó phải là một ”dấu chỉ” với ”một ý nghĩa” chính xác; và mặt khác là tìm ra một sự biện minh có luận lý cho sự kiện có thể gán cho các yếu tố tự nhiên khả năng sản xuất ra các hiệu qủa siêu nhiên. Vấn đề thứ nhất đã đựơc giải quyết qua một giải thích bao gồm chất liệu và hình thể của dấu chỉ bí tích: nghĩa là bằng cách gán nhiệm vụ chất liệu cho các sự vật có thể cảm nhận được dùng trong việc cử hành, và gán nhiệm vụ hình thể cho

các lời đi kèm việc áp dụng vật chất cho chủ thể của bí tích. Sự hiệp nhất giữa dấu chỉ và ý nghĩa sẽ được trao ban bởi sự kiện hình thể với quyền năng ý nghĩa được xác định hơn và xác định hơn, chỉ cho thấy rõ ý nghĩa ít được xác định hơn và có thể được xác định hơn của vật chất. Cả việc giải thích này cũng sẽ có các lợi thế của nó: thật vậy, với sự hài lòng của các nhà giáo luật nó sẽ cho phép xác định một cách khá chi tiết điều không thể thiếu đối với giá trị của bí tích và điều bị đòi hỏi một cách đơn sơ cho tính chất hợp pháp của nó. Nhưng đây là các lợi thế mà người ta phải trả giá đắt đỏ qúa đáng.

Tiến trình vật hóa các bí tích sẽ bắt đầu với giải thích chất liệu và hình thể (ilemorfica): khi đồng hóa các yếu tố nòng cốt của bí tích trong chất liệu và hình thể, sự kiện bí tích mất đi đặc tính nền tảng của nó là hành động cứu rỗi, và còn hơn nữa là mất đi biến cố. Cả khi tách rời khỏi sự kiện không thể bỏ qua là chính hành động cứu rỗi của Thiên Chúa, nó sẽ gặp nguy cơ của một sự đồng hóa thái qúa với hiệu qủa cúa các yếu tố tạo thành bí tích – hiệu qủa mà trong thực tế chỉ là dụng cụ – và hoạt động của con người sẽ chỉ chiếm một chỗ khá ngoại vi. Mặc dù nền thần học thời đó nhấn mạnh rằng vài cử chỉ của con người như đức tin có một tầm quan trọng định đoạt đối với các mục tiêu của giá trị và sự hữu hiệu của bí tích, trong thực tế vai trò của chúng sẽ bị giản lược vào hàng các điều kiện không thể thiếu. Cả việc phân tích gương mặt và vai trò của thừa tác viên cử hành bí tích, cho dù có rộng rãi và chi tiết đi nữa, cũng sẽ không có ảnh hưởng thực sự đối với việc ý niệm hóa bí tích.

Từ ý niệm chất liệu hình thể cả vấn đề thành lập các bí tích từ phía Chúa Kitô nữa cũng sẽ bị ảnh hưởng và điều kiện hóa. Thật vậy, thành lập một bí tích sẽ tương đương với việc xác định chất liệu và hình thể, ít nhất một cách chung chung. Nhưng trong viễn tượng này, sẽ không thể chứng minh được rằng Chúa Kitô đã thành lập tất cả các bí tích, và trong mọi trường hợp, vấn đề thành lập các bí tích sẽ từ bình diện thần học tụt xuống bình diện lịch sử, cũng như người ta sẽ kiểm thực trong thời sau Công Đồng Chung Trento, trên bình diện hộ giáo.

Vấn đề thứ hai là việc biện minh có luận lý cho quan hệ nhân qủa của bí tích, người ta đã không bao giờ tìm ra một giải pháp đích thật. Ngay trong thời Kinh Viện các thần học gia đã đưa ra các phác họa đầu tiên của các giải thích sẽ được hệ thống hóa trong các thế kỷ sau đó, nhưng nói cho cùng người ta đã không đi qúa khẳng định nguyên tắc nhân qủa bí tích thuộc trật tự các lý do dụng cụ hữu hiệu. Trái lại, cả trong điểm này người ta cũng sẽ không bao giờ đạt được một sự đồng ý hoàn toàn. Trái lại sự đồng nhất của các ý kiến sẽ được thiết lập chung quanh khẳng định đã được biết tới gán cho các bí tích kitô một sự hữu hiệu từ việc đã thực thi chứ không chỉ một cách đơn sơ từ việc đang thực thi.

Trục thứ hai được nền thần học bí tích chú ý sẽ phát xuất từ định nghĩa của thần học gia Lombardo liên quan tới thực tại được ám chỉ và được gây ra, nghĩa là ơn thánh. Các vấn nạn mà nền thần học khai triển chung quanh đề tài này không độc lập với các thủ đắc, mà suy tư thần học đã đạt được trong lãnh vực nhân chủng học siêu nhiên, và một cách chính xác hơn, liên quan tới cơ quan siêu nhiên thánh hóa và nâng cao con người lên. Người ta chỉ đề cập một cách chuyên biệt tới cố gắng của một miêu tả chi tiết hơn về các hiệu qủa riêng của từng bí tích, nghĩa là ơn thánh bí tích và tính cách bí tích. Tuy nhiên, bên cạnh diễn văn đồng thuận liên quan tới các hiệu qủa này, sẽ phát triển một loạt các ý kiến khác nhau về bản chất của chúng. Bỏ ra một bên các ý kiến riêng ít nhiều có thể chấp nhận được, điều đáng lưu ý đó là cả việc biện minh kitô cũng bị vật thể hóa trong một mức độ nào đó.

