- Legio Mariae – Đạo Binh Đức Mẹ - https://daobinh.com -

Giáo Hội và Ơn Cứu Chuộc

Vấn đề có  Ơn Cứu Chuộc  ngoài Giáo Hội Công Giáo hay không một lần nữa lại được đặt ra nhân bài giảng của đức giáo hoàng Phan Xi  Cô khi ngài đưa ra nhận định = Chúa đã cứu chuộc tất cả chúng ta, tất cả chúng ta với Máu của Đức Kitô tất cả chúng ta không riêng gì người Công Giáo. Tất cả mọi người, thưa cha cả những người vô thần sao ? Kể cả những người vô thần. Tất cả mọi người và Máu này biến chúng ta thành con cái hạng nhất của Thiên Chúa” ( Nguồn Lm Thomas Rosica CBS. Ghi chú giải thích và ý nghĩa của “ Ơn Cứu  Độ” trong bài giảng thường nhật của đức Thánh cha Phanxicô – 05. 6 . 2013 ).

Tuy chỉ là bài giảng trong Thánh Lễ thường nhật chứ không phải tại một phân khoa hay học viện thần học. Thế nhưng dẫu sao đây cũng là phản ảnh của một quan điểm thần học và quan điểm này đã được giải thích cách rõ ràng hơn như sau “ kinh Thánh nói rõ cho chúng ta rằng Thiên Chúa muốn tất cả mọi người được cứu độ ( 1Tm 2, 4). Giao ước bình an mà Thiên Chúa ký kết với Noe sau lụt hồng thủy chưa bao giờ bị bãi bỏ. Trái lại chính Con Thiên Chúa đã đóng dấu xác nhận giao ước đó với uy quyền của tình yêu hy sinh chính mình cho hết thảy mọi người. Đức Thánh cha Phanxicô cảnh giác các người Công Giáo đừng coi những ai không là thành viên của Hội Thánh là quỷ dữ và ngài đặc biệt bênh vực những người vô thần khi nói rằng xây những bức tường chống lại những người không Công Giáo dẫn tới việc “ giết chết nhân danh Thiên Chúa” ( Nguồn Lm Thomas Rosica CBS đã dẫn ).

Quả thật Thiên Chúa Đấng Cứu Độ hết thảy nhưng đồng thời còn muốn cho họ nhận biết chân lý.” Đó là điều tốt đẹp và đẹp lòng Thiên Chúa Đấng Cứu Độ chúng ta. Đấng muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý. Thật vậy chỉ có một  Thiên Chúa và chỉ có một Đấng Trung Gian giữa Thiên Chúa và loài người đó là một con người Đức Giêsu Kitô. Đấng đã tự hiến làm giá chuộc mọi người” ( 1Tm 2, 3 -6).

Ở đây ta thấy có sự quan hệ mất thiết giữa Cứu Độ và nhận biết chân lý. Con người chỉ có thể được cứu khi nhận biết chân lý. Ngược lại không nhận biết chân lý thì không thể được cứu. Đức Kitô  đã nêu rất rõ về mối quan hệ này “ Chúa Giêsu bèn phán với những người Do Thái đã tin Ngài rằng = Nếu các ngươi cứ ở trong Đạo Ta thìthật là môn đệ Ta. Các ngươi sẽ nhận biết sự thật và sự thật sẽ giải thoát các ngươi” ( Ga 8, 31 -32).

Như lời Chúa nói, để nhận biết sự thật thì nhất thiết cần phải ở trong Đạo Chúa. Có ở trong Đạo Chúa thì mới nhận biết sự thật, ngược lại thì không. Giáo Hội do Đức Kitô thiết lập là Giáo Hội Tông Truyền, bởi đó  không thể không đi theo con đường Đạo Chúa để nhận biết sự thật. Thế nhưng việc theo Chúa là điều hết sức khó khăn. Lịch sử cho thấy trên bước đường theo Chúa Giáo Hội gặp hết cơn khủng hoảng này đến cơn khủng hoảng khác và rồi chính trong bối cảnh những cơn khủng hoảng đó  Giáo Hội sở dĩ có thể vượt qua là bởi nhờ nắm giữ được nguyên tắc “ Ngoài Hội Thánh không thể có Ơn Cứu Chuộc” ( Extra Ecclesiam nulla salus ).

