- Legio Mariae – Đạo Binh Đức Mẹ - https://daobinh.com -

Quyền Năng Của Tâm Hồn Biết Ca Ngợi : Chương V – Khi Chim Sẻ Rơi Xuống Đất

Quyền Năng Của Tâm Hồn Biết Ca Ngợi : Chương V – Phần 1

Không một con chim sẻ nào rơi xuống đất ngoài ý Cha các ngươi  (Thực ra nó đáng giá bao nhiêu ? Một đồng hai con ?) Cả những sợi tóc trên đầu các ngươi cũng đã cộng số rồi ! Vậy đừng sợ ! Các ngươi quý giá hơn con chim sẻ nhiều” (Mat 10/29-31).

Chúa Giêsu nói với các môn đệ Ngài rằng Cha chúng ta trên trời chăm sóc đến mỗi con chim sẻ và Ngài biết số tóc trên đầu chúng ta .Vậy mà nhiều chim sẻ rơi xuống đất…. Và ta biết những bi kịch. Những đứa trẻ vô tội chết dưới bánh xe do tài xế say rượu lái; một người thân của chúng ta bị ung thư và chết mặc dù chúng ta đã sốt sắng cầu nguyện. Thiên Chúa chẳng có thể làm cho chim sẻ đừng rơi được không ? Chúa có ngăn cản đứa bé chết không?  Và sự tàn phá của bệnh ung thư không?

Phần đông trong chúng ta tin rằng Thiên Chúa có thể ngăn ngừa sự dữ nếu Ngài muốn. Và chúng ta tự hỏi : tại sao Chúa cho phép điều mà ta cho là sự toàn thắng của sự ác trên sự thiện ?

Đôi khi chúng ta suy ra rằng Thiên Chúa nhẫn tâm, dửng dưng hoặc bất công. Hoặc chúng ta nghĩ rằng những nạn nhân của sự ác đó đau khổ vì tội lỗi của chính họ hoặc của kẻ khác. Trong cả hai trường hợp, các kết luận của chúng ta ngược hẳn với sứ điệp của Thánh Kinh dạy cho ta rằng Thiên Chúa là Tình Yêu và chúng ta không cầûn phải tốt lành để xứng đáng sự chăm sóc ân cần của Chúa .

Không thể ca tụng Chúa vì mọi sự bạn nghĩ, rằng Chúa không thật sự có trách nhiệm về tất cả những gì xảy ra hoặc Chúa đôi khi dửng dưng đối với những khốn khổ của ta .

Tôi thường nhận thơ của những người hỏi tôi cảm tạ Chúa vì sự dữ có đúng không, trong lúc Thánh Kinh dạy chúng ta ghét sự dữ .Họ trích dẫn :”Hỡi các ngươi, những kẻ mến Đấng hằng sống, hãy ghét sự dữ” (TV.97/10) và “Hãy ghét sự dữ yêu sự lành” (Amos 5/15). Nhưng các câu Thánh Kinh đó dạy ta đừng tán thành sự dữ và cũng đừng thực hành, đừng theo cũng đừng cam chịu nó .

Ngợi khen Thiên Chúa mọi hoàn cảnh không có nghĩa là chúng ta tán thành hoặc chấp nhận sự dữ nơi bản chất của nó .Khi  Phaolô nói đến việc vui mừng về đau khổ, người ngụ ý phải vui mừng không phải vì sự đau thương nhưng vì chúng ta biết rằng Thiên Chúa hành động bởi và qua sự đau thương ấy .

Thiên Chúa đã không tạo dựng nên sự dữ .Ngài là Tình Yêu .Nhưng Thiên Chúa tạo dựng nên những con người có ý chí tự do và có thể làm điều ác. Sự dữ là một hậu quả của việc con người chống lại Thiên chúa ;Có Chúa cho phép, nó mới tồn tại được trên thế gian này, nhưng nó luôn luôn lệ thuộc ý Chúa. Không có sự dữ nào xảy đến cho chúng ta mà Thiên chúa không cho phép.

Và vì có sự dữ, Thiên Chúa đã sai Con Một Ngài chịu chết trên một thập giá để bẻ tan quyền lực của sự dữ đó trong đời sống của tất cả những ai tin nơi Ngài.

“Kẻ dữ cúi đầu trước mặt người lành” sách Huấn Ca dạy vậy (Hc 14-19). Chúng ta, những kẻ tin, chúng ta đã nhận lãnh quyền chiến thắng thế gian.

“Phàm ai tin…. Giêsu là Đức Kitô, thì đã sinh bởi Thiên Chúa, vì phàm đã sinh ra bởi Thiên Chúa thì thắng được thế gian. Và này là chiến thắng đã lướt được thế gian: đức tin của ta! (IJN 5,1-4).

Mà đức tin của ta phải đặt nền tảng trên cái gì? Ta phải tin gì để chiến thắng? Ta tin ở Đức Giêsu Kitô nhưng còn nhiều khác nữa: tin hoàn toàn  nơi Đức Giêsu Kitô cũng có nghĩa là chấp nhận Thiên Chúa như là Đấng Chúa toàn năng và cũng chấp nhận rằng không gì xảy đến mà Ngài không hay biết hoặc không cho phép.

Nếu chúng ta quyết định tin vững vàng điều ấy và ngợi khen Thiên Chúa vì mọi hậu quả bên ngoài của sự dữ xung quanh ta, tôi tin chắc rằng mọi hoàn cảnh khó khăn, mọi thảm trạng sẽ được biến đổi do bàn tay Thiên Chúa.

Khi xác quyết điều này, tôi biết rằng phần lớn trong các bạn sẽ kết luận ngay rằng Thiên Chúa sẽ biến đổi một hoàn cảnh như chúng ta sẽ làm, trong địa vị của Ngài. Nhưng đó không phải là điều tôi muốn nói chút nào cả.

Khi chúng ta tin tưởng hoàn toàn nơi Thiên Chúa trong một hoàn cảnh khó khăn, bằng cách ngợi khen và cảm tạ Ngài, vì hoàn cảnh đó, quyền năng của Thiên Chúa sẽ biến đổi, đảo ngược hoặc thắng vượt ý hướng và chương trình của quyền lực sự dữ đang hoành hành, bằng cách biến đổi hoàn cảnh đó cho phù hợp với mục đích sơ khởi và hoàn hảo của Thiên Chúa.

Quyền Năng Của Tâm Hồn Biết Ca Ngợi : Chương V – Phần 2

 

Chúng ta rất có thể không hiểu chương trình của Thiên Chúa, và cũng không trông thấy khía cạnh tích cực của chương trình đó, nhưng hễ chúng ta bắt đầu ngợi khen Chúa, chúng ta giải tỏa được quyền năng của Ngài để sinh ích cho ta trong hoàn cảnh hiện tại đây .

Quan niệm lành dữ của chúng ta thường thật sai lạc. Thí dụ: Nếu một đứa trẻ được hưởng gia tài bạc triệu, người ta liền kêu lên: “Tuyệt quá!” Nhưng nếu đứa trẻ ấy chết và lên thiên đàng, người ta sẽ than: “Tai hoạ thật!” Tuy nhiên, chúng ta biết rằng một gia tài lớn có thể gây ra những thảm trạng, còn lên thiên đàng chỉ có thể tốt thôi).

Nếu chúng ta ngợi khen Chúa trong mọi hoàn cảnh, tôi chắc rằng có những chim sẻ sẽ không rơi xuống đất và có những đứa trẻ sẽ không chết và những bệnh ung thư sẽ được chữa trị. Nhưng không nên để cho điều này làm động cơ thúc đẩy ta ngợi khen Chúa vì sẽ luôn luôn có những chim sẻ rơi xuống đất, những trẻ con chếùt yểu và những người bị bệnh ung thư. Chúng ta vẫn phải ca tụng Thiên Chúa vì những trường hợp đó nữa.

