Quyền Năng Của Tâm Hồn Biết Ca Ngợi : Chương V – Khi Chim Sẻ Rơi Xuống Đất

Quyền Năng Của Tâm Hồn Biết Ca Ngợi : Chương V – Phần 7

 

Mục sư Richard Wurmbrend thuật lại những gì xảy đến cho người trong các trại giam, khi nỗi đau đớn thể xác và sự đầy đọa tinh thần quá mức chịu đựng được. Ba năm giam giữ một mình và tra tấn đe dọa làm cho người mất trí. Trong lúc hết sức chịu đựng, người vẫn tiếp tục tin tưởng nơi Thiên Chúa và ngợi khen Ngài vì lòng nhân từ, ái tuất của Ngài luôn hiện diện. Chính lúc đó niềm hân hoan bắt đầu xâm chiến toàn thể người mục sư và tràn ngập xà lim của người.

Thiên Chúa đã định trước những đau khổ của người sẽ đem lại điều tốt lành . Sứ vụ Richard Wurmbrend bây giờ chiếu tỏa khắp thế giới vì những gì người đã chịu.

Thánh Vịnh 18,30 nói :”Đường lối của Chúa trọn hảo. Lời của Chúa được thử thách: Ngài là thuẫn đỡ những ai trông cậïy nơi Ngài” (TV 18,30).

Đường lối Chúa có thể dẫn ta qua những trận chiến khốc liệt, những cơn bão táp dữ dội, qua nước hoặïc qua lửa; nhưng khắp mọi nơi sự hiện diện của Chúa theo dõi ta và bàn tay Ngài dẫn dắt ta, Thánh Kinh nói vậy.

Làm sao có thể nghi ngờ được? Thiên Chúa đã tạo dựng nên người chiến sĩ với vũ khí của anh ta. Ngài đã tạo nên bão táp, lửa và nước đại hồng thủy. Mọi sự đều ở dưới sự kiểm soát hoàn toàn của Ngài.

Tại sao Chúa lại gây nên một cơn bão táp trên hồ nơi Chúa Giêsu đang đi thuyền với các môn để Ngài vậy?  Chỉ để chứng tỏ quyền uy của Ngài trên thiên nhiên (Mc 4).

Tại sao Chúa cho phép một người mù bẩm sinh?

Một hôm cùng đi với Chúa Giêsu, môn đệ Ngài thấy một người mù từ thuở mới sinh. Họ hỏi Ngài rằng: “Thưa thầy ai đã phạm tội, nó hay cha mẹ nó, để nó phải sinh ra mù loà vậy?” Chúa Giêsu đáp lại: “Chẳng phải tội nó hay cha mẹ nó phạm, song để nơi nó, công việc Thiên Chúa được tỏ hiện” (Jn 9,2-3).

Các môn đệ lý luận theo con người, còn Chúa Giêsu, Ngài nhìn trường hợp này dưới sự quan phòng và quyền năng của Thiên Chúa.

Chính cách nhìn của chúng ta xác định thái độ của chúng ta.

Tôi đã nhận được hàng trăm bức thư của các độc giả quyển “Từ ngục tù đến ca ngợi”. Ba phần tư các bức thư ấy do những người ngợi khen Chúa vì một hoàn cảnh khó khăn và đã được những kết quả lạ lùng. Những người khác cũng kể những hoàn cảnh giống thế, nhưng họ không tin được là Chúa hành động, nên họ không thể ngợi khen Ngài được. Chán nản và tuyệt vọng họ sống trong sựï thất bại.

Sự khác biệt không nằm trong hoàn cảnh, nhưng nằm trong phương hướng ta đã lựa chọn. Nhiều người kể cho tôi nghe về cái chết của một thân nhân hay bạn bè.

Một bà viết : “Tom đau nhiều lắm, chúng tôi đưa anh đến những buổi cầu nguyện trị bịnh trong khắp xứ. Có một lúc anh đã khá và hy vọng chúng tôi đã trở lại. Rồi bịnh ung thư lại tái phát và sau nhiều tháng đau đớn. Tom đã chết. Làm sao Thiên Chúa có thể vô lý như thế? Tôi không thể nào tin được rằng thực sự Chúa muốn Tom chết trẻ như vậy. Anh có đạo và muốn phụng sự Chúa. Nếu trước hết Chúa chỉ muốn dạy chúng ta một điều gì, vậy tại sao Tom phải đau đớn nhiều như thế? Ngợi khen Chúa vì việc đã xảy ra như thế, đối với tôi thật là phi lý!”

Và đây là một bức thư khác.

“Charles đã đón nhận Đức Kitô chưa đầy một năm nay. Anh là chứng tá xán lạn của Chúa. Sáu tháng sau anh bị ung thư. Anh phải mổ hai lần, nhưng nhọt ở phổi tái phát. Anh mời các vị kỳ cựu trong Giáo Hội  của anh đến xức dầu và cầu nguyện cho anh được lành. Khi khám xét lần sau, nhọt đã biến mất. Charles rất sung sướng và ngợi khen Chúa. Vài tháng sau, anh bị nhức đầu dữ dội. Người ta đưa anh vào bệnh viện để khám, và hai ngày sau anh chết; ung thư não.

