Quyền Năng Của Tâm Hồn Biết Ca Ngợi : Chương V – Khi Chim Sẻ Rơi Xuống Đất

Quyền Năng Của Tâm Hồn Biết Ca Ngợi : Chương V – Phần 4

 

Tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta – cũng như các lời hứa khác của Thánh Kinh – chỉ có thể chấp nhận được trong đức tin mà thôi. Chúng ta phải quyết định tin rằng tình yêu đó là điều Chúa mạc khải về Ngài, dù chúng ta có cảm thấy mình được thương yêu hay không.

Tin Mừng của Thánh Kinh là Thiên chúa thương yêu chúng ta với một tình yêu tha thiết, kiên nhẫn, ý tứ và lo lắng hạnh phúc và sự thoải mái của chúng ta hơn bất cứ tình yêu nhân loại nào khác. Thiên Chúa thương yêu chúng ta và người có một kế hoạch hoàn hảo đối với cuộc đời của chúng ta. Ngài đã sai Con Một Ngài chết cho chúng ta để ban cho chúng ta một cuộc sống mới, một cuộc sống sung mãn, bình an và hoan hỉ trong một thế giới đầy đau khổ .

Với trí hiểu phân trần quá hạn hẹp của chúng ta, chúng ta không thể nào hiểu được tất cả sự tuyệt vời của kế hoạch của thiên Chúa đối với thế giới này và đối với chúng ta. Cũng như Habacuc, chúng ta phẫn uất rằng Chúa muốn dùng những trận động đất và chiến tranh, dùng đau khổ và sự chết để thực hiện ý đồ của Ngài.

Nhưng kế hoạch của Thiên Chúa là một kế hoạch hoàn hảo. Đó là kế hoạch duy nhất đã thành công trong thế giới này bị sự dữ và sự phản nghịch của con người đô hộ. Bạn hãy nhìn xem sự đổ vỡ mà loài người chúng ta đã gây nên qua các thế kỷ khi chúng ta muốn tự mình lo liệu lấy. Chúa đã phán với Isaia rằng kế hoạch của Thiên Chúa không ăn khớp với điều chúng ta làm bởi vì tư tưởng của Ngài vượt lên trên tư tưởng của chúng ta ngàn trùng và cái nhìn của Ngài rộng lớn hơn biết bao.

Thiên Chúa chỉ muốn điều tốt nhất cho ta thôi.

“Các con sẽ trẩy đi vui vẻ và trở lại bằng an. Gặp mặt các con, đồi núi sẽ reo hò nhảy mừng, cây cối ngoài đồng sẽ vỗ tay khen ngợi. Chỗ gai góc, trắc bá sẽ vươn trổi, giữa bụi rậm, sim sẽ nẩy ngành. Đó là việc lạ làm cho Thiên Chúa vang thánh danh: đó là dấu hiệu vĩnh viễn không thể tiêu diệt được” (55,12-13).

Thiên chúa muốn bạn đầy dẫy phúc lộc của Ngài cho ta. Người muốn săn sóc chúng ta bằng mọi cách và ngay cả trong những chi tiết nhỏ nhặt nhất của đời sống hằng ngày của chúng ta. Còn chúng ta thì cứ ngừng ở các hoàn cảnh và biểu hiện bên ngoài của kế hoạch Chúa, cứ tự hỏi vì sao và thế nào Chúa làm này làm nọ, trong lúc Chúa truyền cho ta nhìn Chúa và tin tưởng nơi Ngài.

Ởû giai đoạn này, cũng như lúc ta trở lại với Chúa, ta phải chấp nhận ý Chúa rồi mới có thể hiểu được. Ta phải nhất quyết gạt sang một bên ý muốn của chúng ta là biết hết và hiểu chính xác điều Chúa đang thực hiện, và ta phải đặt tất cả ý chí của chúng ta và quyết định vững chắc tin ở lờøi Chúa. Kế hoạch của Chúa đối với chúng ta là tốt đẹp. Lời Chúa đã khẳng định với chúng ta như thế. Vậy chúng ta có tin không?