Vậy tức là ca tụng Thiên Chúa vì sự dữ Ngài cho phép xảy ra trong đời chúng ta vì ta tin rằng Chúa theo đuổi một mục đích rõ rệt trong trường hợp đó. Rồi còn phải làm gì nữa? Phải phản ứng thế nào trước sự dữ khi ta giáp mặt nó? Về điểm này, ta thấy đủ loại tư tưởng kỳ quặc nơi các Kitô hữu.

Chúa Giêsu đã nói với những kẻ đi theo Ngài:  “Đừng cưỡng lại người ác” (Mat 5,39). Tuy nhiên, ta đọc thấy rằng, khi Chúa Giêrsu trông thấy phường buôn bò, cừu, bồ câu và quân đổi bạc ngồi trên sân đền thờ,  “Ngài mới lấy dây thừng làm roi mà xua hết thảy ra khỏi đền thờ cùng với cừu và bò của họ” (Jn 2,15). Nơi đây, chúng ta thấy Chúa Giêsu hành động công khai chống lại sự dữ. Tuy vậy, Ngài đã không kháng cự chút nào khi người ta đến bắt Ngài tại vườn Giêtximani, và Ngài đã quở môn đệ muốn dùng gươm mà bảo vệ Ngài.

Như vậy, có những trường hợp Chúa muốn đưa ta đến hành động rõ rệt chống lại sự dữ và những trường hợp khác Ngài đòi ta đừng kháng cự. Nhưng làm sao biết được khi nào hành động, khi nào không?

Tôi thiết tưởng điều duy nhất ta có thể làm được là nhìn nhận rằng, bởi sức mình, chúng ta không thể nào thắng được sự dữ cả. Sức mạnh chiến thắng chính là Thiên Chúa. Ngài dạy ta phải tập ngước mắt lên nhìn Ngài, nguồn mạch của mọi chiến thắng – chứ không đăm đăm nhìn sự dữ mà ta phải đương đầu – Và từng bước một, lúc đó Thiên Chúa sẽ hướng dẫn hành động của chúng ta. Phaolô đã viết cho tín hữu Roma: “chớ để sự dữ thắng được ngươi, nhưng hãy lấy lành mà thắng dữ” (Rom 21/12).

Trong trường hợp người ta bắt và đóng đanh Chúa Giêsu, chính hành vi không kháng cự của Chúa đã đập tan quyền năng sự dữ trong thế gian.

Qua hành vi trên đây, Chúa Giêsu đã cho ta thấy có một cách tốt đẹp hơn nhiều để giải quyết vấn đề sự dữ, tốt đẹp hơn là bảo vệ chống lại sự dữ theo nghĩa thông thường của chúng ta, nghĩa là dùng vũ khí, trả miếng và dùng vũ lực chống lại vũ lực. Làm như vậy, chúng ta phản ứng lại với các nghịch cảnh thay vì đón nhận sự hiện diện và các chỉ thị của Thiên Chúa trong hoàn cảnh đó.

Mỗi lần chúng ta hành động theo các biến cố bên ngoài thay vì bởi đức tin của chúng ta nơi sự can thiệp của Thiên Chúa và sự kiểm soát hoàn hảo của Ngài trên hoàn cảnh, chúng ta để cho sự dữ chiến thắng chúng ta thay vì thắng vượt được nó nhờ quyền năng của Thiên Chúa.

Chúa Giêsu không chủ hoà (theo nghĩa chúng ta hiểu ngày nay) khi Chúa phán: “Đừng cưỡng lại người ác!” Chúa muốn nói chúng ta phải nhìn nhận một cách chủ động quyền năng của Chúa trên sự dữ và nhìn nhận rằng đôi khi Chúa chọn hoàn cảnh đó để thực hiện ý muốn của Ngài.

Trong trường hợp đó, cưỡng lại sự dữ là đi ngược lại chương trình hoàn hảo của Chúa. Nếu các môn đệ ngăn cản được việc bắt Chúa Giêsu trong vườn Giêtximani, họ đã làm hỏng kế hoạch của Chúa mặc dù họ tưởng rằng mình đã thắng được sự dữ.

Chúa Giêsu đã đến để chiến thắng chứ không phải để dạy chúng ta biết thua mà không than vãn đâu.

Các thánh tông đồ Giacôbê và Phêrô đều bảo chúng ta chống lại Satan. Nếu chúng ta xem nội dung sứ điệp của các ngài, ta thấy rõ rằng các ngài đều hoàn toàn nhất trí với Chúa Giêsu và Phaolô.

“Anh em hãy suy phục Thiên Chúa. Hãy chống lại ma qủy, và nó sẽ chạy trốn anh em. Hãy lại gần Thiên Chúa và Người sẽ lại gần anh em” (Giacôbê 4,7). Hãy ở tiết độ, hãy tỉnh thức, vì đối thủ của anh em là ma qủy … Đối với nó, anh em hãy chống trả, cứng cát trong lòng tin….” (1 Phêrô 5,8-9).

Chống lại Satan, sự bảo vệ độc nhất của chúng ta là quyền năng của Thiên Chúa. Và quyền năng đó được giải tỏa ra khi chúng ta kiên quyết tin rằng Thiên Chúa âu yếm, điều khiển hoàn toàn mỗi chi tiết của hoàn cảnh. Và chúng ta diễn tả lòng tin đó bằng cách ca tụng và cảm tạ Chúa vì những hoàn cảnh cụ thể đó.

Thánh Kinh dạy ta phải tỉnh thức và coi chừng sự tấn công của kẻ thù, nhưng mà tất cả sự chú ý của ta phải hướng về Chúa,  chứ không hướng về Satan. Vẫn biết chúng ta phải ý thức sự đe dọa của kẻ thù, nhưng chúng ta được bảo vệ, không phải bằng cách rình mò kẻ thù nhưng còn đắc lực hơn bằng nhìn nhận quyền năng của Thiên Chúa.

Nếu chúng ta để cho sự sợ hãi và nghi ngờ và sự lo lắng về kẻ thù tràn ngập tâm hồn chúng ta, chúng ta ngăn cản sức mạnh của Thiên Chúa được tỏ hiện. Chúng ta phải học biết xem sự dữ trong mọi viễn tượng đứng đắn – là sự dữ ở dưới sức mạnh toàn năng của Thiên Chúa – và để cho sức mạnh đó làm cho mọi sự gây ích cho ta theo chương trình hoàn hảo của Thiên Chúa.

Phần việc của ta là vững tin bằng cách tuân theo các chỉ thị của Thánh Linh sẽ điều khiển hành động của chúng ta trong hoàn cảnh đo.ù Chúng ta phải luôn luôn giữ cặp mắt nội tâm của chúng ta đăm đăm nhìn Chúa, bằng cách ca ngợi và cảm tạ Ngài trong mọi sự vì lòng nhân từ, ái tuất của Ngài.

Vững tin nghĩa là dùng ý chí của chúng ta mà quyết tâm chấp nhận rằng Chúa làm chủ tình thế như Thánh Kinh đã dạy ta, bất chấp cảm giác của ta và hoàn cảnh bên ngoài.

Thánh Kinh khẳng định với chúng ta rằng Thiên Chúa kiểm soát mọi bão táp, động đất, cuồng phong, chiến tranh, đói kém, dịch tễ, chết chóc, sinh nở. Ngài kiểm soát mọi cánh hoa đồng nội, mỗi chim sẽ và mỗi sợi tóc trên đầu chúng ta.

Có tin đến cùng nơi Ngài hay không là do ta quyết định.

Có người nói: “Tôi muốn chấp nhận rằng Thiên Chúa chịu trách nhiệm về một số sự việc, nhưng tôi không thể chấp nhận rằng Ngài chịu trách nhiệm về mọi sự được”.

