- Legio Mariae – Đạo Binh Đức Mẹ - https://daobinh.com -

Quyền Năng Của Tâm Hồn Biết Ca Ngợi : Chương VII – Niềm Vui Nơi Chúa

Quyền Năng Của Tâm Hồn Biết Ca Ngợi : Chương VII – Phần 1

 

Nêhêmya nói cùng dân chúng: “Niềm hoan lạc nơi Thiên chúa là đồn lũy của các người” (Nê 8,10).

Không lạ gì Chúa Giêsu đã nhắc đi nhắc lại cho các môn đệ hiểu rằng Ngài đã đến không chỉ để đem lại ơn cứu rỗi bằng cuộc tử nạn trên thập giá mà còn ban cho các môn đệ niềm vui mãnh liệt nơi Ngài nữa .

Chúa nói cùng các môn đệ : “Từ trước tới nay các con chưa bao giờ làm điều ấy.” (nhưng từ nay trở đi hãy làm) “Hãy nhân danh Ta mà cầu xin và các con sẽ được, các con sẽ tràn đầy niềm vui” (Yn 19,24).

Niềm vui của Chúa thuộc về chúng ta, chúng ta chỉ việc cầu xin Ngài ban cho niềm vui ấy.

Trước khi bị bắt, Chúa Giêsu đã cầu nguyện : “Xin cho niềm vui của con được trọn vẹn nơi chúng ngõ hầu chúng nhận biết rằng nguồn hạnh phúc trong con đang phát huy nơi chúng, sự hoan hỷ của con lưu lại trong tâm hồn chúng một cách trọn vẹn, niềm hân hoan của con tràn ngập lòng chúng” (Yn 17.13)

Mọi Kytô hữu đã được tái sinh đều hiểu rằng ơn cứu độ là một hồng ân nhưng không, biết rằng đã được tái sinh bởi Thánh Linh ngay khi đón nhận Chúa Giêsu, Đấng cứu thế, trong đức tin. Hơn nữa, một số tín hữu đã khám phá rằng món quà của Thiên Chúa không những chỉ đem đến cho chúng ta ơn tái sinh mà còn cho chúng ta nhận lãnh Thánh tẩy trong Thánh Linh. Ít ai trong chúng ta cảm nghiệm rằng ngay lúc đó Chúa Giêsu cũng ban cho chúng ta niềm vui của Ngài. Chúng ta hãy xin và nhận lãnh trong đức tin niềm vui ấy như phần còn lại món quà được ban tặng.

Nếu quả thực rằng niềm vui của Chúa là sức mạnh của chúng ta thì điều dĩ nhiên là chúng ta không đạt đến niềm vui ấy bằng quá trình của một đời sống thiêng liêng như một loại kem mà người ta trang trí trên mặt bánh. Đó là điều chúng ta cần phải có ngay trong bước đầu của đời sống thiêng liêng để nâng đỡ và củng cố chúng ta trong sứ vụ đem Tin Mừng đến cho thế gian .

Phaolô đã viết cho tín hữu Côrintô: “Không làm gì lớn lao để tăng triển Đức tin của anh em khi tôi trở lại, bởi vì niềm tin ấy đã vững mạnh. Danh Chúa được tôn vinh, tôi chỉ muốn góp phần vào niềm vui của anh em, tôi muốn làm cho anh em luôn hoan lạc chớ không muốn gieo âu sầu” (2 Co 1-24).

Phaolô không có ý nói là Ngài sẽ làm cho các tín hữu vui sướng bằng cách đem đến cho họ nhiều món quà tốt đẹp hay bằng cách thay đổi điều kiện sống của họ. Ngài muốn họ tập sống trong hân hoan, biết trao đổi niềm vui mà Thánh Linh đã đặt để trong tâm hồn họ.

Phaolô biết rằng, đới với một tín hữu làm chứng tá một cách tích cực cho niềm tin, thì cuộc sống phải gặp nhiều thử thách và đau khổ. Lưu lại trong Chúa Kitô, đó là nguồn hoan lạc.

“Thánh Linh đã báo trước cho tôi rằøng, tù đày và đau khổ chờ đợi tôi trong mọi nơi mà tôi ghé qua. Nhưng không có gì làm cho tôi bối rối, tôi coi mạng sống tôi như không đáng kể miễn tôi có thể đi đến hết đoạn đường tông đồ trong hân hoan và hoàn tất công việc mà Chúa đã giao phó cho tôi, đó là rao giảng một cách trung thành Tin Mừøng về ân sủng của Thiên Chúa” (Co 20,23-24).

Nếu Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta niềm vui của Ngài, tại sao phần đông tín hữu lại sống trong một cuộc đời quá buồn thảm?

Chúa Giêsu đã cầu nguyện để niềm vui của Ngài trọn vẹn nơi chúng ta. Điều ấy có nghĩa là chúng ta không đủ khả năng để tự tạo cho mình niềm vui, cũng không thể tự cứu lấy chúng ta hay làm cho lòng chúng ta tràn đầy tình thương và bình an. Những điều mà chúng ta có thể làm được là tự nguyện chấp nhận và tin vào những gì Chúa Giêsu đã làm cho chúng ta và để cho Ngài gieo trong tâm hồn chúng ta niềm vui trọn vẹn của Ngài.

Trong cuộc sống hàng ngày, điều đó có nghĩa là chúng ta dứt khoát cố gắng sống vui, bất chấp mọi tình cảm, bằng cách tin rằng Chúa đang hoạt động. Ngài biến đổi âu sầu thành niềm vui trong sáng như Ngài đã hứa.

Tình thương, niềm vui, sự bình an là hoa quả của Thánh Linh nơi chúng ta. Chúa Giêsu đã cắt nghĩa cho các môn đệ biết phải vun trồng hoa quả ấy như thế nào.

“Ta thương yêu các con như Cha thương yêu Ta. Hãy lưu lại trong lòng mến của Ta. Khi các con tuân phục Ta là các con lưu lại trong lòng mến của Ta cũng như Ta đã vâng phục Cha và đã lưu lại trong lòng mến của Người” (Yn 15, 9-11).

Chúng ta vui không phải vì hoàn cảnh hạnh phúc, nhưng vì chúng ta đuợc biết giới luật của Chúa Giêsu, chúng ta tuân giữ và như thế chúng ta lưu lại trong Người .

Yêrêmia đã viết : “Tôi nuốt lấy lời Ngài khi vừa đến với tôi . Vâng, lời Ngài là niềm vui và hoan lạc của lòng tôi” (Yê 15,16).

Đavít đã học được bí quyết của sự hoan lạc : “Anh em hãy vui mừng và kính sợ” (TV 2, 11) . “Ngay từ bây giờ tôi ngửng đầu lên trên bọn địch thù bao vây tôi, tôi sẽ dâng hiến, trong Thánh Điện Thiên Chúa, lễ tế với tiếng reo hò vui sướng, tôi sẽ ca ngợi, vâng, tôi sẽ ca khen Thiên Chúa” (TV 27,6).

Trong một thời gian dài, tôi tưởng đã nếm được niềm vui trong sự toại nguyện và an toàn. Bây giờ tôi mới hiểu niềm vui không xuất phát từ tình cảm, nhưng nó được giải thoát bằng ý chí và là một trong những yếu tố của đời sống ngợi ca.

Ước chi niềm vui của mọi người công chính vươn lên như lời chúc tụng Thiên Chúa, vì đó là nhiệm vụ của họ” (TV 33-1)

Niềm vui, lòng biết ơn, lời ca ngợi không thể tách rời nhau. Quyết tâm cảm tạ và ngợi khen Chúa trong mọi việc chưa được trọn vẹn, nếu chúng ta chưa quyết tâm vui sống trong mọi hoàn cảnh .

