- Legio Mariae – Đạo Binh Đức Mẹ - https://daobinh.com -

Chương 39 CÁC ĐIỀU CỐT YẾU TRONG HOẠT ĐỘNG TÔNG ĐỒ CỦA LEGIO

Thủ Bản Số Lề 448   –    Đọc sách Thủ Bản >> Thuban.pdf [1]

441) Thiên Chúa cần chi đến sự trợ giúp của Đức Mẹ – một thụ tạo ?
* Thiên Chúa có thể không cần đến Đức Mẹ, cũng như không cần đến tính loài người của Chúa Giêsu. Nhưng trong kế hoạch Thiên Chúa, lúc quyết định chương trình cứu chuộc loài người, Đức Mẹ đã có trong ý định của Thiên Chúa, bên cạnh Chúa Cứu Thế, làm Mẹ Đấng Cứu Thế và là Mẹ những ai nên một với Chúa.

442) Bằng chứng nào nói lên vai trò của Đức Mẹ trong kế hoạch của Thiên Chúa ?
* Thiên Chúa ngăm đe Satan, hứa ban Đấng Cứu Thế sau khi hai con người đầu tiên phạm tội: “Ta sẽ đặt mối thù giữa ngươi và người Nữ, giữa bè lũ ngươi và giống nòi của Bà ấy; Bà sẽ đạp nát đầu ngươi”.

443) Hệ quả tất yếu của vai trò Đức Mẹ trong kế hoạch của Thiên Chúa là gì ?
* Đức Maria, từ đời đời đã được nâng lên một địa vị cao trội mọi loài, không gì sánh nổi kể cả các tổ phụ, các thánh, các tiên tri, vua chúa…Vì Đức Maria là thọ tạo duy nhất được Chúa chỉ định làm người công tác trong việc Cứu Chuộc.

444) Các tiên tri đã nói gì về vai trò của Đức Mẹ ?
* Đức Mẹ và Con của Người cùng thực hiện việc Cứu rỗi nhân loại.

445) Ý nghĩa của việc truyền tin cho Đức Mẹ là gì ?
* Việc truyền tin là cuộc Hội Nghị Hòa Bình giữa Thiên Chúa và Nhân Loại, giữa đại diện Thiên Chúa là Sứ Thần và đại diện nhân loại là Đức Trinh Nữ Maria mà Legio nhận là chủ tướng của mình.

446) Diễn tiến cuộc Hội Nghị Hòa Bình giữa Thiên Chúa và nhân loại như thế nào ?
* Đại sứ của Thiên Chúa mang ủy nhiệm thư đề nghị việc Nhập Thể.
* Đại diện nhân loại đắn đo trước đề nghị của Sứ Thần Thiên Quốc.
* Sau khi mọi thắc mắc được giải tỏa, đại diện nhân loại: “Xin Vâng”. Lập tức chương trình Cứu Chuộc được thực hiện, bản hòa ước được ký kết: Ngôi Hai Thiên Chúa Nhập Thể.

447) Chúng ta rút được điều gì từ biến cố truyền tin ?
* Mặc dầu việc chọn “Người Nữ” nằm trong kế hoạch của Thiên Chúa (ST3,15) nhưng Thiên Chúa vẫn tôn trọng tự do của con người mà Thiên Chúa muốn Cứu Chuộc qua việc để “Người Nữ” (đại diện nhân loại) tự do lựa chọn. Và chỉ khi vị đại diện nhân loại thưa lời xin vâng, Thiên Chúa mới thực hiện kế hoạch của Người. Từ đó, chúng ta rút ra bài học: “Tình yêu dù thiết tha đến đâu cũng phải đặt trên nền tảng tự do mới trọn vẹn.

448) Giá trị của lời “Xin Vâng” là gì ?
* Lời “Xin Vâng” đã cáo chung thời đại cũ khai mạc một thế giới mới, ứng nghiệm lời các Tiên Tri, tạo khúc quanh lịch sử muôn đời; tạo lại đường liên lạc từ trời xuống đất để đưa nhân loại về trời.