Quan điểm này không khiến ta ngợi khen Chúa và khi chúng ta từ chối không chịu nhìn thấy bàn tay Thiên chúa trên những lãnh vực rõ rệt, ta không thể hy vọng một sự đáp lại lời cầu của chúng ta hoặc là một sự biểu dương quyền năng biến đổi của Ngài được.

Ta hãy xem Thánh Kinh nói gì về các lãnh vực đó, mà ta khó nhìn nhận bàn tay của Chúa.

Habacuc là một tiên tri đã phàn nàn về tình hình quê hương ông như một số trong chúng ta than van về tình hình thế giới hiện tại.

“Lạy Chúa đến bao giờ con phải kêu cầu mà Chúa không nghe?” Habacuc than van. (Ông ta không thèm nghĩ rằng Chúa đang lắng nghe ông, và ở điểm này, nhiều Kitô hữu ngày nay đồng ý với ông ta). Con kêu đến Chúa rằng: “Con bị áp bức mà sao chưa được Chúa giải cứu? Tại sao Chúa để con thấy sự gian ác? Sao Chúa chịu nhìn sự hà hiếp hiện tại? Nhìn khắp quanh con, con chỉ thấy cách bóc lột bạo tàn, cảnh tranh tụng đánh lộn. Luật Thánh như bất lực hấp hối, quyền lợi bị bãi bỏ. Kẻ tàn bạo bách hại kẻ công nghĩa, đâu đâu sự liêm chính cũng bị xuyên tạc” (Habacuc 12,4).

Có khi nào bạn miêu tả thế giới Âu Tây ngày nay bằng những lời lẽ giống như vậy không? Đối với tôi thì có.

Và Thiên Chúa đã trả lời với Habacuc (1,5-6): “Các ngươi hãy nhìn đến các dân tộc, hãy mở mắt mà nhìn cho kỹ. Các ngươi hãy ngạc nhiên, sững sờ. Vì ngay giữa đời các ngươi, Ta đã hoàn thành bao việc kỳ diệu; mà nếu không nghe thuật lại, đố ai tin nhận được.

Quyền Năng Của Tâm Hồn Biết Ca Ngợi : Chương V – Phần 3

 

“Này đây, Ta xui dục dân Chalđê dấy lên. Họ là một dân dữ dằn hung hăng, hằng rảo bước khắp các xứ bao la để chiếm đoạt chỗ lưu ngụ của người khác” (Habacuc 1,5-6).

Chúa đã nói rằng chính Chúa sẽ khiến một quốc gia hung tàn lật đổ thế giới. Bạn có thấy khác gì với đạo binh ta đã thấy nổi lên từ hồi đó đến nay không?

Thiên Chúa không những cho phép người xứ Chalđê thống trị, chính Chúa đã dấy họ lên. Còn Nã-pha-luân, Hitler? Các đạo binh cộng sản nước Nga hoặc Trung Quốc thì sao? Chúng ta có khả năng cảm tạ ơn Chúa đã dấùy họ lên không? Chúng ta có thể chấp nhận lời Chúa nói rằng đó là để sinh ích cho ta không? Chúng ta có thể thành thực ngợi khen Chúa vì điều ấy không? Habacuc đã phẫn uất khi biết điều Chúa sắp làm (Habacuc 1,12-13). Nhưng Chúa há chẳng phải là Chúa tự ngàn xưa, là Chúa Trời của con, là Đấng Chí Thánh của con ư ! Vậy con không sao chết đượïc! Lạy Chúa, Chúa đã đặt dân ấy để tôn trọng quyền luật, đã cho họ nên như một núi đá vững chắc để sửa phạt. Mắt Chúa tinh trong chẳng chịu thấy tội ác, cũng chẳng chịu nhìn sự áp bức. Sao Chúa lặng nhìn những người qủy quyệt, sao Chúa thấy kẻ gian ác hại bậc công chính mà cứ làm thinh?”

Có khi nào bạn tự hỏi vì sao Chúa cho phép những người gian ác độc dữ làm hại kẻ vô tội không? Tôi đã tự hỏi! Và Habacuc nói tiếp: “Sao Chúa đối xử với con  người như thể là cá biển, như thể là loàøi vẫy vùng không có chủ? Họ bắt mọi người bằng mồi câu cá. Họ kéo mọi người lên bờ bằng chính chài của họ. Họ thu lượm hết trong lưới, rồi hớn hở reo mừng (Habacuc 1,14-15).

Thiên chúa không làm ngơ giả điếc trước tất cả các câu hỏi đó: Chúa đã ra lệnh cho Babacuc viết lên câu trả lời của Ngài để cho mọi người biết và nhớ lấy.

Điềm mộng này chỉ có trong chừng hạn. Nó sẽ thể hiện đúng thời kỳ, không để ai phải thất vọng. Nếu nó lâu tới, ngươi hãy chờ đợi, bởi chưng nhất định sẽ xảy ra không hề sai” (Habacuc 2,3).

Thiên Chúa không bao giờ chậm trễ? Lịch của Ngài được thể hiện đúng đắn!

Chúng ta đây mới là người luôn luôn lo lắng vì ta dự tính sai. Thiên Chúa còn phán: “Này đây những tâm hồn thiếu ngay thẳng phải ngã thua; còn kẻ công chính nhờ sự trung tín sẽ tồn tại luôn mãi”. (Habacuc 2,4).

Cuối cùng dân xứ Chalđê lại bị thua. Chính lòng kiêu căng của họ, kèm theo với một khát vọng hiếu thắng không bờ bến, làm cho họ ngã thua và vinh quang giả tạo của họ chẳng bao lâu đã biến thành tủi hổ trên đầu họ cho tới lúc khắp trái đất đầy dẫy sự hiểu biết vinh quang Thiên chúa.

Bây giờ Habacuc có thể trông thấy tất cả sự uy nghi cao cả của kế hoạch Thiên Chúa. Người đã hát mừng và hò reo đắc thắng.

Lạy chúa, con đã nghe đến danh thánh Chúa. Lạy Chúa, con đã kính sợ những việc lạ của Chúa…. Thiên Chúa từ Têman tới, Đấng Chí Thánh từ ở núi Paran lại. Oai quyền Người bao phủ các tầng trời, và trái đất tràn đầy sự vinh quang của Người.

Sự lộng lẫy Chúa chói lòa như ngày sáng, hào quang chiếu rọi ra ở tay Chúa. Thế lực của Người ẩn khuất trong đó.

Dịch lệ tiến trước Chúa; bệnh hàn nhiệt theo chân Người.

Khi Chúa đứng dậy, mặt đất rung chuyển, chỉ một tia nhìn của Chúa đủ làm cho mọi dân tộc lay động. Những dãy núi thiên thu chuyển rời, những ngọn đồi cổ kính sụp đổ, đó là đường lối Chúa thường bước! (Habacuc 3,2-6).

Habacuc kinh hãi bởi thị kiến người mới trông thấy. Người không còn đặt câu hỏi tại sao có hoả hoạn, động đất, dịch lệ, đói kém và giặc giã nữa. Mọi người run rẩy và khiếp sợ, toàn thể con người ông đều kinh hoàng, nhưng ông hát lên cùng Chúa:

“Dù cây vả không còn búp, vườn nho sẽ không còn kết trái, cảm lăm sẽ không còn nẩy nở, ruộng đất không còn sinh thực phẩm, chiên cừu sẽ biến mất khỏi bãi cỏ, và sẽ không còn trâu bò ở trong chuồng nữa, nhưng tôi, tôi hoan hỉ trong Chúa, tôi mừng rỡ trong Đấng Cứu Chuộc tội. Thiên Chúa là sức mạnh của tôi, Người làm cho chân tôi lẹ làng như chân hươu nai, và người cho tôi rảo bước trên các đỉnh đồi” (Habacuc 3,17-19).