 

Quyền Năng Của Tâm Hồn Biết Ca Ngợi : Chương VII – Phần 2

 

Một bà tín hữu lớn tuổi, đã từng kinh nghiệm về cuộc sống phong phú trong Thánh Linh, đã nhiều năm phục vụ Chúa một cách hăng say, đã gặp phải trở ngại vì chứng bệnh sưng khớp xương. Những năm đau khổ đã dần dần làm bà mất đi mọi thú vui để sống. Một công việc thật nhỏ cũng trở nên một cực hình đối với bà và bà sống trong sự khủng hoảng tinh thần ngày càng gia tăng. Bà nghĩ rằng Chúa có thể làm cho bà hết bệnh và bà đã tham gia nhiều buổi cầu nguyện cho các bệnh nhân, nhưng không có gì thay đổi cả. Tình trạng bệnh lý ngày càng trầm trọng. Sau đó bà nghe nói đến hậu quả của quyền năng Thiên Chúa khi người ta biết ca ngợi Ngài trong mọi sự và bà cũng nhất quyết thử. Điều đó không phải dễ vì bà đau nhức ngày đêm. Nhưng bà quyết định cảm tạ Chúa với tất cả lòng thành về mọi phương diện của cuộc sống kể cả sự đau nhức.

Một hôm trong khi bà di chuyển một cách khó khăn trong căn nhà bếp, bà mất thăng bằng và làm rơi xuống một cái mâm dày. Không còn cách nào để bà cúi xuống lượm lên lại vì những ngón tay đã trở nên cứng đờ và cái lưng đau nhức. Thường khi một việc rủi ro xảy ra như vậy bà hay than khóc cho số phận của bà. Nhưng lần này bà nhớ lại lời hứa là ca ngợi Chúa. Bà cầu nguyện : “Cảm tạ Chúa đã để con đánh rơi chiếc mâm xuống đất, con tin rằng điều đó lợi ích cho con”.

Trong chớp nhoáng, bà cảm thấy có sự hiện diện của nhiều nhân vật bên cạnh bà trong căn nhà bếp. Cho đến giờ phút này, bà vẫn cô đơn nhưng bây giờ thì bà có bạn rồi! Rất ngạc nhiên bà cảm thấy các Thiên Thần vây chung quanh. Bà biết rằng các Thiên thần hoan hỷ vì bà. Bỗng nhiên bà hiểu “Các Thiên thần mừng vui chỉ vì một người tội lỗi đã hoán cải”. Chúa Giêsu đã nói điều đó với các tông đồ (Lc 15, 10).

Vâng, bà là một người tội lỗi đã được cứu chuộc, lòng bà đã thay đổi một cách nhiệm mầu. Trong nhiều năm bà đã than vãn về số phận cũa bà, đã trách Chúa để bà đau khổ, đã van nài xin Chúa chữa lành và đã nghĩ thầm là Chúa đã bỏ rơi bà. Cuối cùng bà khám phá rằng những lời than vãn đó nẩy mầm từ sự yếu kém của lòng tin và bây giờ các Thiên thần hoan hỷ vì niềm tin của bà khá vững mạnh để bà có thể ca ngợi Chúa trong cuộc sống bất hạnh của bà.

Bà cảm thấy một niềm vui xâm nhập căn nhà bếp và tràn ngập trong tâm hồn bà. Thanh thản trong lòng, bà chân thành cảm tạ Chúa đã để bà gặp nhiều đau khổ và đau khổ này đã đem lại cho bà niềm vui ấy.

Một ít lâu sau, bà tham gia buổi cầøu nguyện cho các bệnh nhân. Bà tấn tới trong niềm cậy trông. Cho đến bây giờø luôn ý thức về căn bệnh của bà và điều đó đã làm tê liệt niềm tin của bà. Nhưng từ nay niềm tin ấy không còn dựa trên tình cảm, cường độ đau khổ không còn ảnh hưởûng trên niềm tin của bà nữa. Chiều ngày hôm ấy bà đã được khỏi bệnh trong phút chốc. Mọi đau nhức không còn nữa, những khớp xương cong queo đã được chữa lành.

Do bản tính tự nhiên chúng ta thường hay lệ thuộc vào thói quen. Từ lâu chúng ta đã để cho giác quan điều khiển hành động của chúng ta. Nhưng Chúa Kitô đã đến ngự trị trong lòng chúng ta để niềm vui của Ngài nên trọn vẹn nơi chúng ta .

Sự phấn khởi không thể xuất phát từ những cảm xúc kể cả từ lý trí của chúng ta, nhưng từ nơi thâm sâu khởi nguồn từ Thánh Linh. Chính nơi ấy ý chí ngự trị; chúng ta cần để cho ý chí quyết định hành động của chúng ta. Thay vì bắt ý chí thối lui trước tình cảm, chúng ta càng có thể phản ứng một cách vui vẻ trước mọi hoàn cảnh với lời ca ngợi tạ ơn. Dần dần chúng ta sẽ bớt lệ thuộc vào tình cảm và kiên trì trong đường hướng đó, chúng ta sẽ khám phá rằng niềm vui phát huy từ ý chí, từ tinh thần, sẽ lan tràn đến tình cảm của chúng ta.

Những gì ban đầu là một sự vâng phục lời Thiên chúa, sau cùng sẽ tạo nơi tâm hồn chúng ta một tâm tình ca ngợi trào dâng một lòng biết ơn, một niềm vui lớn hơn những gì chúng ta đã cảm nghiệm được từ trước đến nay.

Khi chúng ta hoàn toàn vâng phục thánh ý Chúa, mọi cản trở sẽ được quét sạch. Chúng ta được nhồi luyện, biên đổi, tu bổ thành của lễ quý giá tôn vinh Thiên Chúa. Chính lúc ấy chúng ta sẽ thực hiện niềm vui trọn vẹn của Thiên Chúa nơi chúng ta.

 

Quyền Năng Của Tâm Hồn Biết Ca Ngợi : Chương VII – Phần 3

 

Trong gần 20 năm, tôi bị đau dạ dày . Nhiều thứùc ăn gây cho tôi nhiều phiền toái. Tôi đi gặp nhiều bác sĩ và uống đủ loại thuốc nhưng vô hiệu quả. Tôi cầu nguyện và cốù gắng tin vào Thiên Chúa sẽ chữa tôi lành bịnh nhưng cũng không kết quả. Nhiều người cầu nguyện cho tôi, kể cả những người tín hữu nổi tiếng về kết quả đã đạt được trong công tác chữa bệnh và trong những nhóm cầu nguyện và những người bạn của tôi nhưng bệnh tình vẫn không thay đổi.

Tôi dựa trên lời hứa của Chúa Giêsu trong Phúc Aâm thánh Marcô chương 16 theo đó thì không có một chất độc nào có thể làm hại tôi và tôi thường dùng những gì mà người ta đã dọn cho tôi. Nhưng luôn luôn tai hoạ lại xảy ra: tôi cảm thấy đau nhức, không ngủ được và tôi lại thương hại tôi vì gặp phải nhiều khốùn khổ.

Sau hết, tôi nhất quyết chấp nhận trong niềm tin là tôi sẽ được lành bệnh nhờ cuộc tử nạn của Chúa Giêsu trên thập giá và triệu chứng của căn bệnh sẽ biến mất khi Chúa muốn. Trong những năm kế tiếp, dựa trên sự vững tin ấy, tôi ca ngợi Chúa về mọi ơn ích mà Chúa ban qua sự thử thách.

Trước khi tôi được giải ngũ, bác sĩ quyết định giải phẫu dạ dày. Nhưng họ không tìm thấy gì có thể cắt nghĩa được những đau nhức mà tôi đã chịu đựng từ lâu và không làm gì được để tình trạng được tốt hơn. Khi tôi nằm trên giường bệnh tại bệnh viện, sau khi giải phẫu, cơn đau gia tăng đến cực độ. Thuốc men và những viên an thần đều vô hiệu nghiệm. Thời gian trôi qua, tôi không sao ngủ được, tưởng chừng như sự đen tối của căn phòng đè nặng trên tôi. Tôi hình dung là tôi chỉ cần giang cánh tay là đụng ngay quyền lực sự dữ đang bao vây tôi. Tôi chống trả lại cơn cám dỗ tháo lui trước thế lực của sự sợ hãi. Tôi không muốn chết, nhưng tôi run sợ khi nghĩ rằng tôi sẽ tiếp tục sống trong một tình trạng bi đát như vậy.