449) Nói rằng đạo không có Đức Maria không phải là đạo của Chúa Kitô có quá đáng không ?
* Thưa không. Bởi chính nhờ sự tự do ưng thuận của Đức Maria qua lời “Xin Vâng” mà Đức Kitô mới nhập thể trong lòng Mẹ Maria. Như vậy, chính Đức Maria đã mang Chúa Kitô, tức Đạo Chúa Kitô đến cho thế gian. Chẳng thế mà Thiên Sứ đã chào Mẹ là “Bà Đầy Ơn Phúc” và muôn đời Mẹ lại chẳng đáng được suy tôn là Bà có phước sao?

450) Hành trình lập “Nước Kitô”, luôn được Mẹ Maria đồng hành cùng Chúa Kitô, chứng minh.
* Việc chuẩn bị cho Gioan lãnh sứ mạng Tiền Hô, Chúa đã thánh hóa Gioan nhờ dịp Đức Mẹ thăm viếng, phục vụ bà Jsave.
* Trong đêm Giáng Sinh, dân thành Belem xua đuổi Mẹ là cùng xua đuổi Chúa Kitô, đấng họ đang mong chờ.
* Mục đồng được Chúa kêu mời tới gặp là gặp luôn cả Mẹ Maria.
* Ngày hiển linh, đại diện dân ngoại (3 vua) gặp Đức Maria rồi mới xin gặp Chúa Con.
* Chúa Con hiến mình cho Chúa Cha qua tay Mẹ Maria.
* Tại tiệc cưới Cana , Chúa chỉ làm phép lạ do lời yêu cầu của Đức Mẹ.
* Trên đồi Calve, Đức Mẹ đại diện nhân loại như ngày Truyền
Tin, dâng con Mẹ như của lễ đền tội.

451) Khi Chúa Giêsu về trời, có phải nhiệm vụ của Mẹ Maria đã chấm dứt ?
* Không, lời trăn trối của Chúa Giêsu trên Thập Giá đặt ra cho Mẹ một sứ mạng mới là chăm sóc Thân Mầu Nhiệm Chúa Kitô (Giáo Hội) như khi chăm sóc chính Thân Chúa khi còn ở trần gian. Mọi hoạt động của Mẹ giờ đây được gắn liền với hoạt động của Chúa Thánh Thần.

452) Đức Maria là một tạo vật có nhiều quyền thế, có làm giảm uy quyền của Thiên Chúa không ?
* Không. Chính Chúa sắp xếp và trao cho Mẹ nhiều quyền năng càng làm sáng tỏ lòng từ bi và quyền Toàn Năng của Chúa. Do đó ta phải dâng tất cả cho Chúa nhưng hiệp với Đức Mẹ để dâng.

453) Để được thừa hưởng đầy đủ ơn phúc của Mẹ từ giây phút truyền tin đem lại, chúng ta làm gì ?
* Mọi việc chúng ta làm phải đi đôi với lời “Xin Vâng” của Mẹ, nghĩa là phó thác tất cả cho Mẹ.
* Mọi việc làm, mọi kinh nguyện đều chung tình hiệp ý với Mẹ để ngợi khen Thiên Chúa.

454) Ta phải tôn sùng Đức Maria thế nào cho đầy đủ và phong phú ?
* Làm việc gì chúng ta cũng xác nhận và tri ân việc “Thiên Chúa đã thực hiện nơi Đức Maria những vụ trọng đại và muôn đời sẽ khen ngợi Đức Mẹ là Bà có Phước”. Hãy giữ đủ không bớt danh hiệu nào mà Đức Maria đã có với địa vị quan trọng của Đức Mẹ trong đời sống Kitô Hữu.
* Tôn sùng Đức Maria không gì đầy đủ và phong phú cho bằng là “cùng Mẹ đem ánh sáng Phúc Âm cho những người còn ngồi trong bóng tối thiếu Đức Tin”.