Nói rằng Giáo Hội vượt qua khủng hoảng, điều ấy chỉ có ý nghĩa khi sự vượt qua đó là để tiếp tục việc kiếm tìm chân lý. Ngược lại nếu không tìm kiếm thì Giáo Hội chẳng những không  thoát khủng hoảng mà còn chìm sâu trong đó. Cuộc khủng hoảng hiện nay hầu như đi vào bế tắc,  lý do là bởi  Giáo Hội đã thay đổi bản chất  không còn là Giáo Hội Tông Truyền để thành ra như là Bí Tích của sự hiệp nhất “ Công Đồng Vatican II đã dành trọn chương I của Hiến Chương về Hội Thánh Lumen Gentium để “ định nghĩa” Hội Thánh được coi như là một Bí Tích nghĩa là dấu hiệu và là phương tiện hiệp nhất loài người ( LG I ). Với tính cách đó HT là nơi tụ họp tất cả những người Thiên Chúa đã chọn gọi kể từ Abel người chính trực cho tới người được chọn cuối cùng ( LG 2 ). Hội Thánh là Nước Thiên Chúa đã được Đức Kitô khai sáng dưới trần như một hạt giống hứa  hẹn một mùa gặt lớn ( LG 3, 5 – Lm T.Cẩm Kitô giáo và các tôn giáo khác ).

Đối với thần học hiện nay thì Đức Kitô không thiết lập HT nhưng là khai sáng Nước Trời như một hạt giống. Đang khi đó  Chúa  lập Hội Thánh thông qua  cá nhân Thánh Phêro với đầy đủ năng quyền cần thiết “ Còn Ta lại bảo ngươi rằng ngươi là Phêro, Ta sẽ lập HT Ta trên vầng đá này, cửa Hỏa Ngục cũng chẳng thắng được nó. Ta sẽ giao chìa khóa Nước Trời cho ngươi. Hễ điều gì ngươi cầm buộc dưới đất thì trên trời cũng cầm buộc và điều gì ngươi cởi mở dưới đất thì trên trời cũng cởi mở” ( Mt 16, 18 – 20 ).

Chúa giao chìa khóa Nước Trời cho  Thánh Phêro tức cũng là giao cho Hội Thánh Tông Truyền. Việc Chúa giao chìa khóa cùng với  quyền bính tối thượng  như thế  tất cả cũng không ngoài mục đích để Giáo Hội bước đi trên con đường tìm kiếm hầu gặp được  Đấng Cha như lời Đức Kitô khẳng định “ Ta là đường là sự thật và là sự sống, không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” ( Ga 14, 6 ).

Chỉ  có con đường Đức Kitô mới có thể nhận biết  Đấng Cha cũng là sự sống đời đời “ Sự sống đời đời là nhận biết Cha tức là Chân Thần Duy Nhất cùng Giêsu Kitô mà Cha đã sai đến” ( Ga 17, 3). Con đường nhận biết, gặp được Đấng Cha tức sự sống đời đời ấy chúng ta chỉ có thể thực hiện cùng với Giáo Hội Tông Truyền  bởi đơn giản là vì Chúa …muốn như thế. Chúa thông biết mọi sự và điều Chúa…muốn đó trong hai ngàn năm qua dù trong muôn vàn chông gai trở ngại  nhưng Giáo Hội vẫn vượt qua  bởi đây là Dân của Giao Ước.

I/-  Giáo Hội – Dân của Giao Ước

        Đúng như Hc Lumen Gentium định nghĩa = Hội Thánh là nơi tụ họp tất  cả những người Thiên Chúa chọn gọi. Thế nhưng người được chọn gọi đầu tiên không phải  Abel nhưng là Ap ra ham tổ phụ của Dân Riêng “ Vả Đức Giehova có phán cùng Apraham rằng = Ngươi hãy ra khỏi quê hương vòng bà con  và nhà cha ngươi mà đi đến  XỨ  Ta sẽ chỉ cho. Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân tộc lớn. Ta sẽ ban phước cho ngươi cùng làm nổi danh ngươi và ngươi sẽ trở thành nguồn phước đức” ( St 12, 1 -2).