Trong khi sự tăm tối có vẻ càng dày đặc hơn bao giờ hết, tôi kêu lên cùng Chúa : “Lạy Chúa, mặc cho những gì đang diễn ra, kể cả khốn khổ, con cảm tạ Ngài đã cho con kinh nghiệm này. Con biết rằng Chúa sẽ dùng nó để làm nên một việc tuyệt diệu”.

Tức thì sự tăm tối của căn phòng bị đánh tan bởi một ánh sáng chói lòa, rực rỡ hơn mặt trời. Ánh sáng ấy cũng rạng rỡ bằng ánh sáng mà tôi đã cảm thấy mấy năm trước đây và Thánh Linh đã giải thích cho tôi. Đó là câu chuyện của cụm mây đen bay ngang qua đồng cỏ xanh tươi, trên cụm mây có một ánh sáng chói lòa; đó là trạng thái hân hoan chan hòa hồng phúc mà Chúa Kitô đã đạt được cho chúng ta. Nhưng để đạt đến trạng thái đó, chúng ta phải trèo lên một chiếc thang băng ngang qua cụm mây đen tối của đau khổ. Tiến vào trong cụm mây ấy thì không còn có thể dùng giác quan tai, mắt, chân, tay,… để định hướng nữa. Chỉ có thể bước lên mỗi bậc của chiếc thang ấy bằng đức tin và lời ca ngợi Chúa mà thôi. Khi tiến lên dần dần thì sẽ được giải thoát khỏi sự chế ngự của giác quan và ta tập sống dựa trên lời Chúa. Chiếc thang của lời ca ngợi sẽ nâng chúng ta lên và đưa vào cõi Thiên Đình chỗ đã dành cho chúng ta, bên cạnh Chúa Giêsu Kitô.

Trong khi tôi nằm nghỉ trên giường bịnh, chìm đắm trong ánh sáng tuyệt diệu ấy, bỗng nhiên tôi cảm nghiệm rằng ánh sáng ấy trở nên thật.

Những năm mà tôi đã sống trong đức tin, tôi tin rằng Chúa dùng sự đau khổ, thời gian vượt qua cụm mây tối tăm và bất ổn, để đem lợi ích đến cho tôi. Nếu không có cụm mây ấy, không bao giờ tôi biết rời bỏ lãnh vực của giác quan và tình cảm. Từ nay tôi chân thành ngợi khen Chúa cho mọi hoàn cảnh của cuộc sống mà mây đen còn dày đặc. Còn có cách nào khác hơn nữa để tập sống cậy trông vào Thiên Chúa? Làm thế nào để tôi có thể sống một cách khác hơn niềm vui trọn vẹn ấy ?

Khi rời bệnh viện, tôi khám phá rằng Chúa cũng chăm sóc đến dạ dày của tôi, những thức ăn mà thường khi làm cho tôi đau nhức trong nhiều giờ, không còn gây ra một sự xáo trộn nào cả, và tôi hoàn toàn tự do nếm những trái táo, trái dâu, trái chuối, những loại kem và những thức ăn ngon khác mà tôi đã phải kiêng cữ từ lâøu. Chúa đã chọn củng cố đức tin của tôi bằng cách hướng dẫn tôi sống lời Chúa trong khi đó nhiều bệnh nhân đượïc lành bệnh tức khắc khi tôi cầu nguyện cho họ.

Lời ca ngợi đã làm cho quyền lực của Thiên Chúa được hiệu nghiệm trong việc chữa trị, sự lành bệnh tự nó chỉ có giá trị tương đối thôi. Cho đến khi nào chúng ta còn bận tâm về con người của chúng ta, về ước muốn được chữa lành và giải thoát mọi đau đớn của thân xác, chúng ta không sống trong sự thật, và đối với chúng ta những mối bận tâm như vậy làm đặt lại vấn đề chương trình cứu độ của Thiên Chúa .

 

Quyền Năng Của Tâm Hồn Biết Ca Ngợi : Chương VII – Phần 4

 

Trong nhiều năm tôi đã run sợ khi nghĩ đến răng của tôi sẽ bị hư hết. Một hôm, nha sĩ cho tôi biết rằng nướu răng bị nhiễm độc, chân răng bị hư dần. Sự quan sát về mấy tấm phim đã xác định sự thật phũ phàng ấy: răng sẽ từ từ rụng hết .

Tôi tuyệt vọng khi rời khỏi phòng nha sĩ . Lẽ dĩ nhiên tôi phải ca ngợi Chúa vì tất cả những gì xẩy đến cho tôi, nhữõng điều này không làm tôi hài lòng lắm.

Cảm tạ Chúa ! Cảm tạ Ngài đã để cho răng của con lâm vào tình trạng này. Con tin chắc rằng Chúa biết hơn con những gì thích hợp cho con, vì thế con ca ngợi Chúa.

Khi đang cầu nguyện, tôi cảm thấy lòng biết ơn gia tăng, và khi tôi gặp một người bạn, tôi liền cho người ấy biết một cơ hội đến với tôi để tôi ca ngợi Chúa.

Người ấy hỏi : “Anh có cầu  nguyện để được Chúa chữa lành không?”

– Tôi trả lời : “Không, tôi vừa hiểu được rằng sự rụng răng không phải là một điều  bất hạnh vì điều đó không thể xảy ra nếu Chúa không cho phép”.

– Còn tôi, tôi nghĩ rằng Chúa muốn cho răng của anh được hoàn toàn tốt. Anh ấy trả lời như vậy rồi đặt nhẹ bàn tay lên vai tôi rồi cầu nguyện: Cảm tạ Chúa đã để cho răng của Merlin bị hư như vậy. Chúng con ca ngợi Chúa và để Danh Ngài được tôn vinh, chúng con xin Chúa đụng đến Merlin và chữa lành anh”.

Ba ngày sau tôi trở lại nha sĩ, tôi quan sát ông khi ông đang xem một cách chăm chú những tấm hình mới. Ông có vẻ bực dọc. Ông đặt phim xuống và khám lại răng. Ông lắc đầu và nói lẩm bẩm một điều gì. Tôi nghĩ thầm : “Có lẽ tệ hơn những gì ông dự đoán chăng”

Sau cùng, ông lùi lại một bước nhìn tôi từ đầu đến chân và hỏi :

– “Ông đã làm gì cho bộ răng của ông?”

– “Không làm gì hết”

– “Thế thì tôi không thể hiểu được”

Cái nhìn của ông nha sĩ lướt từ những tấm phim cũ đến phim mới.

– “Chân răng hoàn toàn tốt và nướu răng không bị nhiễm độc cũng không sưng – tóm tắt là tất cả đều tốt.

Tôi hân hoan trong lòng!  Thật tuyệt diệu khi nhận thấy Chúa chữa lành tôi! Nhưng đó chưa phải là sự chiến thắng! Mối lo sợ phải mang bộ răng giả đã làm tôi hao mòn nay đã biến mất. Tôi hiểu rằng có răng tốt hay không, điều đó không thành vấn đề, điều thiết yếu là sự thông hiệp trọn vẹn với Chúa Kitô và niềm tin vào Chúa luôn chăm sóc mọi chi tiết cuộc đời tôi với tất cả tình thương của Ngài.

 

Quyền Năng Của Tâm Hồn Biết Ca Ngợi : Chương VII – Phần 5

 

Một bà ở New Hampshire vừa viết thơ cho tôi, bà sống với một cậu con trai còn niên thiếu. Bà bị tê liệt trên giường và đau đớn nhiều sau hai lần giải phẫu trầm trọng.