Habacuc bị khủng khiếp bởi cảnh tượng tương lai mà Thiên Chúa vừa mới cho người thấy. Nhưng người cũng đã ý thức rằng Thiên chúa là một Đấng Chúa thương yêu, công bằng và nhân từ. Habacuc không ngần ngại tận hiến trong tay Ngài bằng cách ca tụng Ngài vì kế hoạch hoàn hảo Ngài đã vạch ra cho Israel.

Điều mà Chúa cũng truyền cho chúng ta là ca tụng Ngài – dù cho môi chúng ta run lên vì sợ và dù chúng ta bị khủng khiếp bởi những hoàn cảnh bên ngoài của kế hoạch của Ngài đối với chúng ta.

Bởi tiên tri Isaia, Thiên Chúa đã cho dân Ngài biết ý định của Ngài là xui Cyrus, vua Ba Tư đứng lên chinh phục và lật đổ nhiều quốc gia. Vua Cyrus không biết Chúa, nhưng Chúa quyết định dùng ông ta để đưa người Do Thái bị lưu đày từ Babylon trở về để họ xây dựng lại Giêrusalem và Đền Thánh.

Tại sao Chúa lại dùng Cyrus, một vua ngoại giáo để thực hiện ý định của Ngài? Chúa đã trả lời những ai hỏi Ngài:

“Ta tạo ánh sáng, lập bóng tối. Ta gây phúc, mà cũng giáng họa. Chính Ta là Thiên Chúa, Đấng dựng nên hết thảy …. Bình gốm trong các bình làm bằng đất có cãi lại với kẻ nắn nên nó chăng? Đất sét đâu có hỏi được thợ nhào : “ Ngươi làm gì đó?” và công việc đâu có ngạo  khinh người thợ ấy được rằng : “Ngươi là kẻ cụt tay”….

Thiên Chúa, Đấng Thánh, Đấng sinh trưởng Israel, phán : “Hỏi Ta và con cái Ta làm chi, chẳng ai có quyền chỉ cho Ta về công việc tay Ta đang làm ?”

“Ta đã lập trái đất, đã tạo dựng nên nhân loại lưu ngụ trên đó. Tay ta đã giải các tầng trời. Ta đã ban lệnh cho tất cả các tinh tú”.

“Chính ta đã gây nên vua Cyrus này, đã đưa đàn con đến khải hoàn, chính Ta mở đường cho người, để người tái lập thành Giêrusalem, đưa dân lưu đày hồi hương, không đòi giá chuộc, không lấy bồi thường (Is 45,7. 9.4.13).

Khi chúng ta từ chối không chịu thấy bàn tay Thiên chúa hành động trong mọi hoàn cảnh, chúng ta giống như đất sét cãi lại với thợ gốm. Ta nói : “Nếu tôi là Chúa, tôi sẽ làm cách khác kia. Tôi sẽ không gửi động đất này ở Péru và không để cho em bé này chết vì bệnh ung thư máu. Tôi sẽ không cho phép người này giảng những tà thuyết làm mê hoặc kẻ dễ tin … Và chắc chắn, Tôi sẽ không cho phép những người buôn ma túy đến cám dỗ trẻ con”.

Chúa biết rõ chúng ta nghĩ gì về tất cả những điều ấy, và Chúa cũng biết sựï hiểu biết của chúng ta hạn hẹp bao nhiêu. Ngài đã phán bởi miệng ngôn sứ của Ngài

“Tâm tưởng các con khác tâm tưởng Ta. Đường lối các con khác đường lối Ta”.

“Trời cao hơn đất bao nhiêu, thì đường lối và tâm tưởng của Ta cao hơn của các con bấy nhiêu”.

“Nước mưa, tuyết sa không trở về trời trước khi thấm nhuần mặït đất, làm cho đất phì nhiêu và nẩy nở hạt giống, làm kẻ gieo giải được ăn bánh”.

“Cùng một lẽ ấy, lời giảng dạy bởi miệng Ta truyền phán, chẳng trở về với Ta trước khi thực hành ý định và hoàn tất sứ mệnh của Ta”  (Is 56,9-11).

Sự nghi can và tuyệt vọng của chúng ta bởi thiếu tin tưởng nơi Thiên Chúa mà ra. Chúng ta không hoàn toàn xác tín rằng Chúa muốn điều tốt cho ta.

Chúng ta hỏi vì sao một trẻ con vô tội lại phải chết dưới bánh xe của một ông tài xế say rượu để cho người này nhìn nhận rằng mình cần đến Thiên Chúa. Vậy Chúa lo cho linh hồn của một ông tài xế say rượu hơn là mạng sống một đứa trẻ hoặc nỗi tang tóc của cha mẹ nó ư ?

Hết thảy chúng ta đều đặt với số câu hỏi như thế, nhẩm đi nhẩm lại trong trí chúng ta. Bị xâu xé bởi những ngụy vấn đề đó, chúng ta không có sự bằng an. Và thêm nữa, nỗi khắc khoải của chúng ta chẳng giải quyết gì được cho hoàn cảnh .

Phương thế độc nhất đề ra khỏi khó khăn của ta là chấp nhận lời Chúa trong đức tin; Nghĩa là bất chấp tất cả những gì ta có thể nghĩ, thấy hoặc cảm thấy. Lời Chúa nói rằng, Chúa thương yêu chúng ta và cái chết của một đứa trẻ vô tội nằm trong kế hoạch tình yêu của Chúa đối với những người bị tang tóc .

Quyền Năng Của Tâm Hồn Biết Ca Ngợi : Chương V – Phần 4

 

Tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta – cũng như các lời hứa khác của Thánh Kinh – chỉ có thể chấp nhận được trong đức tin mà thôi. Chúng ta phải quyết định tin rằng tình yêu đó là điều Chúa mạc khải về Ngài, dù chúng ta có cảm thấy mình được thương yêu hay không.

Tin Mừng của Thánh Kinh là Thiên chúa thương yêu chúng ta với một tình yêu tha thiết, kiên nhẫn, ý tứ và lo lắng hạnh phúc và sự thoải mái của chúng ta hơn bất cứ tình yêu nhân loại nào khác. Thiên Chúa thương yêu chúng ta và người có một kế hoạch hoàn hảo đối với cuộc đời của chúng ta. Ngài đã sai Con Một Ngài chết cho chúng ta để ban cho chúng ta một cuộc sống mới, một cuộc sống sung mãn, bình an và hoan hỉ trong một thế giới đầy đau khổ .

Với trí hiểu phân trần quá hạn hẹp của chúng ta, chúng ta không thể nào hiểu được tất cả sự tuyệt vời của kế hoạch của thiên Chúa đối với thế giới này và đối với chúng ta. Cũng như Habacuc, chúng ta phẫn uất rằng Chúa muốn dùng những trận động đất và chiến tranh, dùng đau khổ và sự chết để thực hiện ý đồ của Ngài.

Nhưng kế hoạch của Thiên Chúa là một kế hoạch hoàn hảo. Đó là kế hoạch duy nhất đã thành công trong thế giới này bị sự dữ và sự phản nghịch của con người đô hộ. Bạn hãy nhìn xem sự đổ vỡ mà loài người chúng ta đã gây nên qua các thế kỷ khi chúng ta muốn tự mình lo liệu lấy. Chúa đã phán với Isaia rằng kế hoạch của Thiên Chúa không ăn khớp với điều chúng ta làm bởi vì tư tưởng của Ngài vượt lên trên tư tưởng của chúng ta ngàn trùng và cái nhìn của Ngài rộng lớn hơn biết bao.

Thiên Chúa chỉ muốn điều tốt nhất cho ta thôi.