“Một mục sư, bạn của gia đình ấy, đáp máy bay đến giảng trong buổi lễ an táng. Trong chuyến bay, ông nói chuyện với người trẻ tuổi ngồi cạnh ông,  kể lại câu chuyện của Charles và trước khi máy bay hạ cánh, anh ta đã hiến dâng đời anh cho Chúa. Đến Nouvelle Orléans, vị mục sư đổi máy bay và ngồi cạnh một thiếu phụ. Bà hỏi người đi đâu và người kể câu chuyện anh Charles nữa. Trước khi máy bay hạ cánh, bà ấy cũng đón nhận Đức Giêsu Kitô là Đấng Cứu Thế. Cuộc lễ an táng là một dịp ca ngợi Thiên Chúa vì tất cả những gì Ngài đã thực hiện trong cuộc đời của Charles. Ở nhà nguyện ra, hai người đàn ông đón nhận Đức Kitô. Sau đó quan tài của Charles được chở bằng máy bay đến nhà của Charles để an táng. Trong suốt buổi lễ này tôi không thể rời mắt khỏi gương mặt của quả phụ trẻ tuổi, bà chiếu tỏa niềm vui và bình an nội tâm. Trong năm đó, bà và Charles đã khám phá được niềm vui ngợi khen Chúa vì mọi sự “sự chết đã bị vùi trong toàn thắng” (1 Cor 15,54).  Bà nói với tôi: Tôi không có lý do gì để than khóc cả. Vinh danh thiên Chúa!

Hai bức thư trên đây trình bày những hoàn cảnh giống nhau, nhưng hai bức thư ấy khác nhau biết bao! Một bức diễn tả sự thất bại, bức kia sự toàn thắng. Một bức thì hợp lý, bức kia mang cái nhìn quy hướng về Đức Kitô.

Vâng, Kinh Thánh dạy rằng chúng ta có thể nhìn và suy tư như Đức Kitô.

“Anh em hãy có nơi anh em những tâm tư như đã có trong Đức Giêsu Kitô” (Phil 2,5) “Và hãy để Thần khí canh tân đổi mới anh em thấu tận trí khôn” (Ep 4,23). Phaolô không đề nghị một điều không thể nào có được đâu. Nhưng từ ngữ chủ chốt trong hai đoạn này là “Hãy có nơi anh em” và “canh tân đổi mới”. Bởi sức chúng ta, chúng ta không thể nhìn và nghĩ như Đức Kitô”, nhưng chính Thiên Chúa canh tân đổi mới cách nhìn của chúng ta nếu chúng ta để cho Chúa làm.

Nếu chúng ta muốn sự biến cải đó, chúng ta có thể thưa với Chúa và chờ đợi Ngài thực hiện. Phần việc của ta là tin rằng Ngài đã làm.

Đavid muốn am hợp với ý Chúa về chính cuộc đời của người, nhưng tự biết rằng không thể nào đổi được con tim hỗn loạn của mình, người xin với Chúa : “Xin cất khỏi con mọi xảo trá và thất tín, và trong ơn nghĩa Chúa xin đặt luật Chúa vào lòng con. Con đã chọn con đường sự thật và trung tín; và đã đạt chiếu chỉ của Ngài trước mắt con…. Con muốn (không những bước đi mà) chạy trên con đường thánh chỉ Ngài, nếu Chúa ban cho con một quả tim tốt lành” (TVG 119,20. 30. 32).

Đavid biết rằng điều duy nhất ta có thể làm được là muốn con đường tốt. Chính chúa cất sự dữ để tạo nên sự thiện và ban cho Đavid một con tim tốt lành.

Đối với chúng ta, Chúa cũng sẽ làm như thế, nếu ta quyết định để Chúa hành động và nếu ta vững tin ở sự hoán cải Chúa đã thực hiện. Dù hoàn cảnh thế nào đi nữa, ta cũng cứ việc ngợi khen và cảm tạ Chúa. Những hoàn cảnh ấy là phương tiện Chúa đã chọn để cất sự dữ và gây sự thiện nơi chúng ta, và ban cho chúng ta một quả tim tốt lành.

Việc ngợi khen giải tỏa quyền năng của Thiên chúa trong đời sống chúng ta và trong các hoàn cảnh vì: Ngợi khen là tin một cách chủ động. Nếu chúng ta hoàn toàn tin tưởng nơi Thiên Chúa, Ngài được tự do hành động, và luôn luôn toàn thắng trong hoàn cảnh. Hoặc là ta khỏi chết, hoặc là cái chết không còn nọc độc của nó nữa.

Ngợi khen là liên lỉ chấp nhận và liên lỉ chấp nhận lại những gì Chúa làm trong đời ta. Chúng ta đi vào thái độ ấy bằng một động tác của ý Chúa – bằng quyết tâm ngợi khen Chúa bất chấp ta cảm thấy thế nào. Đavid viết : “Khi con run sợ, con muốn cậy trông vào Chúa” – “Với (sự giúp đỡ của) Chúa, con tán tụng lời Ngài, nơi Ngài con đặt cậy trông” (TV 56,34, 44).

“Lòng con đã sẵn, lạy Chúa, này lòng con đã sẵn : con muốn hát ca mừng Chúa” (Tv 57,7).

Chia sẻ Bài này:

Related posts

Leave a Comment