Bà ấy viết : “Ngợi khen Chúa về lòng trung tín của Ngài … Tôi tuyệt vọng sau lần giải phẫu thứ hai, khi tôi nhận được quyển “Từ ngục tù đến ca ngợi”, tôi quyết định ca ngợi Chúa về căn bệnh của tôi và luôn hướng nhìn lên Chúa Giêsu. Từ đó cơn đau nhức không giảm bớt, nhưng tôi vẫn tìm hiểu Chúa một cách sâu xa hơn và Thánh Linh đã soi sáng hướng dẫn tôi một cách tuyệt diệu. Một vài người bạn đã nói rằng Chúa để tôi đau khổ để trừng phạt tôi. Nhưng tôi biết rằng điều đó không đúng sự thật. Chúa Giêsu không bao giờ hạch tội tôi, ngược lại Ngài luôn bộc lộ tình thương trong những tháng gần đây. Ngài đã dùng Lời của Ngài  để vạch rõ cho tôi thấy  những điều cần phải biến mất trong cuộc sống của tôi, trong con người của tôi : những tư tưởng hay tình cảm không phát xuất từ Chúa Kitô.

Trong tình yêu tuyệt diệu của Ngài, Chúa đã tha thứ cho tôi và chữa lành mọi vết tích đau thương trong tâm hồn tôi.

“Tôi học hỏi về việc cảm tạ Chúa trong khi gặp khó khăn, kể cả khi đau khổ. Tôi yêu mến Chúa hết lòng. Tôi không hiểu Chúa dẫn dắt tôi như thế nào, nhưng tôi sung sướng, tìm niềm vui trong bịnh tật (2 Cor 12, 10), và đi theo con đường đó vì Chúa và như thế tôi ca ngợi Ngài hết lòng”.

“Có thể tôi phải trở lại bệnh viện để giải phẫu lần thứ ba. Tôi cảm tạ Chúa vì tôi xác tín rằng điều đó sẽ đem lợi ích cho tôi. Tôi biết Chúa có thể cho tôi khỏi bệnh và tôi cảm tạ Ngài về điều Ngài đã lựa chọn cho tôi trong tình thương của Ngài”.

Bức thư tràn đầy niềm vui và lòng biết ơn. Cho dù thân xác còn đang bị dày vò bởi cơn đau, bà ấy đã cảm nghiệm rằng đời sống tình cảm, đời sống nội tâm của bà đã được đổi mới. Bà đã đi vào sự hiệp thông tuyệt vời với Thiên Chúa qua Chúa Kitô. Tất cả mọi điều khác – Kể cả sự lành bịnh – đều trở nên phụ thuộc .

Sống kết hợp với Thiên Chúa trong Chúa Kitô. Đó là cứu cánh mà Thánh Phaolô nhắm đến. Chúa Giêsu biết rằng mục đích của Ngài khi nhập thể là để phá vỡ bức tường tội lỗi gây ra, để Đấng Cứu Thế có thể tái hợp với thọ tạo như ý Ngài đã định từ nguyên thủy.

Trước khi Chúa Giêsu tử nạn, Ngài đã cầu xin cho chúng ta: Con không cầu xin cho chúng mà thôi, mà còn cho tất cả những ai tin và đến cùng con qua chứng tá của chúng. Lời cầu xin của Con là cho chúng được đồng tâm hợp nhất như Cha và Con. Xin cho chúng ở trong chúng ta, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha để thế gian tin rằng Cha đã sai con. Phần Con, Con đã ban cho chúng vinh quang mà Cha đã ban cho Con – vinh quang nơi sự hiệp nhất như Cha và Con nên một – Con ở trong chúng và Cha ở trong con, tất cả đều trở nên một – để thế gian biết rằng Cha đã sai con và chúng hiểu rằng Cha thương chúng như Cha thương Con. Lạy Cha, Con mong ước rằng những ai mà Cha đã trao cho Con, được gần Con, nơi Con đang ngự, để chúng chiêm ngưỡng vinh quang nơi Con. Cha đã tôn vinh con vì Cha đã yêu mến Con trước khi tạo thành thế gian. Ôi ! Cha công chính (Cha nhân lành và chân thật) thế gian không biết Cha. Nhưng Con, Con nhận biết Cha và những môn đệ này biết Cha đã sai Con. Con sẽ làm cho chúng nhận biết Cha và sẽ làm điều ấy ngỏ hầu quyền lực của tình thương mà Cha ban cho Con ngự trị nơi chúng và chính Con cũng ngự trị nơi chúng” (Gn 17.20-26).

Chúa Giêsu đã cầu nguyệïn như thế và chúng ta tin chắc rằng lời cầu xin ấy đã được nhận lời. Thánh Phaolô đã quyết rằng chúng ta cùng ngự nơi Thiên cung với Chúa Kitô. Chúa ở cùng chúng ta. Trong Ngài chúng ta trở nên một với Chúa Cha.

Khi chúng ta bắt đầu thấu hiểu ý nghĩa sâu xa của những sự kiện đã hoàn tất thì mọi việc được đặt đúng vị trí của nó trong cuộc sống của chúng ta .

Cho đến bây giờ những hoàn cảnh bên ngoài đã lấn áp sự hiệp thông của chúng ta với Chúa Kitô và đã làm cho chúng ta lưu tâm rất nhiều đến chúng. Từ nay chúng ta hiểu rằng những hoàn cảnh đó được hoàn toàn sắp xếp trong chương trình do Thiên chúa là Đấng dẫn dắt cuộc đời chúng ta.

Cho dù chúng ta chưa hiểu dự định đó, chúng ta biết rằng Chúa Giêsu Kitô là Chúa và là Thầy, và chúng ta biết rằng Thiên Chúa có dự án và dự án đó luôn tốt đẹp.

Từ khi xuất bản quyển “Từ ngục tù đến ca ngợi”  tôi nhận được rất nhiều thư từ cá nhân từ trại giam gởi đến. Một tù nhân viết :

“Tôi bị kết án tử hình. Tôi biết rằng tôi phải chết. Từ lâu tôi không có một hy vọng nào cho cuộc sống đời sau. Sự sợ sệt chế ngự mọi tư tưởng của tôi và tôi cảm thấy bị Chúa và loài người ruồng bỏ. Khi tôi đọc quyển : “Từ ngục tù đến ca ngợi” thì tâm trí tôi hình như đã bừng sáng lại. Tôi tin thật sự hiện hữu của Chúa và Ngài đang hoạt động trong cuộc sống để đưa chúng ta đến sự đón nhận Con Ngài như vị cứu tinh, như một vị Chúa .

“Tôi duyệt lại quá khứ nghèo nàn của tôi và tôi nhận thấy rằng không có gì  xảy ra ngoài Thánh ý của Chúa cả. Phải có tất cả những biến cố đó để tôi bắt đầu tìm kiếm Ngài. Tôi đã làm điều đó và trong chớp nhoáng tôi hiểu rằng Chúa đã làm cho mọi việc quy về lợi ích cho tôi và làm sáng danh Ngài. Lần đầu tiên trong đời tôi, tôi cảm thấy rằng trọn cuộc sống tôi đã được Chúa chúc lành và trong niềm tin vào Con của Ngài tôi đã thuộc về Ngài. Bây giờ tôi có thể nói là tôi hoàn toàn tự do, tràn đầy bình an và niềm vui của Ngài .

Quyền Năng Của Tâm Hồn Biết Ca Ngợi : Chương VII – Phần 6

 

Một tội nhân khác viết :

“Tôi đã ghét mọi sự và mọi người. Mặc dù đã cố gắng nhiều, tôi vẫn không thể tìm thấy một lý do nào để vui sống. Rồi tôi nhận được quyển “Từ ngục tù đến ca ngợi” tôi cảm thấy cuốn sách ấy phi lý sau khi đọc qua một lần.