“Các con sẽ trẩy đi vui vẻ và trở lại bằng an. Gặp mặt các con, đồi núi sẽ reo hò nhảy mừng, cây cối ngoài đồng sẽ vỗ tay khen ngợi. Chỗ gai góc, trắc bá sẽ vươn trổi, giữa bụi rậm, sim sẽ nẩy ngành. Đó là việc lạ làm cho Thiên Chúa vang thánh danh: đó là dấu hiệu vĩnh viễn không thể tiêu diệt được” (55,12-13).

Thiên chúa muốn bạn đầy dẫy phúc lộc của Ngài cho ta. Người muốn săn sóc chúng ta bằng mọi cách và ngay cả trong những chi tiết nhỏ nhặt nhất của đời sống hằng ngày của chúng ta. Còn chúng ta thì cứ ngừng ở các hoàn cảnh và biểu hiện bên ngoài của kế hoạch Chúa, cứ tự hỏi vì sao và thế nào Chúa làm này làm nọ, trong lúc Chúa truyền cho ta nhìn Chúa và tin tưởng nơi Ngài.

Ởû giai đoạn này, cũng như lúc ta trở lại với Chúa, ta phải chấp nhận ý Chúa rồi mới có thể hiểu được. Ta phải nhất quyết gạt sang một bên ý muốn của chúng ta là biết hết và hiểu chính xác điều Chúa đang thực hiện, và ta phải đặt tất cả ý chí của chúng ta và quyết định vững chắc tin ở lờøi Chúa. Kế hoạch của Chúa đối với chúng ta là tốt đẹp. Lời Chúa đã khẳng định với chúng ta như thế. Vậy chúng ta có tin không?

Kế hoạch của Chúa đối với ông Giób cũng tốt đẹp nữa. Nhưng đó là một kế hoạch đã thử thách đức tin của ông một cách ghê gớm và làm cho trí khôn của ông không biết đàng nào mà lý luận được nữa.

Ông Giób là một người liêm chính. Chính Chúa  nói về ông :  “Thật không ai ở thế gian này bằng người, một kẻ thanh liêm ngay thẳng, kính úy Chúa và giữ mình khỏi sự ác” (Job 8) Việc gì đã xảy đến cho ông Giób vậy?  Ông đã mất hết tài sản của ông. Chiên của ông, mùa màng của ông… Và một hôm, ông mất cả con cái, khi mái nhà sụp đổ”.

Nếu việc ấy xảy đến cho bạn hoặc một trong những người láng giềng của bạn, bạn sẽ nói việc ấy do Thiên Chúa hay do Satan mà đến?

Trong trường hợp ông Giób, đúng là Satan. Nhưng việc ấy đã xảy ra cách thế nào? Satan đến gặp Chúa và xin phép Chúa làm khổ ông Giób.

Satan có thể đóng một vai trò trong thảm kịch cuộc sống của chúng ta, nhưng nó vẫn chỉ là một diễn viên mà thôi. Chính chúa mới là đạo diễn và là Giám đốc.

Ông Giób đã phản ứng thế nào? Ông đã xé áo, sấp mình thờ lạy Chúa .

“Tôi đã lọt lòng mẹ trần trụi, thì tôi sẽ lại trần trụi chết về. Chúa ban cho tôi đủ mọi sự, này đây Chúa lại cất hết. Tôi xin tán tạ danh Người” (Giób 1/21).

Thế vẫn chưa xong. Satan trở lại, xin phép thử thách ông Giób thêm nữa – và Chúa đã cho phép Satan.

Lần này, thân mình ông Giób đầy lở loét. Ông trông dị dạng, ghê tởm đến nỗi không ai dám nhìn ông cả. “Ngay cả vợ ông cũng bảo ông nguyền rủa Chúa và chết đi. Những ngườøi láng giềng trước kia vẫn kính trọng ông Giób, đâm ra chế nhạo ông và tránh xa ông. Ba người bạn tốt nhất của ông đến nói với ông rằng: nỗi đau khổ của ông do tội lỗi của ông mà ra và khuyên ông ăn năn hối cải.

Ông Giób không hề nghi ngờ là chính Thiên Chúa đã gây nên tai hoạ cho ông. Ông xin Chúa tha cho ông nhưng với niềm xác tín rằng không phải vì tội lỗi của ông mà ông đau khổ. Trong thâm tâm, ông biết rằng ông ngay thẳng và tin tưởng ở Chúa “Dù Chúa có giết tôi, tôi cũng cậy trông nơi Ngài. Tôi sẽ bênh vực hạnh kiểm của tôi trước nhan Người” (Giob 13,15). Ông Giób tin chắc rằng Thiên Chúa chịu trách nhiệm về sự thử thách của ông, nhưng lý trí của ông chất vấn ông tại sao và làm sao ông phải chịu khổ sở. Những câu hỏi đó, chúng ta cũng chẳng đã đặt ra, lúc này hay lúc khác đó sao?

“Lạy Chúa, tại sao Chúa cho phép người này người kia phải nghèo khó? Tại sao Chúa cho phép kẻ vô tội bị đau khổ? Tại sao những người làm điều dữ lại sống sung sướng và không có vấn đề? Tại sao Chúa không nhậm lời con? Lạy chúa, tại sao Chúa không để con chết đi cho rồi để con khỏi khổ và con được ở bên Chúa?”

Quyền Năng Của Tâm Hồn Biết Ca Ngợi : Chương V – Phần 5

 

Khi cuối cùng, Chúa trả lời cho ông Giób, đó là lời quở trách nghiêm khắc của một người Cha đối với con mình. “Khi ta đổ nền móng địa cầu thì con ở đâu? Con hãy nói đi, nếu quả thực con thông sáng”….

“Trong đời sống của con, đã có lần nào con sai khiến rạng đông, định chỗ cho bình minh…”

“Chớp chia ra theo phía nào để phát tia lửa khắp mặt đất? Đố con nói được xiềng xích Sao Mão, tháo được dây buộc Sao Cồng? Đốù con khiến được lối Sao Mai xoay vần theo mùa, và dẫn được đường cho Sao Bắc Đẩu luôn với chòm sao theo nó?…

“Ai cho hạc có tài, ai cho gà trống nên khôn ?…

“Con ban cho ngựa tính mạnh dạn chăng? Con phủ lông gáy rung rinh lên cổ nó chăng ?…

“Không có con bảo, phượng hoàng chẳng được tung bay và lập tổ trên ngọn núi cao vót sao ?…

“Kẻ phản đối Đấng Toàn Năng đã đầu hàng chưa? Kẻ bình phẩm Chúa đáp lời nữa chăng ?” (Giób 38,4-12-24.31-32.36. 39.5.19.27;40,2).

Và ông Giób đã thưa: “Con đã nói vô lý, con còn dám đáp gì nữa? Con thà lấy tay bịt miệng lại còn hơn. Con đã nói một lần rồi, con không muốn nói lại nữa. Nói hai lần là dư, nên con quyết định không nói thêm điều gì cả” (Giób 40,4-5).

Chúa kể tiếp các việc kỳ diệu Ngài đã tạo dựng nên: các loài thú, sức mạnh, tập quán của chúng quyền uy cao cả của Ngài.

“Ai dám đương đầu với Ta? Ta không mắc nợ ai điều gì cả. Mọi vậït dưới vòm trời đều thuộc quyền ta” Giób 41,2-3).

Ông Giób đáp lời Chúa rằng: “Con biết Chúa là Đấng toàn năng; việc gì Chúa nghĩ ra, Chúa đều thực hiện được hết. Con chính là kể làm rối ý Chúa định bằng những lý lẽ vô nghĩa. Con nói như kẻ vô tư và những điều vượt quá trí khôn con vốn không hiểu  … Đang khi con chỉ được biết Chúa qua những tiếng đồn. Song kỳ này mắt con đã được thấy Chúa nhãn tiền. Nên những lời con đã nói, con xin rút lại hết. Con hối hận nằm trên tro bụi” (Giób 42,2-3, 5-6).