455) Để việc tiếp xúc với người tội lỗi và bị xã hội bỏ rơi được thành công, người Legio phải thế nào ?
* Hết sức dịu hiền, lắng nghe, theo dõi người đại diện trình bày. Từ bi, hiền lành, dịu dàng là đặc tính nổi bật, là linh hồn của Legio. Cứng rắn là ra ngoài đường lối của Mẹ.
* Hết sức nhẫn nại. Hãy noi gương Chúa, chính Chúa đang nhẫn nại trong linh hồn xấu xa ấy. Phải bám sát tội nhân, phải đưa họ trở lại, phải cứu Đức Giêsu sắp chết vì họ đang đóng đinh, lăng mạ Chúa.

456) Động cơ nào khiến người Legio phải dịu hiền, nhẫn nại với hạng người tội lỗi và bị xã hội bỏ rơi đó ?
* Vì linh hồn là vô giá. Vô giá đến nỗi Chúa đã bỏ trời cao, mặc xác phàm, đồng hành với nhân loại và chịu chết thay cho nhân loại để Cứu Chuộc linh hồn họ.

457) Người Legio dũng cảm là người thế nào ?
* Là người dám xông pha vào nơi mà biết trước mình có thể bị chế diễu, phải nghe những giọng tức giận, những lời công kích, những cái nhìn chế nhạo, không sợ kẻ khác cho là thầy đời, đạo đức giả…

458) Lý lẽ của kẻ sợ dư luận là gì ?
* Để bào chữa cho tính sợ dư luận, người ta thường đưa ra những lý lẽ như: “Phải dè dặt, phải tôn trọng tự do”, “việc này không hy vọng”, để “chờ ai đi trước tôi sẽ theo”…

459) Hậu quả của tính sợ dư luận là gì ?
* Việc chăm các linh hồn trở nên hời hợt, không tận tình.

460) Trong công tác tông đồ nếu chỉ có Đức Tin không đã đủ chưa ?
*  Chưa đủ. Đức Tin phải dũng cảm mới có thể đảm đương và tiến hành không nghi ngại những công việc lớn lao cho sáng danh Chúa và cứu rỗi các linh hồn. Đức Tin không có hy sinh, thiếu can đảm thì tình yêu, lòng trung thành và kỷ luật chỉ là trống rỗng.

461) Trong công tác tông đồ, sự cố gắng đến đâu được cho là đủ ?
* Sự cố gắng không thể đo lường, giới hạn được nhất là đối với các linh hồn. Trong mọi việc, dễ cũng như khó phải tận lực hy sinh, triệt để hy sinh bất cứ giá nào.

462) Hành động tượng trưng là gì ?
* Gặp việc khó thực sự, hãy áp dụng chiến thuật chia rẽ địch nghĩa là chia việc khó làm nhiều bậc từ dễ đến khó. Bắt tay vào bậc dễ nhất rồi tuần tự nhi tiến. Quan trọng là phải hành động, cầu nguyện không chưa đủ. Phải bắt đầu một bậc với Đức Tin và cách nào khả thi nhất.

463) Tinh thần hoạt động của người Legio phải như thế nào ?
* Phải sống động, có giá trị cải biến hội viên. Tinh thần ấy là ân sủng của Chúa nhờ sự cố gắng của mình. Cho nên “Nếu không muốn làm việc tích cực và thiết thực thì không có lý do gì để lập Legio. Chiến sĩ mà từ chối giao tranh, mang danh chiến sĩ làm gì? Hội viên nào từ chối làm những việc tích cực, không đáng mang danh hiệu Legio Maria. Những việc đạo đức không thể thay thế việc tích cực mà Legio phải làm”.