“Nhưng càng suy nghĩ tôi càng muốn bắt đầu cảm tạ Chúa về cuộc sống hư đốn của tôi. Suy cho cùng, tôi đã ở đáy vực thẳm, tôi đã mất mát gì? Từ từ những gì đã xảy ra trong đời tôi diễn lại trong tâm trí, tôi bắt đầu duyệt laiï những sự kiện đó. Tất cả đều nằm trong chương trình của Chúa và tôi cảm tạ Ngài.

“Đối với tôi, lối hành động có vẻ điên rồ, nhưng tôi cố gắng đi đến cùng. Từ đó có một cái gì đang xảy ra trong tôi. Tôi tin chắc rằng Chúa chăm sóc cách riêng sự thất bại của đời tôi. Chúa đã quan tâm đến tôi. Nhiều điều xảy ra chìm trong dĩ vãng, đã vạch ra một con đường trong ký ức tôi. Trước đó, những sự kiện đó có vẻ thảm khốc, bây giờ tôi hiểu rằng Chúa đã để tất cả mọi việc đó xảy ra để lôi cuốn tôi về với Ngài và cho tôi thấy rằng tôi cần đến Ngài.

“Tôi ca ngợi Chúa trong mỗi chi tiết của cuộc đời. Tôi cảm tạ Ngài thay thế cho những người đã ghét tôi, đối xử tệ bạc với tôi, nói xấu và phản bội tôi. Tôi bắt đầu cảm tạ Chúa thay cho những người mà tôi ghét, nói xấu, phản bội và bạc đãi”.

“Tôi cảm thấy tràn đầy bình an, Chúa đã cho tôi quên mọi kỷ niệm đau thương. Tôi không còn thấy những bức tường của nhà tù đang bao vây tôi nữa. Thay vào đó , sự bình an của Chúa đã chế ngự tôi”.

Những bức tường, những song sắt không còn làm cho tôi nghĩ rằng tôi là một tù nhân. Tôi được tự do trong Chúa Kitô ! Vinh danh Chúa .

 

Quyền Năng Của Tâm Hồn Biết Ca Ngợi : Chương VII – Phần 7

 

Tôi nhận được một bức thư khác của một tù nhân ở sở Công an miền Tây Mỹ Quốc.

“Vinh danh Chúa! Sự tham gia vào nhóm Thánh Kinh buổi chiều ở nhà thờ chúng tôi không ngừng gia tăng. Tuần qua, ba người đã đón nhận Chúa Kitô như vị cứu tinh của họ. Hãy tưởng tượïng xem điều đó sẽ như thế nào nếu mỗi tuần bên trong các bức tường có ba linh hồn trở về với Chúa Kitô? (Lá thư thứ hai báo cho tôi biết trong tháng kế tiếp 12 người đã hoán cải và bốn người trong nhóm đã nhận bí tích Thánh tẩy trong Thánh Linh). Chúng ta đánh giá cao những lời cầu nguyện của anh em ở Fort Benning. Hơn bao giờ hết, Chúa đã bày tỏ sự hiện diện của Ngài nơi lao xá của chúng tôi … Chúa đã nhận lời cầu xin của chúng tôi và một ngày kia, chúng tôi sẽ thấy một số lớn tù nhân trở về với Chúa Kitô. Quyển “Từ ngục tù đến ca ngợi” thật là một hồng phúc. Chúng tôi rất vui mừng khi nghĩ đến việc chúng tôi sẽ dùng máy ghi âm để có thể, ở bên trong bốn bức tường theo dõi và tận dụng những lời giảng dạy của anh em tín hữu ở bên ngoài !…

“Chúa thật vĩ đại ! Đã tám năm qua, tôi bước qua ngưỡng cửa của nơi này với bản án “từ 10 đến 20 năm” về tội cướp bóc có vũ khí. Tôi tự nhủ thầm là tương lai dành cho tôi có thể là một viên đạn bắn từ tay anh công an hay là sự quên lãng trong rượu chè. Tôi đã cố gắng thử mọi chương trình cải huấn, nhưng khi người ta trả tự do tạm cho tôi, tôi say rượu liên miên trong 3 tháng 25 ngày cho đến khi người ta bắt tôi vào tù lại. Tôi đã cố gắng để thay đổi, nhưng không kết quả.

“Sau đó từ 6 tháng nay, trong chớp mắt, Chúa Kitô đã biến đổi tôi như lời Thánh Kinh: Nếu kẻ nào sống hiệp thông với Chúa Kitô, kẻ ấy trở thành con người mới; quá khứ được thanh toán, tất cả đều trở nên mới mẻ.” (2 Co 5,17).

“Từ khi Chúa Kitô thanh tẩy đời sống tôi, Ngài đã chiếu sáng những hẻm hóc tối tăm đầy màng nhện” Ngợi khen Chúa ! Không ai có thể đề nghị một chương trình cải huấn nào bằng Chúa Kitô. Không ai có thể thay đổi được lòng người. Chỉ có Chúa Kitô mới làm được điều ấy mà thôi”.

“Tôn vinh Chúa Giêsu tuyệt vời ! Ngài đã đổ trên tôi tình thương nồng ấm của Ngài. Ngày này qua ngày nọ niềm vui sống của tôi với Chúa càng thêm đậm đà”.

“Cảm tạ Chúa đã đến gặp chúng con trong lời cầu nguyện, để sự tỉnh thức luôn gia tăng giữa những tù nhân và để củng cố sự hoán cải …”

Người anh em đó sống và ca ngợi Chúa trong những hoàn cành đen tối và khó khăn như hoàn cảnh của nhiều người trong chúng ta. Tuy thế, đối với người ấy có một sự biến đổi hoàn toàn. Người ấy đã cảm nghiệm được niềm vui khi sốâng trong Chúa, và mọi điều khác đều trở nên phụ thuộc trong cuộc sống. Ông ấy đã tập sống vui vẻ, cầu nguyện không ngừng và cảm tạ Chúa trong mọi việc – bởi vì chính điều đó là điều Chúa muốn cho những ai thuộc về Chúa Kitô (1Thse 5,16-18).

Hãy xem John Wesley đã bắt đầu viết thư thế nào : “Hãy luôn luôn vui vẻ – một tình trạng hạnh phúc liên tục trong Thiên Chúa – Hãy liên lỉ cầu nguyện – đó là thành quả của niềm vui bất diệt trong Chúa. Hãy cảm tạ Chúa trong mọi việc. Đó là kết quả của hai hành động trên. Đó là sự toàn thiện của người Công giáo. Chúng ta không thể nhắm xa hơn và chúng ta cũng không nên mãn nguyện trong những gì kém hơn điều đó. Chúa đã đạt niềm vui ấy cũng như đã mua chuộc sự cứu rỗi. Đó cũng là tư tưởng trong Phúc Aâm. Chúng ta sung sướng trong tình thương của Chúa vì đã được cứu chuộc. Lời tạ ơn không thể tách rời lời nguyện đích thực, nó được gắn liền một cách chặt chẽ. Một người cầu nguyện liên lỉ, cho dù sống trong hạnh phúc hay trong đau khổ, không ngớt ca ngợi Chúa trong lúc thịnh vượng cũng nhu trong lúc khốn khổ. Người ấy chúc tụng Chúa trong mọi sự, xem việc đó như đến từ bàn tay Chúa và đón nhận vì Danh Ngài; người ấy không lựa chọn, không từ khước, không ưa chuộng cũng không loại bỏ, tiêu chuẩàn duy nhất là sự phù hợp với Thánh ý Chúa”.

Vui sống mãi trong Chúa, nhìn mọi hoàn cảnh từ Ngài đến và cảm tạ. Đó là sự toàn thiện của người công giáo.