Kế hoạch của Chúa đối với ông Giób cũng tốt đẹp nữa. Nhưng đó là một kế hoạch đã thử thách đức tin của ông một cách ghê gớm và làm cho trí khôn của ông không biết đàng nào mà lý luận được nữa.

Ông Giób là một người liêm chính. Chính Chúa  nói về ông :  “Thật không ai ở thế gian này bằng người, một kẻ thanh liêm ngay thẳng, kính úy Chúa và giữ mình khỏi sự ác” (Job 8) Việc gì đã xảy đến cho ông Giób vậy?  Ông đã mất hết tài sản của ông. Chiên của ông, mùa màng của ông… Và một hôm, ông mất cả con cái, khi mái nhà sụp đổ”.

Nếu việc ấy xảy đến cho bạn hoặc một trong những người láng giềng của bạn, bạn sẽ nói việc ấy do Thiên Chúa hay do Satan mà đến?

Trong trường hợp ông Giób, đúng là Satan. Nhưng việc ấy đã xảy ra cách thế nào? Satan đến gặp Chúa và xin phép Chúa làm khổ ông Giób.

Satan có thể đóng một vai trò trong thảm kịch cuộc sống của chúng ta, nhưng nó vẫn chỉ là một diễn viên mà thôi. Chính chúa mới là đạo diễn và là Giám đốc.

Ông Giób đã phản ứng thế nào? Ông đã xé áo, sấp mình thờ lạy Chúa .

“Tôi đã lọt lòng mẹ trần trụi, thì tôi sẽ lại trần trụi chết về. Chúa ban cho tôi đủ mọi sự, này đây Chúa lại cất hết. Tôi xin tán tạ danh Người” (Giób 1/21).

Thế vẫn chưa xong. Satan trở lại, xin phép thử thách ông Giób thêm nữa – và Chúa đã cho phép Satan.

Lần này, thân mình ông Giób đầy lở loét. Ông trông dị dạng, ghê tởm đến nỗi không ai dám nhìn ông cả. “Ngay cả vợ ông cũng bảo ông nguyền rủa Chúa và chết đi. Những ngườøi láng giềng trước kia vẫn kính trọng ông Giób, đâm ra chế nhạo ông và tránh xa ông. Ba người bạn tốt nhất của ông đến nói với ông rằng: nỗi đau khổ của ông do tội lỗi của ông mà ra và khuyên ông ăn năn hối cải.

Ông Giób không hề nghi ngờ là chính Thiên Chúa đã gây nên tai hoạ cho ông. Ông xin Chúa tha cho ông nhưng với niềm xác tín rằng không phải vì tội lỗi của ông mà ông đau khổ. Trong thâm tâm, ông biết rằng ông ngay thẳng và tin tưởng ở Chúa “Dù Chúa có giết tôi, tôi cũng cậy trông nơi Ngài. Tôi sẽ bênh vực hạnh kiểm của tôi trước nhan Người” (Giob 13,15). Ông Giób tin chắc rằng Thiên Chúa chịu trách nhiệm về sự thử thách của ông, nhưng lý trí của ông chất vấn ông tại sao và làm sao ông phải chịu khổ sở. Những câu hỏi đó, chúng ta cũng chẳng đã đặt ra, lúc này hay lúc khác đó sao?

“Lạy Chúa, tại sao Chúa cho phép người này người kia phải nghèo khó? Tại sao Chúa cho phép kẻ vô tội bị đau khổ? Tại sao những người làm điều dữ lại sống sung sướng và không có vấn đề? Tại sao Chúa không nhậm lời con? Lạy chúa, tại sao Chúa không để con chết đi cho rồi để con khỏi khổ và con được ở bên Chúa?”

Chia sẻ Bài này:

Related posts

Leave a Comment