Ơn thánh và sự thánh thiện, mà ngôn ngữ kinh thánh miêu tả trong các từ vựng sống động và hiện sinh một cách đơn sơ trở thành các hiệu qủa. Còn hơn thế nữa, diễn văn về các hiệu qủa bí tích được lồng vào trong một việc miêu tả rất phổ biến bao gồm ba chiều kích của bí tích, trong đó người ta phân biệt cái gọi là ”sacramentum tantum”, tức điều chỉ có nhiệm vụ ám chỉ, nghĩa là các yếu tố nền tảng của nghi thức, với ”res et sacramentum” là vài hiệu qủa thưc sự của bí tích, như tính cách và thân mình của Chúa Kitô Thánh Thể, với ”res tantum” nghĩa là ơn thánh. Ngoài ra, thêm vào tiến trình sự vật hóa ơn thánh còn có một tiến trình chủ thể hóa sự thánh thiện và ơn cứu rỗi, nó sẽ góp phần làm lu mờ nhiệm vụ giáo hội của các bí tích.

Như chúng ta đã nói, nền thần học bí tích đã tìm thấy trong nền thần học Kinh Viện một thời điểm đặc biệt may mắn. Thật vậy, không thể chối cãi được rằng suy tư thần học thời đó, ngoài việc lần đầu tiên cống hiến cho chúng ta một khảo luận khoa học về các bí tích, nó đã biết thông truyền cho chúng ta các nội dung với một từ vựng và ý niệm chính xác, tới độ được giới thiệu với tất cả sự quyến rũ của một diễn văn rõ ràng và có tính thuyết phục. Đàng khác, tổng kết mà chúng ta đã làm qúa ngắn gọn đến phải hy sinh vài dữ kiện có giá trị, muốn mang tính cách phê bình vì ba lý do. Thứ nhất, để công bằng cần phải chú ý rằng nền thần học không chu toàn hết nhiệm vụ của nó chỉ vì sự kiện đã đạt tới một sự rõ ràng có hệ thống nào đó. Lý do thứ hai, vì người ta tiếp nhận tận gốc rễ các hạn hẹp và các điều kiện đã gây ảnh hưởng trong một thời gian lâu dài trên nền thần học, và còn hơn nữa trên công tác mục vụ các bí tích. Lý do thứ ba, bởi vì khi ý thức đựơc các khó khăn không thể giải quyết được hay đã được dấy lên bởi nền thần học trước đây, thì dễ hiểu các nỗ lực nhằm phát triển nền thần học ngày nay.

Kết luận, chúng ta cũng phải minh xác rằng bên trong nền thần học bí tích kinh viện, thánh Toma đáng được đề cập đến một cách riêng rẽ, vì sự toàn vẹn và tuyệt diệu trong tư tưởng của người so sánh với các thần học gia thời đó, và nhất là vì thánh nhân đã biết duy trì vài giá trị đã bị các thần học gia khác dìm đi hay loại bỏ. Ở đây chỉ xin nhắc lại hai giá trị thôi: thứ nhất thánh Toma nhấn mạnh rằng các bí tích không bao giờ chỉ là các phương thế thánh hóa, mà cũng và luôn luôn là sinh hoạt phụng tự của Giáo Hội nữa. Thứ hai là khả năng của thánh nhân trong việc thiết lập một mối dây gắn bó chặt chẽ giữa các bí tích và các mầu nhiệm của lịch sử cứu độ. Đối với thánh Toma, các bí tích chắc chắn là ”signum indicativum” dấu chỉ chỉ cho thấy một sự kiện cứu rỗi hiện diện, nhưng các bí tích cũng là ”signum rememorativum” dấu chỉ nhắc nhở các biến cố cứu độ vĩ đại mà Thiên Chúa đã thực hiện nơi Chúa Kitô, và từ đó sự kiện cứu rỗi hiện nay rút ra nguồn gốc và ý nghĩa. Ngoài ra, các bí tích là một ”signum prognosticum” dấu chỉ tiên báo trước các mục tiêu mà ơn cứu độ do các bí tích hoạt động, hướng tới. Trong các dữ kiện này đã có trong hạt nhân tất cả nền thần học của các bí tích như là tưởng niệm. Rất tiếc là truyền thống thần học của các thế kỷ sau đã chỉ hạn chế nơi việc tiếp nhận từ thánh Toma các dữ kiện, mà thánh nhân đã có chung với các thần học gia khác, và nền thần học kinh viện đã nêu bật một cách rõ ràng, nhưng không đi xa hơn.

́(Than Hoa Kinh Thanh bai so 1177)

Linh Tiến Khải

Nguồn: RV

Chia sẻ Bài này:
[1] [2] [3]