Không có điều gì là ngẫu nhiên trong chương trình của Chúa đối với cuộc sống của chúng ta cả. Không có gì, hoàn toàn không có gì, kể cả những gì lạ thường, phi lý hay xấu xa có thể gây ra – không có gì xẩy ra ngoài sự ưng thuận của Thiên Chúa.

 

Quyền Năng Của Tâm Hồn Biết Ca Ngợi : Chương VII – Phần 8

 

Mộït bà đã thuật cho tôi một câu chuyện lạ lùng, tiêu biểu cho chân lý ấy.

Bà chỉ có một bàn tay khi sinh ra, khi bà bắt đầu hiểu rằng bà khác các trẻ con khác, bà luôn luôn choàng một chiếc khăn quanh cánh tay cụt để che dấu tật nguyền. Bà luôn luôn ý thức một cách đau đớn điều đó và khi là thiếu nữ, bà hay uống rượu để quên đi sự đau đớn ấy.

Bà đã 56 tuổi khi viết thư cho tôi:

“Cách đã 6 tháng, khi tôi đi thăm chị tôi, tôi được dịp nghe một cuốn băng mà ông đã nói về việc ngợi khen Chúa trong mọi vấn đề hay mọi rủi ro của cuộc đời. Trong khi nghe ông, tôi có cảm tưởng như bị một ván đòn. Tôi ngã bịnh. Sau khi trong nhiều năm đã trách Chúa để tôi đau khổ, tôi không thể ca ngợi Chúa bây giờ.” Lạy Chúa hãy quên đi đìều đó. Con cám ơn Chúa đã giải thoát con khỏi cơn nghiện rượu, nhưng con không thể cám ơn chúa về đìều con đau khổ”.

Tuy thế, mặc dù cố gắng, tôi cũng không thể đuổi khỏi tâm trí tôi sự cảm tạ Chúa. Nó theo dõi tôi đêm ngày. Cuối cùng tôi thét lên: “Lạy Chúa, sao Chúa không để con an tâm?  Con đã làm hết sức cho Chúa,  nhưng điều đó thì không thể được!” Nhưng không làm sao tôi tìm được sự an tâm. Để chấm dứt, tôi nghe cuốn băng lại một lần nữa và lần này tôi ghi lại những điềàu mà tôi chưa lưu ý đến. Ông đã nói là anh lính trẻ và cô vợ đã thú thật rằng là không thể nào cảm tạ Chúa về tấm thảm kịch đang đe doạ họ nhưng sau cùng, họ chấp nhận thử ngợi khen Chúa. Mọi sự dường như dễ dàng. Lúc đó tôi gần như đồng ý thử để được chút an tâm. Tôi nói với Chúa rằng tôi cũng đồng ý để thử trong khi đó tôi chắc rằng tôi sẽ không làm được. Khi tôi vừa nói lên lời ấy thì dường như gánh nặng mà tôi mang trên vai từ bao nhiêu năm bỗng rơi xuống. Tôi bắt đầu ngợi khen Chúa – nước mắt chảy dài – như trong thánh vịnh có câu: “Niềm vui thiên quốc tràn ngập tâm hồn tôi !” Tôi hân hoan trong khi đó Chúa lại nói với tôi: “Hãy chờ đợïi, Ta chưa xong chuyện với con đâu!” Tôi sững người  – Chúa còn đòi hỏi tôi gì nữa ? Tôi vừa mới làm một việc hy sinh tột bực, tôi vừa cảm tạ Chúa về tật nguyền mà suốt cả đời tôi chán ghét ! nhưng tôi nghe một cách rõ ràng trong lòng tôi lời này :

– Bây giờ con đừng choàng khăn quanh cánh tay con nữa !

Trong một giây, tôi cảm thấy chết điếng trong người.

– Không, lạy Chúa, điều ấy quá sức con, đừng bắt con làm điều đó !

Cho đến khi nào con còn che giấu tay con, con chưa biết ơn thực sự. Con còn cảm thấy xấu hổ.

Lời than trách êm dịu đó làm tôi ứa lệ, nhưng tôi phải công nhận điều đó đúng sự thật.

– Con muốn thử nhưng chính Chúa sẽ giúp con làm được điều đó.

Cơ hội đầu tiên lại đến, khi tôi được mời dự một cuộc họp. Tôi mặc quần áo và một cách tự động, tôi định lấy chiếc khăn choàng, tức khắc tôi nghe lời nhắc nhở: “Không, không lấy cái đó.”

Đồng ý, lạy Chúa, con muốn ra đi mà không có chiếc khăn, nhưng con không hứa là con sẽ không trở về tìm nó.

Lần đầu tiên trong đời, tôi rời nhà mà không có khăn che đậy cánh tay cụt. Khi vừa đóng cửa nhà, mọi xấu hổ, mọi lúng túng, hay mặc cảm tội lỗi biến mất. Lần đầu tiên trong đời, tôi cảm nghiệm được thế nào là tự do đích thực. Tôi hiểu rằng Chúa yêu mến tôi với con người của tôi.

Chúa đã đặt để mọi hoàn cảnh trong cuộc sống với ý định để chúng tham gia vào sự thực hiện chương trình đầy tình thương của Ngài đối với chúng ta. Chúa đã để bà ấy sinh ra với một bàn tay vì Chúa thương bà. Chúa đã để cho Satan  dày vò ông Job bởi vì Chúa thương  ông. Chúa đã để Chúa Kitô bị đóng đinh trên thập giá vì Ngài thương con Ngài và thương chúng ta. Ngài đã để cho quyền lực sự dữ có vẻ chiến thắng bề ngoài – theo cái nhìn của chúng ta – nhưng sự thực kế hoạch hoàn hảo của Chúa hoàn tất ngay trong điều ấy để cứu chuộc thế gian.

Không ai biết rõ điều ấy hơn Chúa Giêsu. Vài bạn đọc đã viết cho tôi nói rằng Chúa Giêsu trên thập giá đã than van.

“Lạy Chúa, Lạy Chúa , sao Ngài bỏ rơi con”. Nghĩ rằng Chúa Giêsu đã than van là hoàn toàn ngược lại với những gì Ngài đã loan báo về cuộc tử nạn của Ngài: Không ai có thể thấu hiểu bằng Ngài mọi chi tiết trong chương trình cứu chuộc thế gian. Ngài thường đề cập đến các môn đệ về sự chết và sống lại của Ngài, đã dẫn giải bằng những đoạn thánh vịnh. Các tiên tri cũng đã dự đoán sự hy sinh của Ngài trên thập giá. Chúa đã thúc đẩy các môn đệ phấn khởi về những gì sẽ xảy đến.”

“Các con có nhớ những gì Ta đã nói với các con ! Ta ra đi, nhưng Ta lại đến với các con. Nếu các con thật lòng thương mến Ta, các con hân hoan vì Ta sẽ về cùng Cha, Đấng lớn hơn Ta” (Gn 14,18)

Ngài cũng nói rằng không ai cướp mạng sống của Ngài nếu Ngài không đồng ý.

“Cha yêu mến Ta vì Ta đã hiến mạng sống để được sống. Không ai có thể giết ta nếu ta không chấp nhận. Ta tự ý hiến mạng sống bởi vì Ta trọn quyền hiến dâng mạng sống khi Ta muốn và trọn quyền lấy lại mạng sống. Đó là quyền năng mà Ta nhận lãnh từ nơi Cha” (Gn 10, 17-18)

Các môn đệ biết một cách trọn vẹn chân lý ấy, nhưng khi công việc bắt đầu không êm xuôi, họ phản ứng lại sự chiến thắng bên ngoài của sự dữ, họ xông xáo che chở Chúa Giêsu trước quân lính đến bắt Ngài.