464) Praesidium phải kiểm soát công việc nghĩa là gì ?
* Hội viên không được tự mình nhân danh Legio để làm việc theo ý riêng, mà phải làm theo sự phân công của Praesidium.

465) Nếu chỉ hoạt động theo sự phân công của Praesidium, có làm cho hoạt động của Legio bị trói buộc, giới hạn, làm mất hiệu năng và tính năng động của Legio ?
* Bên cạnh công tác được chỉ định, người Legio phải luôn luôn nhạy bén, có phận sự “ứng trực”, trước những tình thế cấp bách. Người Legio phải hiểu kỷ luật là dẫn chúng ta tiến, chứ không phải kéo lui.

466) Việc Legio buộc công tác thăm viếng phải đi hai người có ý nghĩa gì ?
* Để bảo vệ hội viên Legio.
* Đi công tác hai người là nguồn khích lệ nhau.
* Công tác hai người có đóng ấn kỷ luật.

467) Có trường hợp nào được đi một người ?
* Đi công tác một người là ngoại lệ, Praesidium cần phải cứu xét cẩn thận.

468) Tính cách âm thầm của công tác Legio có ý nghĩa và giá trị gì ?
* Việc làm của Legio mang tính âm thầm vì nó phải được bắt đầu từ trong tâm hồn người hội viên và phát triển trong họ tinh thần sốt sắng và yêu thương. Nhờ đó đem lại lợi ích thiết thực là giúp cho dân chúng có được một đời sống và một quan niệm Công Giáo mãnh liệt.
* Sự âm thầm giúp cho người được thăm dễ dàng thổ lộ nỗi lòng một khi họ đã tin tưởng ta như người bạn thân.

469) Thăm viếng từng nhà có lợi ích gì ?
* Thăm lần lượt từng nhà, không phân biệt lương giáo, ngoan đạo hay khô khan…làm người được thăm không cảm thấy khó chịu vì bị để ý. Điều cần nhất là không nên đề cập đến vấn đề tôn giáo mà chỉ để thiết lập mối tình thân hữu.

470) Legio cấm việc trợ vật chất, điều đó có đi ngược bác ái Chúa dạy ?
* Không. Legio được thiết lập để đem của thiêng liêng đến cho từng người. Việc cho của thiêng và của vật chất trong thực tế không thể đi đôi. Cho nên nếu “tặng phẩm là chìa khóa mở cửa đối với đoàn thể khác, nó là chìa khóa đóng cửa lại đối với Legio”.

471) Nếu hội viên có lý do riêng thấy cần phải giúp đỡ phải làm sao ?
* Hãy ẩn danh, và nhờ người bạn thân hay hội viên từ thiện trao dùm để tránh rắc rối cho Legio.

472) Legio không quyên tiền lấy gì hoạt động ?
* Legio cấm ngặt, không thể lợi dụng lúc đi công tác để quyên tiền. Legio hoạt động bằng chính nội lực của mình và bằng sự tự nguyện giúp đỡ của người khác.

473) Legio có làm chính trị không ?
* Tuyệt đối không. Đức Pio XI nói: “Công giáo tiến hành ở trên và ở ngoài các đảng phái chính trị; không có ý hoạt động như một đảng chính trị”.

474) Phạm vi và cách thức hoạt động của Legio là gì ?
* Phạm vi hoạt động của Legio là thăm tất cả mọi đối tượng: ngoan đạo, khô khan, bỏ đạo, rối…cả không đạo, không trừ một ai ở bất cứ đâu. Phương cách là đến với từng người.
* Với người lạc đạo, ngoại giáo, người Legio phải càng gia tăng cố gắng với đức tin mạnh mẽ lòng can đảm phi thường và nhẫn nại không mệt mỏi. Với những người chỉ biết lo phần rỗi cho mình thì thúc đẩy họ sốt sắng tham gia hoạt động hay sống đạo đức hơn.