Chúa cũng nghiêm nghị quở mắng ba người bạn của ông Giób đã hiểu sai lý do vì sao ông  Giób bị đau khổ. Chúa đã cho họ thấy việc phán đoán sai lầm của họ và ra lệnh cho họ dâng một của lễ toàn thiêu và Chúa bảo ông Giób cầu nguyện cho họ.

Ba người bạn đã làm theo lời Chúa và “Giób cầu bầu cho các anh em, nên Thiên Chúa động lòng thương cứu giúp người khỏi cảnh khốn khó, và lại phú ban cho người mọi ơn phúc và tài sản gấp đôi khi trước “Giób 42,10).

Ta nên ghi nhận rằng Thiên Chúa đã chúc phúc cho ông Giób sau khi ông ta đã chúc lành  cho những kẻ đã tố cáo ông một cách bất công. Ông Giób đã học được một bài học. Không bao giờ ông dám chất vấn Chúa về cách Ngài cai quản vũ trụ nữa. Ông cũng không bao giờ nhìn hoặc nghe điều gì với khả năng tự nhiên của ông mà thôi đâu; từ nay ông sẽ xử dụng cái nhìn mới của ông, cái nhìn thiêng liêng .

Thiên Chúa đã có một kế hoạch tuyệt hảo đối với ông Giób. Các thử thách của ông được Satan thực hiện nhưng Chúa đã cho phép như vậïy để tăng triển đức tin và sự khôn ngoan của ông và tỏ cho ông thấy uy quyền và tình thương của Chúa .

Thiên Chúa có một kế hoạch tuyệt hảo cho bà Ruth, người xứ Moab. Nhưng người ta có cảm tưởng rằng tai ương đã theo đuổi bà. Bà goá chồng, sau đó bà trở về nhà mẹ chồng ở Bêlem; cả hai đều nghèo đến nỗi Ruth phải đi mót lúa trong đồng ruộng những nhà phú hộ; sự việc xảy ra như thế xem như không song suốt, đẹp đẽ phải không? Nhưng Ruth tin tưởng nơi Chúa. Ngoài đồng bà gặp ông Booz, một người có họ với chồng quá cố của bà. Booz yêu Ruth và họ cưới nhau. Chương trình của Chúa đã thành công. Ruth trở thành tổ mẫu của vua David.

Ta phải nói gì đây về kế hoạch tuyệt hảo của Thiên chúa đối với Giuse? Chúa đã định cho Giuse trở thành phụ tá của vua xứ Ai Cập, vì Ngài dự tính dùng ông đúng lúc về sau này để cứu dân Israel khỏi nạn đói kém.

Giuse bị anh em bán làm nô lệ, cho một đoàn lái buôn đi về Ai Cập. Đó là màn đầu tiên của kế hoạch Thiên Chúa trong lúc anh em của Giuse không hề ngờ rằng họ đã phục vụ ý định của Thiên Chúa. Họ ghét người anh em của họ và chỉ muốn một điều là tống cổ nó đi cho xong. Về sau, Giuse trở thành người tin cậy của một người Ai Cập, giầu có và quyền thế, dường như ông đã được lên cao về mặt xã hội nhưng ông lại bị tố cáo oan là đã mưu toan hãm hiếp vợ người Ai cập kia và bị tống giam. Nếu việc này xảy ra cho bạn, bạn có nghĩ rằng kẻ thù vừa thắng thế không? Hay là bạn đã chấp nhận việc ấy như là một điều nằm trong chương trình hoàn hảo của Thiên Chúa?

Trong ngục tù, Chúa cho Giuse tiếp xúc với quản viên ngự tửu của vua Ai cập và cho Giuse giải thích được giấc mộng của ông ấy. Giuse nhờ quản viên đó biện hộ cho ông bên cạnh nhà vua;  quản viên đã hứa nhưng một khi được tha, ông lại quên mất. Giuse còn ở tù hai năm nữa. Tất cả câu chuyện này xem như tai họa dồn dậïp trên ông. Nhưng Chúa có ngày giờ của Ngài. Vua Ai cập còn hai giấc mộng mà không ai giải thích được. Bỗng nhiên quản viên ngự tửu sực nhớ đến người mà ông đã gặp trong nhà tù mấy năm về trước. Giuse được giới thiệu với vua Ai cập và Chúa mặc khải cho ông ý nghĩa các giấc mộng: 7 năm đói kém kinh khủng tiếp theo 7 năm được mùa. Vua Ai cập chấp nhận lời giải thích mộng của vua và đặt Giuse phụ trách mùa màng và việc dự trử lương thực trong 7 năm được mùa, và phân phối lương thực trong 7 năm hạn hán.

Khi anh em của Giuse đến Ai cập mua lúa, Giuse đã cho họ nhận ra mình. Sợ hãi và hối hận, họ sấp mình xuống trước mặt ông. Nhưng Giuse nói với họ :

“Anh em đừng phàn nàn vì tội ác đã phạm làm gì. Đừng hối hận vì đã bán em sang bên này. Chính Chúa quan phòng cho em sang trước, để rồi sau cứu mạng sống cho cả gia đình. Em sang đây không phải vì tội ác các anh phạm đâu, nhưng vì Thiên Chúa cho em làm quan thày vua Pharaon, cai quản nhà vua, trị nước Ai cập”.

“Các anh mưu bán em, nhưng Thiên Chúa hoá tội ác thành việc thiện, cứu sống một dân lớn” (Sang thế 45,5-8 ; 50,20).

Thiên Chúa đã hoá tội ác thành việc thiện! Chúng ta chấp nhận rằng Thiên Chúa có thể làm cho mọi sự đều gây ích cho chúng ta, như Kinh thánh dạy, nhưng chúng ta nghĩ rằng Chúa chỉ dùng tất cả những gì xảy đến cho chúng ta, lợi dụng nó tối đa và chúc lành cho ta qua sự việc đó. Nhưng Thiên Chúa không bao giờ bị động. Vai trò của Ngài không chỉ biến đổi ác thành thiện mà thôi đâu. Chính Ngài là Đấng  khởi xướng mọi sự ! Chúng ta phải luôn luôn nhớ điều ấy.

Vâng, Thiên Chúa nắm tất cả phần sáng kiến trong cái chết của Stêphanô (Tông đồ công vụ 7). Stêphanô là một người đầy Thánh Linh và trung thành phụng vụ Chúa. Khi Stêphanô chết, một thanh niên hăm hở bách hại Hội Thánh, Saolê thành Tarsô, có mặt trong số các khán giả.

Stêphanô vững tin rằng Chúa làm chủ tình thế vì trong lúc người ta ném đá ông, ông qùy gối và nguyện lớn tiếng: “ Lạy chúa, xin đừng kể cho họ tội này” và ông chết. Ông biết rằng những kẻ hành hình ông chỉ nghĩ đến sự ác mà thôi, nhưng mà Thiên Chúa đã dự tính việc này để gây nên sự thiện.

Bạn có thể nào tạ ơn vì việc hạ sát một người Kitô hữu. Đối với bạn, giống Chúa Kitô nhất không? Và bạn có thể tin rằng Thiên Chúa dùng thảm kịch đó để nhằm vinh danh Ngài không?

Saolê thành Tarsô đã trở thành Tông Đồ Phaolô, sau một kinh nghiệm cải hoán đặc biệt trên con đường Đamas. Trong lúc rao giảng Tin Mừng, người đã nếm đủ phần “tai hoạ” và “khó khăn”!

Một hôm đến thành Philipphê, Phaolô và Sila bị vu cáo là phá rối an ninh của thành phố đó. Họ lột áo xống các ngài và đánh đòn nhừ tử, rồi họ tống các ngài vào khám sâu nhất và cùm chân các ngài lại (CVTĐ 16,20-24).