Chúa Giêsu đã ngăn cản họ, “Hãy bỏ gươm xuống. Con không hiểu rằng Ta có thể xin Cha gởi đến hàng vạn Thiên thần phụ trợ Ta và Cha Ta sẽ thi hành ngay sao? Nhưng nếu Ta làm như vậy thì các lời Thánh Kinh làm sao thực hiện được những gì đã loan báo” (Mt 26,52-54)

 

Quyền Năng Của Tâm Hồn Biết Ca Ngợi : Chương VII – Phần 9

 

Chúa Giêsu biết rằng lời Thiên Chúa, Thánh Kinh phải được hoàn tất. Không hoàn cảnh nào, một hành động nào của chúng ta có thể cản trở lời Chúa thành sự với bất cứ giá nào. Chính Chúa Giêsu cũng tuân phục lời Thiên Chúa, Cho dù chính Ngài là Ngôi Lời Nhập Thể .

Dân do Thái tụ họp chung quanh thập giá Chúa Kitô thừa hiểu những đoạn Cựu Uớc loan báo Đấng Cứu Thế sẽ bị đóng đinh vì tội lỗi của họ. Khi Chúa Giêsu thốt lên “Lạy Chúa, Lạy Chúa, sao Ngài nỡ bỏ con?” Ngài đã dùng lời dẫn đầu Thánh vịnh 22 một bài ca ngợi và chiến thắng, nói về sự đóng đinh và trị vì Đấng Cứu Thế .

Cơn hấp hối của Chúa trên thập giá đích thực. Những cây đinh đâm thâu bàn tay Ngài làm Ngài cũng đau đớn như chúng ta, nếu chúng ta ở địa vị Ngài. Nhưng Chúa Giêsu biết rằng sự đau khổ ấy không là một chiến thắng cho Satan và quyền lực sự dữ, nhưng nó nằm trong chương trình của Thiên Chúa. Chúa Giêsu ca ngợi Thiên Chúa về cực hình ấy, bởi vì Ngài biết rằng nó đem đến cho thế gian chiến thắng cuối cùng trên sự dữ.

Chúa Giêsu đã than van “Lạy Chúa, lạy Chúa, sao Ngài bỏ con” và Thánh vịnh tiếp tục “Sao Ngài lánh mặt đi, không đến trợ giúp, không nghe lời con than van?… Nhưng Ngài là Đấng Thánh, Đấùng ngự nơi Thiên cung … những lời ngợi khen của dân Do Thái …. Cha ông chúng con đã trông cậy nơi Ngài, họ … đã trông cậy vào Ngài, và Ngài đã giải thoát họ … Nhưng con, con bị ….. khinh chê và bị loài người ruồng bỏ. Tất cả những ai nhìn thấy con đều chế diễu nhún vai và nhạo báng: “Có phải là người đã quả quyết rằng Thiên Chúa thương mến y không?”  Ước gì Chúa giải thoát y và chúng tôi sẽ tin! “Con bị bao vây bởi kẻ thù độc ác, mạnh mẽ như bò rừng khổng lồ của Basan. Chống lại con, chúng mở rộng mồm như sư tử gào thét chực sẵn để vồ con mồi . Sức lực con hao mòn như nước chảy và xương cốt con rời rã. Lòng con mềm yếu như sáp, sức lực con khô cạn như viên gạch trong lò, bởi vì Ngài đã dập con trong sự chết. Kẻ thù con, một nhóm bất lương bủa vây con như bầy chó, chúng đã đâm thấu chân tay con. Con có thể đếm từng đốt xương trong cơ thể. Hãy nhìn chúng, chúng quan sát con và nhìn con cho đến khi chán chê, chúng chia nhau áo con. Nhưng Chúa là sức mạnh con, đừng xa lánh con, hãy mau cứu con! Con ca ngợi Chúa giữa đại hội, con loan báo những kỳ công Ngài đã thực hiện. Con sẽ kêu lên: Hãy ca khen Chúa, tất cả những ai kính sợ Ngài. Mỗi người trong anh em hãy kính sợ Thánh Danh Ngài ! Israel hãy hát lên lời ngợi khen và Ngài không khinh chê lời kêu van của tôi từ nơi tuyệt vọng ; Ngài không ngoảnh mặt làm ngơ, Ngài đã nghe khi tôi kêu cầu. Vâng tôi sẽ ở giữa dân Ngài và ca ngợi Ngài trước mọi người, con dâng tiến Ngài lễ vật.

“Kẻ khốn khổ sẽ được no đầy, những ai tìm đến Đấng hằng sống thì sẽ gặp và chúng sẽ ca ngợi Danh Ngài. Lòng họ sẽ tràn đầy niềm vui bất diệt. Hoàn cầu sẽ xem thấy Người và quay về với Ngài, mọi dân tộc sẽ thờ lạy Ngài vì Đấng hằng sống là vua cai trị muôn dân. Mọi lớn nhỏ trên mặt đất cũng như những kẻ đã chết, tất cả sẽ thờ lạy Ngài. Miêu duệ sẽ phụng sự Ngài; chúng sẽ rao truyền cho thế hệ mai sau. Chúng sẽ đến và loan truyền sự công chính của Ngài và những gì Ngài đã làm cho mọi người.

Một trong những bản dịch mới nhất về Thánh Kinh (The am plified Bible)  đã thêm vào hàng cuối “Đã hoàn tất” lời nói cuối cùng của Chúa Giêsu trước khi trút linh hồn trên thập giá”ù (Gn 19,30).

Nhiều lần Chúa Giêsu đã nhắùc đến tiên tri Isaia, người đã tiên đoán một cách rất chính xác về cuộc sống, cái chết cũng như về sự trị vì của Ngài: “Nhưng Ngài sẽ đau đớn vì tội lỗi chúng ta, Ngài sẽ bị trừng phạt để chúng ta được bằng an; Ngài bị gây thương tích – và chúng ta được chữa lành ; tất cả chúng ta đều thất lạc như những con chiên ! Chúng ta, những người đã xa lánh đường lối Chúa để theo ý riêng, nhưng Chúa đã lãnh hết mọi tội lỗi của chúng ta! Bị bạc đãi và hạ nhục một cách tàn nhẫn.  Ngài không nói một lời . Giống như con chiên bị dẫn đến lò sát sinh, Ngài giữ im lặng trước những người lên án Người như những con chiên trước người thợ cắt lông. Từ ngục tù, sự dày vò người ta đưa Người đến cái chết, đã chịu đánh đập vì tội lỗi họ? Người ta chôn cất Ngài như một tên giết người trong một huyệt mới, tuy Ngài không có làm điều gì ác, không một lời nào xấu thốt ra nơi miệng Ngài”.

 

Quyền Năng Của Tâm Hồn Biết Ca Ngợi : Chương VII – Phần 10

 

“Trong khi đó, dự định Thiên Chúa là đè nặng, bẻ gẫy Ngài bằng đau khổ. Nhưng khi đã phó thác mạng sống làm của lễ hy sinh đền bù tội lỗi, Ngài sẽ thấy một miêu duệ đông đảo những người thừa hưởng ân huệ ấy. Người sẽ sống lại và chương trình của Thiên Chúa phát huy qua bàn tay của Người. Và khi Người thấy kết quả của sự lo âu trong tâm hồn, Người sẽ được khen thưởng bội phần; bởi những sự thử thách mà Ngài đã trải qua, Người tôi tá công chính sẽ đạt được nhiều ân xá cho nhiều người. Bởi vì sẽ gánh lấy tội lỗi của họ. Vì vậy ta sẽ trao lại cho Người vinh dựï dành cho những quyền thế vì Người đã phó thác mạng sống cho đến chết. Người đã hoà mình với hàng tội nhân. Người là Đấng đã gánh lấy tội lỗi của đa số và đã cầu bầu cho họ” (TV 53,5-12)

Chúa Giêsu biết rằng cái chết của Ngài không đi ngược lại với chương trình của Thiên Chúa, nhưng ngược lại, Ngài hoàn tất chương trình ấy. Môn đệ không hiểu điều ấy. Đối với họ, sự đóng đinh ấy kết thúc những mơ ước và hy vọng của họ. Họ đã quên lời Chúa Giêsu: “Bây giờ các con buồn bã nhưng Ta sẽ gặïp lại các con và lúc đó các con sẽ vui mừng và không còn ai có thể cướp lấy niềm vui của các con” (Gn 16,22).