Thiên Chúa hứa với Apraham cho trở thành một dân tộc lớn. Dẫu vậy dân tộc lớn ấy chỉ bao gồm những con người được chọn có nghĩa phải được sinh ra bởi dòng chính thất. Apraham ngoài bà vợ chính thất tên  Sara còn có nàng hầu Aga người Ai Cập, bà này sinh ra Itmaen về sau đã được dân Hồi Giáo nhận làm tổ phụ. Người này tuy cũng là con của Apraham nhưng không phải người được chọn, có nghĩa không được thừa hưởng sản nghiệp của cha mình. Thánh Phaolô  giải thích ý tưởng  này một cách chính xác “ Hỡi anh em chúng ta là con cái của Lời Hứa cũng như Isaac, nhưng trước kia kẻ sanh ra theo xác thịt  bắt bớ kẻ sanh ra theo Thánh Linh thì hiện nay cũng vậy. Song Kinh Thánh có nói gì ? = Hãy đuổi con đòi và con trai  ( Itmaen) nó ra. Vì con trai của con đòi hẳn chẳng được thừa thọ với con trai của đàn bà tự chủ ( Sara). Ấy vậy anh em ơi, chúng ta chẳng phải là con cái  nô lệ nhưng  là con cái  của tự do” ( Gl 4, 28 -31).

Chỉ người được chọn tức con cái  của tự do mới được thừa hưởng gia nghiệp cha mình và gia nghiệp đó cũng chính là  XỨ  sẽ được chỉ cho. Để đi đến XỨ được chỉ cho ấy Thiên Chúa đã chủ động thiết lập Giao ước với con người. Giao Ước tức là những quy định mà con người phải tuân theo. Giao ước đầu tiên Thiên Chúa  ký kết với Maisen trên núi Si Nai  cho đến nay vẫn còn hiệu lực đó là Mười Điều Răn ĐCT. Để đi trên con đường đến  XỨ Thiên Chúa chỉ cho, con người phải thực thi Giao Ước. Thế  nhưng dân Do Thái đã không tuân hành thế nên Thiên Chúa đã lập ra một Giao Ước mới “ Chúa phán, kìa ngày đến Ta sẽ cùng nhà Itsraen  và nhà Giu Đa lập một Giao Ước mới, không phải theo như Giao ước mà Ta đã lập với tổ phụ họ, trong ngày Ta cầm tay dắt ra khỏi đất Ai Cập. Vì chúng không cứ giữ Giao Ước của Ta nên Ta không kể đến chúng, ấy là lời Chúa phán. Chúa lại phán = này là Giao ước  Ta sẽ lập với Nhà Itsraen , sau những ngày đó Ta sẽ để luật pháp Ta trong tâm trí chúng. Ghi tạc nó vào lòng chúng, Ta sẽ làm ĐCT của  chúng và chúng sẽ làm  Dân  Ta” ( Dt 8, 8 -10 ).

Thiên Chúa thiết lập Giao Ước mới ( Tân Ước ) với Đức Giêsu làm Đấng Trung Gian và Đấng Trung Gian này sẽ thay thế Mai Sen để dẫn đường  Dân Chúa vào XỨ  sẽ chỉ cho là Nước Trời mầu nhiệm nội tại “ Nhưng nay Giêsu đã được chức phụng sự càng tôn quý hơn. Chánh như Ngài đã làm Đấng Trung Gian của một Giao ước  tốt hơn, thiết lập trên Lời Hứa cũng tốt hơn. Vì  nếu Giao Ước thứ nhất ( Cựu Ước ) không chỗ trách được thì chẳng cần tìm chỗ nào cho cái thứ hai ( Tân Ước ) ( Dt 8, 6 -7).

Người Do Thái xưa cũng như nay vẫn tin tưởng XỨ Thiên Chúa chỉ cho tổ phụ Apraham là miền đất Canaan nơi vùng Trung Đông ( Palestin ) hiện nay. Thế nhưng đây chỉ là hình bóng của Nước Trời mà Đức Kitô rao giảng. Xứ ấy chẳng ở đâu xa mà có ngay tại cõi lòng “ Người Pharisieu hỏi Chúa Giêsu về Nước ĐCT chừng nào đến thì Ngài đáp = Nước ĐCT không đến cách mắt thấy được. Người ta cũng không thể nói được = đây này hay đó kia, vì này nước ĐCT ở trong lòng các ngươi” ( Lc 17, 20 -21).

Không thể nói ở đây hay đó kia bởi vì Nước Trời vượt thoát cả không gian lẫn thời gian. Nước Trời là nước mầu nhiệm nhưng lại vốn sẵn đủ nơi tâm hồn, chỉ cần quay về là gặp. Cuộc hành trình của Dân Chúa để đi đến  XỨ sẽ được chỉ cho ấy rút cục chẳng ở đâu xa  mà đã sẵn đủ ở nơi lòng mỗi người. Mặc dù Nước Trời vốn sẵn đủ nhưng không một ai nhận ra ngoại trừ Đức Giêsu Kitô  và Ngài đến cõi thế chỉ với mục đích để rao giảng về Nước Trời này “ Có quần chúng kéo đi tìm Ngài  theo kịp muốn giữ Ngài ở lại với họ. Nhưng Ngài nói = Ta còn  cần phải rao giảng Tin Mừng cho các thành thị khác. Vì cốt tại  việc đó mà Ta được sai đến” ( Lc 4, 42 -43).