Tuy vậy, Phaolô và Sila không nghĩ rằng Satan vừa mới thắng một trận và Chúa đã bỏ các Ngài. Các Ngài xác tín rằng Chúa đã gọi các Ngài đi rao giảng ở thành Philiphê và Chúa làm cho mọi sự rốt cuộc thực hiện chương trình trọn hảo của  Ngài đối với Phaolô và Sila. Vậy nên các Ngài không hề than van, rên rỉ chút nào. Các Ngài cũng không xin Chúa cứu giúp “Các Ngài ở trong ngục, với các vết máu khô trên các vết thương đau nhức, không cựa quậy được. Chân bị cùm và các Ngài cầu nguyện và hát lời tán tạ Thiên Chúa”.

“Bỗng khoảng nửa đêm, có một trận động đất lớn, các cửa ngục tù mở tung ra và xiềng xích rơi khỏi chân mọi người bị giam. Người canh ngục hoảng hốt, tuốt gươm ra định tự vẫn, vì ông ta tự nghĩ rằng các tù nhân đều trốn thoát hết rồi. Nhưng Phaolô la lên để trấn an ông ta rằng, tất cả các tù nhân còn đủ mặt đó. Người canh ngục đến sấp mình dưới chân Phaolô mà van xin : “Tôi phải làm gì để được cứu?” Bắt đầu bằng viên cai ngục và tất cả gia đình ông, dân thành Philipphê đã đón nhận Tin Mừng”. (CVTĐ 16)

Thiên Chúa đã có một kế hoạch trọn hảo đối với thành Philipphê. Ngài phái Phaolô và Sila đến đó để làm chứng tá và những người này có lòng tin rằng Thiên Chúa thực hiện kế hoạch của Ngài, cho dù Ngài dùng những hoàn cảnh mà họ không định trước được.

Chúng ta luôn luôn muốn tưởng tượng điều Thiên Chúa sắp làm. Chúng ta trông thấy Ngài hành động trong một trường hợp nào đó và khi xảy đến một trường hợp như vậy, ta mong đợi Ngài can thiệp đúng y như thế. Nhưng Phaolô  không luôn luôn được Chúa làm phép lạ cho thoát ngục. Đôi khi ngài phải ở hàng năm trong tù.

Phaolô đã gặp nhiều gian truân trong đời ngài. Nào là bị ném đá và tưởng đã chết rồi. Nào đắm tàu, bị rắn cắn, đau ốm bệnh tật và bị bách hại … Nhưng không bao giờ Ngài nghĩ rằng Chúa không điều khiển mỗi biến cố trong cuộc đời ngài nữa. Mọi sự đối với ngài đều  là đề tài để vui mừng và tán tạ Chúa. Phaolô biết rằng đau khổ là tốt cho Ngài.

Quyền Năng Của Tâm Hồn Biết Ca Ngợi : Chương V – Phần 6

 

Trong nhiều năm, tôi phải chịu những cơn đau nhức kinh khủng. Tôi tham khảo Kinh Thánh, tìm những lời Chúa hứa chữa lành bệnh nhưng chẳng bao giờ thấy lý do nào cho cực hình đó – nó vẫn không rời tôi .

Đồng thời tôi bị day dứt bởi những sự nghi nan. Liên lỉ tôi để trí buông theo lý luận về nguyên do những đau khổ của tôi. Những tư tưởng quay cuồng trong đầu tôi. Tại sao Chúa không làm gì hết để chữa lành tôi?

Mày cầu nguyện cho kẻ khác và họ được lành. Còn mày, mày vẫn tiếp tục đau.

Tôi trằn trọc nhiều đêm, đau nhức không sao ngủ được, và các tư tưởng đó luôn luôn ám ảnh tôi : kìa xem! mày khổ sở thật!  Nếu Chúa công bình và Ngài biết thật mày khổ bao nhiêu, Ngài sẽ không giận mày nếu mày tự vẫn. Chỉ cần làm thế nào cho kẻ khác không nghĩ rằng mày đã tự vận thôi. Không ai sẽ bối rối về việc đó, còn mày, mày sẽ được thoát khổ….

Những tư tưởng ấy cũng như các lý lẽ của những ông bạn của ông Giób, có vẻ hợp lý khi ta bị đau khổ dày vò. Nhưng kỳ thực, đó chỉ là những điều xảo trá do chính Satan, cha sự lừa dối, đặt bày ra, nó chỉ có thể mon men đến với ta, với sự cho phép của Thiên chúa thôi.

Những kẻ cáo tội ta và phá quấy ta buộc phải trốn, khi ta đến gần Thiên Chúa và ta nghe lời sự thật của Ngài.

Những cơn nhức đầu của tôi không hết ngay liền được nhưng tôi quyết tâm tin rằng Chúa không thể cho điều gì xảy ra cả nếu nó không sinh ích cho tôi. Vì vậy chứng nhức đầu của tôi cũng nhằm gây ích cho tôi, và mỗi lần tôi lại cảm tạ, ngợi khen Chúa vì nó. Lúc bấy giờ, một điều kỳ diệu bắt đầu xảy đến trong tôi. Việc này cò vẻ kỳ lạ thật nhưng chứng nhức đầu của tôi bắt đầu gây ích thực sự cho tôi. Càng đau, tôi càng cảm tạ ngợi khen Chúa; và do đó tôi cảm nghiệm một niềm vui mới mẻ, sâu xa, tràn ngập tất cả người tôi.

Quyền Năng Của Tâm Hồn Biết Ca Ngợi : Chương V – Phần 7

 

Mục sư Richard Wurmbrend thuật lại những gì xảy đến cho người trong các trại giam, khi nỗi đau đớn thể xác và sự đầy đọa tinh thần quá mức chịu đựng được. Ba năm giam giữ một mình và tra tấn đe dọa làm cho người mất trí. Trong lúc hết sức chịu đựng, người vẫn tiếp tục tin tưởng nơi Thiên Chúa và ngợi khen Ngài vì lòng nhân từ, ái tuất của Ngài luôn hiện diện. Chính lúc đó niềm hân hoan bắt đầu xâm chiến toàn thể người mục sư và tràn ngập xà lim của người.

Thiên Chúa đã định trước những đau khổ của người sẽ đem lại điều tốt lành . Sứ vụ Richard Wurmbrend bây giờ chiếu tỏa khắp thế giới vì những gì người đã chịu.

Thánh Vịnh 18,30 nói :”Đường lối của Chúa trọn hảo. Lời của Chúa được thử thách: Ngài là thuẫn đỡ những ai trông cậïy nơi Ngài” (TV 18,30).

Đường lối Chúa có thể dẫn ta qua những trận chiến khốc liệt, những cơn bão táp dữ dội, qua nước hoặïc qua lửa; nhưng khắp mọi nơi sự hiện diện của Chúa theo dõi ta và bàn tay Ngài dẫn dắt ta, Thánh Kinh nói vậy.

Làm sao có thể nghi ngờ được? Thiên Chúa đã tạo dựng nên người chiến sĩ với vũ khí của anh ta. Ngài đã tạo nên bão táp, lửa và nước đại hồng thủy. Mọi sự đều ở dưới sự kiểm soát hoàn toàn của Ngài.

Tại sao Chúa lại gây nên một cơn bão táp trên hồ nơi Chúa Giêsu đang đi thuyền với các môn để Ngài vậy?  Chỉ để chứng tỏ quyền uy của Ngài trên thiên nhiên (Mc 4).

Tại sao Chúa cho phép một người mù bẩm sinh?

Một hôm cùng đi với Chúa Giêsu, môn đệ Ngài thấy một người mù từ thuở mới sinh. Họ hỏi Ngài rằng: “Thưa thầy ai đã phạm tội, nó hay cha mẹ nó, để nó phải sinh ra mù loà vậy?” Chúa Giêsu đáp lại: “Chẳng phải tội nó hay cha mẹ nó phạm, song để nơi nó, công việc Thiên Chúa được tỏ hiện” (Jn 9,2-3).