Họ không chờ đợi lại gặp Chúa và khi được tin Chúa không còn trong mồ, họ nghĩ ngay là người ta đã ăn cắp xác của Ngài .

Cũng ngày ấy, hai môn đệ từ Giêrusalem về Emmau, họ bàn chuyện về cái chết của Chúa Giêsu khi Chúa Giêsu đã đột ngột hiện diện với họ. Nhưng họ không nhận ra Ngài.

Ngài thấy họ lo lắng nên hỏi họ: “Sao các ông có vẻ buồn bã quá vậy ?”

“Vậy ông không hay biết gì sao?  Một trong hai người tên là Cléopas hỏi :  “Có lẽ ông là người duy nhất ở Giêrusalem mà không biết việc gì đã xảy ra tuần qua”  và Chúa Giêsu đã nghe họ thuật lại câu chuyệïn bi đáùt của Giêsu Nazareth tuyệt diệu đã làm nhiều phép lạ mà họ tưởng rằng tìm thấy nơi Người Đấng cứu tinh mà Israel trông đợi ; Nhưng bây giờ thì những người lãnh đạo tôn giáo đã nộp Người vào tay người La Mã và người ta đã đóng đinh Người. Hai người nói chuyện như vừa chứng kiến một bi kịch của mọi thời đại ”Và điều lạ hơn nữa là xác của Ông Giuêsu không còn ở trong mồ, và một vài bà bảo rằng họ thấy Thiên Thần báo tin là Giêsu đã sống lại. Còn về phía các môn đệ, họ tin chắc rằng tin tức cuối cùng là một câu chuyện thần thoại .

Chúa Giêsu trả lời: “Ôi những người cứng lòng tin, những gì các tiên tri loan báo khó tin lắm sao? Họ đã không tiên báo rõ ràng rằng Đấng Cứu Tinh sẽ phải chịu đau khổ trước khi bước vào triều đại vinh quang sao? Kế đó, Ngài nêu lại từ đoạn này sang đoạn khác trong sách Tiên tri, từ sách Sáng Thế Ký qua Thánh Kinh. Ngài cắt nghĩa  những lời tiên đoán liên hệ đến Ngài” (Lc 24,25-27).

“Và xảy ra là khi vào bàn với họ, Ngài cầm lấy bánh chúc tụng, đoạn bẻ ra Ngài trao cho họ, thì mắt họ mở ra và họ nhận biết Ngài. Nhưng Ngài đã bỏ họ và biến mất rồi” (Lc 24,30-31).  Sau cùng họ tin! Từ lâu họ chỉ dừng lại ở những gì bên ngoài và không đủ khả năng để thấu hiểu diễn tiến của chương trình tuyệt hảo của Thiên Chúa.

Môn đệ thấy Thầy họ bị đóng đinh, một sự chiến thắng bề ngoài của sự ác trên sự thiện và họ kết luận rằng Chúa đã ruồng bỏ họ (trong khi đó nếu họ tin vào lời Chúa do các Tiên tri loan báo thì những biến cố đó cũng chứng minh sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa họ đang hoàn tất chương trình của Ngài).

Chúng ta cũng vậy, chúng ta giống các môn đệ. Khi thử thách và đau khổ xảy đến. Phản ứng đầu tiên của chúng ta là “Lạy chúa, sao nỡ bỏ con?”

Nhưng chúa Giêsu đã nói: “Sống trong thế gian các con sẽ gặp nhiều thử thách và đau buồn;  nhưng hãy can đảm ! Ta đã thắng thế gian” (Gn 16,23).

Nếu chúng ta thật lòng tin vào lời Chúa Giêsu, những gì xảy đến cho chúng ta, và chúng ta sẽ ca ngợi và cảm tạ Ngài thay vì than van và giận dỗi ‘.

Chúng ta lắc đầu, khi lượng giá tình hình của thế giới hôm nay và chúng ta nghĩ rằng “Tất cả đều chứng tỏ rằng Chúa không làm nên việc gì lớn lao, Ngài đã buông xuôi tất cả”.

Nhưng chúa Giêsu đã nói với chúng ta là chúng ta phải biết rằng sẽ có những cuộc chiến tranh, động đất, đói khát, những cuộc nổi dậy, những cơn bịnh dịch, sự ô nhiễm, cách mạng trong đời sống sinh lý và có thể tiếp tục lập một danh sách dài … Đó là hình ảnh chính xác về thế giới của chúng ta với sự hứa hẹn là tình trạng này có thể tệ hơn nữõa .

Nhưng Ngài tiếp tục: “Nhưng khi những biến cố đó bắt đầu xảy đến, hãy ngẩng đầu lên vì sự giải thoát đã đến gần” (Lc 21,28). Chúa Giêsu đã mời gọi các môn đệ hân hoan về cái chết của Ngài. Nếu họ tin lời Ngài, họ đã nếm được sự vui mừng thay vì đau buồn. Lời Chúa mời gọi chúng ta hãy lạc quan trong thử thách.

Phêrô viết : “Tin vào Chúa Giêsu, anh em sẽ sung sướng ngay bây giờ về niềm vui khôn tả từ trời đến” (1P 1,8).

Bạn sẽ tin vào ai? Bạn sẽ sống buồn bã suốt cuộc đời, như hai môn đệ Emmau, lo âu và để cho hoàn cảnh bên ngoài đè nặng trên bạn – xác tin rằng Chúa ở rất xa bạn ư ? Hay bạn sẽ mở mắt và tạ ơn?

Hãy đón nhận bánh. Lời Chúa, sự sống, sự bình an, niềm vui mà Chúa Giêsu ban tặng. Hãy nhìn nhận rằng chúa Giêsu ở gần bạn và Chúa dùng mọi biến cố trong cuộc đời để đáp ứng nhu cầu của bạn.

Những gì bạn cho rằng Thiên Chúa bỏ rơi chỉ trong thực tế đó là phương tiện mà trong tình thương Ngài đã dùng để lôi cuốn bạn về với Ngài – và để cho niềm vui của bạn nên được chọn vẹn?

Hãy mở mắt nhìn và ca ngợi Chúa – Chúa thương bạn và ngự trong lời ca  ngợi của dân Ngài.

 

“Tôi chúc tụng Chúa Trời luôn mãi

Câu hát mừng Người chẳng ngớt trên môi

Chúa đã làm cho tôi hãnh diện

Xin các bạn nghèo nghe tôi nói và vui lên

Hãy cùng tôi tán dương Thiên chúa

Ta đồng thanh chúc tụng danh Người

Tôi đã kêu cầu và người đáp lại

Giải thoát tôi khỏi sợ hãi lo âu .

Ai nhìn Chúa sẽ được vui tươi hớn hở

Và không bao giờ bẽ mặt hổ ngươi .

Kẻ nghèo này kêu lên và Chúa đã nhậm lời

Cứu khỏi bước ngặt nghèo quẫn bách

Chúa cho sứ thần đóng đồn lập trại

Bao bọc những ai kính sợ Người

Để sẵn sàng giải thoát cứu nguy .

Hãy nghiệm xem Chúa tốt lành biết mấy !

Hạnh phúc thay kẻ nương tựa vào Người !

Hãy kính sợ Chúa, hỡi đoàn người Chúa chọn

Ai kính sợ Người chẳng thiếu thốn chi.

Kẻ giầu sang trở nên nghèo đói

Ai tìm kiến Chúa chẳng thiếu của gì”

 

(Thánh vịnh 33)

 

=====oo0oo=====

Chia sẻ Bài này:
[1] [2] [3]