475) Bí quyết nào gây được sự ảnh hưởng khi đi thăm viếng ?
* Đó là tình thương. Nếu không gây được tình thân hữu giữa hội viên Legio và người được thăm viếng không thể làm việc có ích lợi thiết thực và lớn lao.

476) Thánh Augustino có một phương châm rất phù hợp đường lối hoạt động của Legio. Phương châm ấy là gì ?
* “yêu đi rồi muốn làm gì thì làm”.

477) Đức Mẹ muốn gì ở người hội viên Legio thăm viếng người anh em ?
* Đức Mẹ muốn chúng ta yêu thương chăm sóc người anh em khi thăm viếng là yêu thương chăm sóc Nhiệm Thể của Con Mẹ, như xưa Mẹ đã thương và lo cho bản thân Chúa Con. Đức Mẹ sẽ giúp đoàn quân của Mẹ biết yêu.

478) Khi thăm viếng cơ quan, gặp chuyện rắc rối giữa hai phe, người Legio can thiệp cách nào ?
* Chớ nên can thiệp. Chỉ nên cảm thông nghe họ kể nỗi lòng, cố giữ bình tĩnh nhẫn nhục khi nghe, và chỉ được làm thế thôi.

479) Nghĩ sao khi có người quan niệm vào Legio để đi khuyên người ? Phải có thái độ như thế nào cho đúng ?
* Nếu chỉ nghĩ đơn giản như vậy là không đúng, sẽ làm cho người Legio nâng mình lên. Phải luôn luôn nhớ rằng người Legio đến với anh em như người dưới đến với người trên, tớ đến với chủ trong tinh thần phục vụ, chứ không phải là để dạy bảo, giảng đạo. Sứ mạng của Legio không cho phép họ tự đặt mình làm quan tòa xét xử anh em, hoặc tự coi mình như mẫu mực. Hãy kính trọng người khác tận đáy lòng. Legio không bao giờ phê phán họ, hãy suy nghĩ mắt dịu dàng của Mẹ khi nhìn đoàn con rồi sống như Mẹ.

480) Tiêu chuẩn sống của người hội viên Legio là gì ?
* Phải vươn lên, nêu gương mẫu đạo đức trong đời sống thường ngày.

481) Thái độ của người hội viên khi bị chống đối  phải thế nào ?
* Người Legio không ngại khi bị chống đối, miễn sao không làm sai đường lối Legio. Hãy lấy tình thương, sự dịu hiền, điềm tĩnh và thận trọng sẽ thu phục được lòng người. Đừng làm nhục ai, đừng ép ai phục mình vì không ai thích người chỉ biết lướt thắng kẻ khác.

482) Nếu với lòng nhiệt thành và anh dũng theo đuổi một công việc mà kết quả lại nhỏ bé, người hội viên có được nản chí không ?
* Hội viên không mong kết quả to nhưng không được làm với tinh thần chủ bại và không bao giờ được nản chí. Với lòng nhiệt thành, chí anh dũng kiên trì và sự trợ giúp của Mẹ, khi một tội nhân trở lại sống lành, sẽ kéo theo sau mình một đoàn người rất dài tiến về Thiên Đàng. Đừng quên rằng nếu phải vất vả cả đời để ngăn chặn một tội trọng cũng đáng thưởng công rồi.

483) Khi muốn sữa lỗi ai, chị Edel Quinn thường làm cách nào ?
* Chị chạy đến nhờ Đức Mẹ.

484) Lực lượng địch không làm ta nao núng, nhưng sự bực tức làm ta nản chí. Để lướt thắng, người Legio phải làm sao ?
* Hãy nhìn lên Thánh Giá Chúa. Những trở ngại không do lỗi của ta là dấu khổ giá mà thiếu nó hoạt động thiếu tính chất thiêng liêng. Dấu Thánh Giá là biểu hiện của hy vọng.

485) Người Legio nghĩ gì khi gặp thất bại ?
* Với niềm tin, người Legio luôn lạc quan, họ nghĩ rằng đó chính là thành công lớn hơn được hoãn lại.