Sứ mạng của Chúa là rao giảng Tin Mừng Nước Trời  nhưng Nước Trời đó vốn vẫn sẵn đủ ở nơi mỗi người, chỉ bởi  u mê con người đã không nhận ra chân lý cao cả đó để rồi  giết chết Chúa Đấng  cứu chuộc họ.

II/-  Đức Giêsu Kitô –  Đấng Cứu Chuộc

Chúng ta có nhiều danh xưng khác nhau để nói về Đức Kitô, chẳng hạn Đấng Cứu Thế, Đấng Cứu Độ hoặc  Đấng Cứu Chuộc. Cả ba danh xưng được dùng để ám chỉ về một con người và dĩ nhiên đều đúng. Thế nhưng tại sao lại là Đấng Cứu Chuộc ? Người  ta chỉ có thể  chuộc hay chuộc lại cái gì trước đó đã là của mình. Ngược lại không ai lại chuộc cái không  phải của mình. Người cha chỉ chuộc về đứa con ruột yêu quý chứ đâu chịu mất tiền mất bạc để…chuộc về đứa con nuôi ngỗ nghịch làm gì. Mặt khác cái giá của việc chuộc lại ấy cần phải tương xứng với giá trị của  nó. Nếu đứa con được chuộc ấy là con thừa tự của một đại gia thì cái giá mà bọn bắt cóc đòi hỏi tất nhiên phải rất chi là lớn.

Đức Kitô là Đấng Cứu Chuộc và để cứu chuộc Ngài đã phải trả cái giá rất đắt là chính mạng sống mình “ Con Người đến không phải để được người ta phục vụ bèn để phục vụ người ta và phó mình làm giá cứu chuộc nhiều người” ( Mt 20, 28 ) Có một câu hỏi cần đặt ra, tại sao Chúa phải chuộc với cái giá đắt như vậy ? Xin thưa là vì hết thảy con người đều được dựng nên là Hình Ảnh Thiên Chúa ( St 1, 26 ). Là Hình Ảnh có nghĩa chúng ta từ trong yếu tính  đã là Con Thiên Chúa. Tuy nhiên do bởi ảnh hưởng của Tội Nguyên Tổ chúng ta dường như đã QUÊN bẵng đi cái phẩm giá Con Thiên Chúa ấy ở nơi mình. Đức Kitô xuống thế mạc khải về Đấng Cha có nghĩa để cho chúng ta có thể  NHỚ lại mình cũng là Con Thiên Chúa như Ngài không mảy may khác biệt.  Thế  nhưng cũng chính vì mạc khải lớn lao ấy  mà Chúa đã bị sỉ nhục và giết chết “ Người Do Thái lấy đá ném Ngài. Chúa Giêsu phán = Ta do Cha Ta mà tỏ nhiều việc lành cho  các ngươi. Vậy vì việc nào trong đó mà các ngươi ném đá Ta ? người Do Thái đáp = Ấy chẳng phải vì việc lành mà chúng ta ném đá ngươi, nhưng vì lộng ngôn, ngươi vốn  là người  mà lại tự tôn là ĐCT. Chúa Giêsu đáp = Trong  Sách Luật các ngươi há chẳng chép rằng Ta đã nói các ngươi là Con Đấng Chí Cao hay sao ? Nếu Đức Chúa gọi những kẻ được nghe Đạo ĐCT là Con Đấng Chí Cao ( mà KT không thể bãi bỏ được ) thì Ta đây là Đấng Cha đã biệt ra Thánh và sai xuống thế gian nói rằng Ta là Con ĐCT, cớ sao các ngươi lại cáo buộc Ta là lộng ngôn ? ( Ga 10, 31 -36 ).

Người Do Thái ném đá và sau đó ít lâu đã kết án chết cho Chúa cũng chỉ vì …tội lộng ngôn phạm thượng “ Ai nấy đều hỏi rằng vậy ngươi là Con ĐCT sao ? Ngài đáp = đúng như các ngươi nói, phải Ta đây. Họ bèn  nói rằng chúng ta còn cần chứng cớ gì nữa. Vì chính chúng ta đã nghe từ miệng ngươi rồi” ( Lc 22, 70 -71).