Các môn đệ lý luận theo con người, còn Chúa Giêsu, Ngài nhìn trường hợp này dưới sự quan phòng và quyền năng của Thiên Chúa.

Chính cách nhìn của chúng ta xác định thái độ của chúng ta.

Tôi đã nhận được hàng trăm bức thư của các độc giả quyển “Từ ngục tù đến ca ngợi”. Ba phần tư các bức thư ấy do những người ngợi khen Chúa vì một hoàn cảnh khó khăn và đã được những kết quả lạ lùng. Những người khác cũng kể những hoàn cảnh giống thế, nhưng họ không tin được là Chúa hành động, nên họ không thể ngợi khen Ngài được. Chán nản và tuyệt vọng họ sống trong sựï thất bại.

Sự khác biệt không nằm trong hoàn cảnh, nhưng nằm trong phương hướng ta đã lựa chọn. Nhiều người kể cho tôi nghe về cái chết của một thân nhân hay bạn bè.

Một bà viết : “Tom đau nhiều lắm, chúng tôi đưa anh đến những buổi cầu nguyện trị bịnh trong khắp xứ. Có một lúc anh đã khá và hy vọng chúng tôi đã trở lại. Rồi bịnh ung thư lại tái phát và sau nhiều tháng đau đớn. Tom đã chết. Làm sao Thiên Chúa có thể vô lý như thế? Tôi không thể nào tin được rằng thực sự Chúa muốn Tom chết trẻ như vậy. Anh có đạo và muốn phụng sự Chúa. Nếu trước hết Chúa chỉ muốn dạy chúng ta một điều gì, vậy tại sao Tom phải đau đớn nhiều như thế? Ngợi khen Chúa vì việc đã xảy ra như thế, đối với tôi thật là phi lý!”

Và đây là một bức thư khác.

“Charles đã đón nhận Đức Kitô chưa đầy một năm nay. Anh là chứng tá xán lạn của Chúa. Sáu tháng sau anh bị ung thư. Anh phải mổ hai lần, nhưng nhọt ở phổi tái phát. Anh mời các vị kỳ cựu trong Giáo Hội  của anh đến xức dầu và cầu nguyện cho anh được lành. Khi khám xét lần sau, nhọt đã biến mất. Charles rất sung sướng và ngợi khen Chúa. Vài tháng sau, anh bị nhức đầu dữ dội. Người ta đưa anh vào bệnh viện để khám, và hai ngày sau anh chết; ung thư não.

“Một mục sư, bạn của gia đình ấy, đáp máy bay đến giảng trong buổi lễ an táng. Trong chuyến bay, ông nói chuyện với người trẻ tuổi ngồi cạnh ông,  kể lại câu chuyện của Charles và trước khi máy bay hạ cánh, anh ta đã hiến dâng đời anh cho Chúa. Đến Nouvelle Orléans, vị mục sư đổi máy bay và ngồi cạnh một thiếu phụ. Bà hỏi người đi đâu và người kể câu chuyện anh Charles nữa. Trước khi máy bay hạ cánh, bà ấy cũng đón nhận Đức Giêsu Kitô là Đấng Cứu Thế. Cuộc lễ an táng là một dịp ca ngợi Thiên Chúa vì tất cả những gì Ngài đã thực hiện trong cuộc đời của Charles. Ở nhà nguyện ra, hai người đàn ông đón nhận Đức Kitô. Sau đó quan tài của Charles được chở bằng máy bay đến nhà của Charles để an táng. Trong suốt buổi lễ này tôi không thể rời mắt khỏi gương mặt của quả phụ trẻ tuổi, bà chiếu tỏa niềm vui và bình an nội tâm. Trong năm đó, bà và Charles đã khám phá được niềm vui ngợi khen Chúa vì mọi sự “sự chết đã bị vùi trong toàn thắng” (1 Cor 15,54).  Bà nói với tôi: Tôi không có lý do gì để than khóc cả. Vinh danh thiên Chúa!

Hai bức thư trên đây trình bày những hoàn cảnh giống nhau, nhưng hai bức thư ấy khác nhau biết bao! Một bức diễn tả sự thất bại, bức kia sự toàn thắng. Một bức thì hợp lý, bức kia mang cái nhìn quy hướng về Đức Kitô.

Vâng, Kinh Thánh dạy rằng chúng ta có thể nhìn và suy tư như Đức Kitô.

“Anh em hãy có nơi anh em những tâm tư như đã có trong Đức Giêsu Kitô” (Phil 2,5) “Và hãy để Thần khí canh tân đổi mới anh em thấu tận trí khôn” (Ep 4,23). Phaolô không đề nghị một điều không thể nào có được đâu. Nhưng từ ngữ chủ chốt trong hai đoạn này là “Hãy có nơi anh em” và “canh tân đổi mới”. Bởi sức chúng ta, chúng ta không thể nhìn và nghĩ như Đức Kitô”, nhưng chính Thiên Chúa canh tân đổi mới cách nhìn của chúng ta nếu chúng ta để cho Chúa làm.

Nếu chúng ta muốn sự biến cải đó, chúng ta có thể thưa với Chúa và chờ đợi Ngài thực hiện. Phần việc của ta là tin rằng Ngài đã làm.

Đavid muốn am hợp với ý Chúa về chính cuộc đời của người, nhưng tự biết rằng không thể nào đổi được con tim hỗn loạn của mình, người xin với Chúa : “Xin cất khỏi con mọi xảo trá và thất tín, và trong ơn nghĩa Chúa xin đặt luật Chúa vào lòng con. Con đã chọn con đường sự thật và trung tín; và đã đạt chiếu chỉ của Ngài trước mắt con…. Con muốn (không những bước đi mà) chạy trên con đường thánh chỉ Ngài, nếu Chúa ban cho con một quả tim tốt lành” (TVG 119,20. 30. 32).

Đavid biết rằng điều duy nhất ta có thể làm được là muốn con đường tốt. Chính chúa cất sự dữ để tạo nên sự thiện và ban cho Đavid một con tim tốt lành.

Đối với chúng ta, Chúa cũng sẽ làm như thế, nếu ta quyết định để Chúa hành động và nếu ta vững tin ở sự hoán cải Chúa đã thực hiện. Dù hoàn cảnh thế nào đi nữa, ta cũng cứ việc ngợi khen và cảm tạ Chúa. Những hoàn cảnh ấy là phương tiện Chúa đã chọn để cất sự dữ và gây sự thiện nơi chúng ta, và ban cho chúng ta một quả tim tốt lành.

Việc ngợi khen giải tỏa quyền năng của Thiên chúa trong đời sống chúng ta và trong các hoàn cảnh vì: Ngợi khen là tin một cách chủ động. Nếu chúng ta hoàn toàn tin tưởng nơi Thiên Chúa, Ngài được tự do hành động, và luôn luôn toàn thắng trong hoàn cảnh. Hoặc là ta khỏi chết, hoặc là cái chết không còn nọc độc của nó nữa.

Ngợi khen là liên lỉ chấp nhận và liên lỉ chấp nhận lại những gì Chúa làm trong đời ta. Chúng ta đi vào thái độ ấy bằng một động tác của ý Chúa – bằng quyết tâm ngợi khen Chúa bất chấp ta cảm thấy thế nào. Đavid viết : “Khi con run sợ, con muốn cậy trông vào Chúa” – “Với (sự giúp đỡ của) Chúa, con tán tụng lời Ngài, nơi Ngài con đặt cậy trông” (TV 56,34, 44).

“Lòng con đã sẵn, lạy Chúa, này lòng con đã sẵn : con muốn hát ca mừng Chúa” (Tv 57,7).

Chia sẻ Bài này:
[1] [2] [3]