486) Trước khuyết điểm của Praesidium hoặc của hội viên, thái độ của người hội viên phải thế nào ?
* Phải nhẫn nại vì nếu không nâng đỡ, họ còn thấp kém hơn nhiều. Phải nâng cao mức sống đạo đức của họ bằng bất cứ giá nào vì đó sẽ là men tốt nhất giữa cộng đồng.

487) Tại sao Legio không biếu quà cho hội viên ?
* Legio cấm cho tiền hay quà cho hội viên vì sợ sẽ tạo gánh nặng tài chánh cho họ. Món quà quý giá và ý nghĩa nhất là hãy tặng nhau “bó hoa thiêng liêng”.

488) Legio thành lập, có nên hạn chế theo từng giai cấp ? tại sao ?
* Legio thành lập không nên giới hạn trong một giai cấp xã hội hay nghề nghiệp mà phải gồm đủ mọi tầng lớp xã hội. Có thế việc thăm viếng mới có hiệu lực, đáp ứng mọi đối tượng, mọi nhu cầu của xã hội.

489) Phương châm sống của người hội viên Legio là gì ?
* Sống hòa hợp là thể hiện Tình Thương Nhiệm Thể, đem lại ảnh hưởng thánh hảo cho xã hội.

490) Chướng ngại lớn nhất cho việc tông đồ là gì ?
* Là tính nhút nhát, là sự nhu nhược của người lành. Hãy cho hội viên làm quen với những việc tầm thường. Khi đã có kinh nghiệm, cho họ làm những việc khó dần.

491) Trước nguy cơ, người Legio phải có thái độ nào ?
* Người Legio không chấp nhận thái độ cầu an của người hèn nhát, mà phải đưa ra những phần tử thiện chiến tấn công lập tức.

492) Trong trận chiến của Giáo Hội, mục đích của Giáo Hội là gì ?
* Là chiến đấu với ma quỷ, chinh phục những kẻ chống đối Hội Thánh vì phần rỗi linh hồn họ.
* Là mở rộng Hội Thánh.
* Là dẫn đưa các linh hồn đến kết hợp với Đức Kitô.

493) Trong trận chiến của Giáo Hội, người Legio giữ vai trò gì ?
* Legio phải đi tiên phong trong trận chiến của Giáo Hội. Là con của Đức Maria, Legio tin tưởng rằng qua sự chết và sống lại của Đức Kitô, mọi quyền lực tội lỗi trong thế gian đã bị khuất phục. Và Chúa Thánh Thần sẽ giành chiến thắng này cho ta tùy sự kết hợp của ta với Đức Maria trong cuộc chiến của Giáo Hội.

494) Ảnh hưởng của những ảnh tượng, áo Đức Bà…như thế nào trong đời sống đạo đức ? Người Legio có bổn phận gì ?
* Những ảnh tượng, áo Đức Bà, tràng hạt…là những kênh rạch mà Thiên Chúa muốn dùng để ban ân sủng. Người Legio khuyến khích phổ biến, phân phát những vật thánh, là những Á Bí Tích giúp gia tăng lòng đạo đức.

495) Hội Thánh dạy ta những gì về Đức Mẹ ?
* Đức Lêo XIII thích giảng về Đức Mẹ để gieo và lòng mọi người tình yêu mến Đức Mẹ.
* Công đồng Vatican 2 tuyên bố Đức Maria là Mẹ của mọi người, là mẫu mực cho hoạt động tông đồ.
* Đức Phaolô 6 dạy phải hiểu biết nhiều về chức làm Mẹ của Đức Maria để chia sẽ cho anh em nghèo. ĐTC đã dâng loài người cho Trái Tim Mẹ và tôn phong Đức Maria là Mẹ của hiệp nhất của ân sủng.

 

Chia sẻ Bài này:
[2] [3] [4]