Chúa đã làm không biết bao nhiêu là việc lành, kể cả cho người chết sống lại. Thế nhưng cuối cùng vẫn bị giết chết chỉ vì người ta cho  Ngài là lộng ngôn. Điều ấy đối với thời đại ngày nay không sao hiểu nổi để rồi có quan điểm cho rằng Chúa Giêsu đã  phải lựa chọn cái chết như điều bắt buộc “ Chắc chắn Đức Giêsu biết rõ những nguy hiểm do những điều Ngài nói và làm mang lại. Herode đang tìm giết Ngài ( Lc 13, 31). Sau sự cố thanh tẩy Đền Thờ nhiều người trong giới lãnh đạo cũng mưu hại Ngài ( Ga 7, 1). Ngài phải lựa chọn = Hoặc sống lén lút hoặc xuất đầu lộ diện. Nếu sống lén lút Ngài không thể gây cho người ta niềm tin vào Nước TC như Ngài đã từng làm. Còn xuất đầu lộ diện để tiếp tục sứ vụ thì chắc chắn phải chết. Đức Giêsu đã chọn giải pháp thứ hai và quả cảm đi lên Gierusalem bởi vì đó là cách duy nhất để tiếp tục phục vụ nhân loại, cách duy nhất để ngỏ lời với thế gian ( Ga 7, 2 -4). Cách duy nhất để làm chứng cho Nước Thiên Chúa. Việc làm nói nhiều hơn lời nói, nhưng cái chết còn nói nhiều hơn việc làm. Đức Giêsu đã chết để Nước TC có thể đến” ( tr 140 – 141) ( chương XVI) Albert Nolan – Đức Giêsu trước khi có Kitô giáo ).

Đức Giêsu đã phải chết để Nước TC có thể đến. lập luận này cũng chẳng khác chi với quan điểm cho rằng “ Nước TC đã được khai sáng dưới trần như một hạt giống hứa hẹn một mùa gặt lớn ( Xem TCẩm đã dẫn ). Với những kiểu lập luận như thế  thì đương nhiên không thể không dẫn đến một thứ Nước Trời tục hóa  hoàn toàn chẳng dính dáng chi tới Nước Trời mà Đức Kitô rao giảng “ Vậy Nước TC mà Đức Kitô rao giảng không phải là một thực thể  ở trên trời  nhưng là thực thể ở thế gian khi người nghèo không còn nghèo, người áp bức không còn bị áp bức. Nó được biểu thị bằng một ngôi nhà hay một đô thị có tường thành bao quanh” ( Albert Nolan SĐD )

Nước Trời không thuộc thế gian ( Ga 18, 36 ) nhưng nay thần học lại nói nó ngay ở thế gian khi người nghèo không còn nghèo, người bị áp bức không còn bị áp bức thì quả thật cái chết của Chúa Giêsu chẳng hóa ra hoàn toàn vô ích sao ? Chúa Giêsu Kitô không hề lựa chọn cái chết như một ý thức chính trị  viển vông  nhưng  vì một Tình Yêu Hiến Dâng  vô cùng cao cả “ Điều răn của Ta đây này = Các con hãy thương yêu nhau cũng như Ta đã yêu thương các con. Chẳng ai có sự thương yêu lớn hơn là vì bằng hữu mà bỏ mạng sống mình. Ví thử  các con làm theo điều Ta truyền dạy thì các con là bằng hữu của Ta. Ta chẳng còn gọi các con là tôi tớ nữa vì tôi tớ chẳng biết điều chủ làm. Song Ta gọi các con là bằng hữu vì Ta từng tỏ cho các con biết mọi điều Ta đã nghe ở nơi Cha Ta. Chẳng  phải các con đã lựa chọn Ta bèn là Ta đã lựa chọn và lập các con để các con đi mà kết quả và hoa trái các con còn luôn mãi” ( Ga 15, 12 -16).

Chúa chỉ cứu những ai Ngài lựa chọn và nếu đã lựa chọn thì đương nhiên sự cứu vớt ấy không thể dành cho hết thảy mọi người. Vả lại  Chúa nói sở dĩ Ngài nâng con người trở nên bằng hữu bởi đã tỏ bày cho chúng ta những gì đã nghe biết nơi Cha của Ngài.  Tất cả những gì Chúa Giêsu nghe biết nơi Cha đều là chân lý. Còn về phần chúng ta để được cứu thì cũng phải nghe được Tiếng Cha tức sự thật ở nơi chính mình./.

Phùng  Văn  Hóa

Chia sẻ Bài này:
[1] [2] [3]