Quyền Năng Của Tâm Hồn Biết Ca Ngợi: Chương IV – Hãy Xem Đó Như Một Nguồn Vui Trọn Vẹn

Quyền Năng Của Tâm Hồn Biết Ca Ngợi : Chương IV – Phần 5

 

Một người đàn bà tuổi trẻ khác vừa bị mất chồng. Vì hai người không có con, nên bà bỗng trở nên trơ trọi. Lúc bà trở về thăm gia đình bà để ý tìm một sự an ủi và thiện cảm bà đang cần, thì mọi người trong nhà tỏ vẻ lãnh đạm, không nói chuyện với bà và làm như bà không có ở đó. Bà không thể nào hiểu nổi cái phản ứng này. Gia đình bà không bao giờ đối xử với bà như vậy. Sự khắc khoải vì bị bỏ rơi và lẻ loi làm cho bà không thể nào chịu nổi. Bà đau khổ trong tâm hồn và trong thể xác, và bị mất ngủ. Bà gầy tọp đi .

Ngày đêm bà chỉ biết khóc đến nỗi quên cả giờ giấc. Bà ý thức rằng bà đang đi dần đến chỗ thác loạn tâm trí.

Trong nỗi tuyệt vọng, bà kêu lên: “Chúa ơi, Chúa ở đâu?  Chúa có lo cho con không?” Bà không nghe tiếng trả lời nào cả và không cảm thấy được nâng đỡ.

Một ngày kia trong tiệm sách ở khu vực bà ở, bà thấy quyển :  “Từ nhà tù đến ca ngợi”. Cầm quyển sách lên bà đọc phía sau bìa tác giả là một tuyên úy quân đội; bà vội đặt quyển sách trở lại kệ. Chồng bà cũng ở trong quân đội lúc ông ta qua đời và bây giờ bà sợ phải nhớ lại những kỷ niệm ấy. Bà trở về nhà tay không. Nhưng suốt ngày bà nhớ tới cái tựa của quyển sách. Một ý tưởng cứ trở đi trở lại:  “Mày phải đọc quyển sách đó”!

Chưa bao giờ bà cảm thấy cần phải đọc một quyển sách nào rõ rệt. Bà trởø lại hiệu sách và mua quyển sách ấy.

Vừa về đến nhà bà vội mở sách ra đọc, và bà không thể cầm được nước mắt. Đôi khi bà khóc nhiều đến nỗi không còn phân biệt các hàng chữ nữa. Có lúc bà nhận bỗng thấy mình đang quỳ dưới đất và tiếp tục đọc sách.

Bà chắc chắn rằng Chúa nói với bà trực tiếp qua quyển sách này. Nhưng bà không hiểu rõ: Có thật Chúa bảo bà cám ơn Chúa vì chồng bà đã chết không?  Làm sao Chúa có thể tàn ác như thế? Tất cả trong bà đều như chống đối với ý tưởng này. Nhưng dần dần, càng đọc bà càng cảm thấy một nỗi bình an mới đang xâm nhập tâm hồn và bà không khóc nữa .Từ  từ, tư tưởng chuyển biến.

Bà nghĩ: “Chúa cho phép tất cả những việc đó xảy ra để giúp đỡ tôi. Chúa biết rằng không bao giờ tôi tìm kiếm Chúa, nếu chồng tôi còn sống. Nếu anh tôi và gia đình anh đã khuyên giải yêu thương tôi thì tôi đã bám vào họ. Bây giờ tôi hoàn toàn trơ trọi, nên tôi mới quay về với Chúa. Lạy Chúa Giêsu, con cảm nghiệm sự hiện diện của Chúa! Chúa ở đây với con, và con ca tụng cảm ơn Thiên Chúa vì Ngài đã đẩy con đến với Chúa!”

Sự bình an mà bà cảm thấy bây giờ thật êm dịu hơn tất cả mọi sự mà bà đã cảm nghiệm được từ trước đến nay. Những ngày sau đó, bà rạng rỡ một niềm vui làm cho bạn bè và hàng xóm của bà ngạc nhiên quá đỗi, vì họ đã theo dõi bà và lo ngại khi thấy sự buồn khổ làm bà suy sút rõ rệt.

Ít lâu sau, người anh của bà đến thăm bà và cặp mắt đầy lệ, anh thú thật:

– Em có thể tha lỗi cho anh không? Vì đã có một sự hiểu lầm. Có người nói với gia đình anh rằng em đã nói anh từ chối không giúp đỡ em khi chồng em hấp hối. Và cả nhà đã nghe lời nói ấy mà bị tổn thương, nên hôm nọ không ai muốn nhìn em hay nói chuyện với em cả.

Người anh bà rất hối hận và xấu hổ.

Bây giờ thì anh biết đó là câu chuyện của một bà goá khác. Và nghĩ rằng anh đã bỏ rơi em trong lúc em đang cần đến anh ….

Rất bình thản, bà trả lời:

– Anh đừng hối tiếc gì cả, trái lại anh hãy sung sướng vì đã làm điều sai lầm đó.

Anh bà không hiểu ất giáp gì cả:

– Anh đã bỏ rơi em khi em cần đến anh, thế mà em lại bảo anh cám ơn Chúa vì việc đó sao ?

– Bà cười mà trả lời:

– Phải chính thế. Vì nếu anh không bỏ em một mình thì không bao giờ em hiểu được chúa yêu thương em đến mức độ nào. Câu chuyện này không có mục đích tha thứ cho việc nghe người ta nói xấu kẻ khác, hoặc không giúp đỡ những người cần đến ta đâu. Nhưng Thiên Chúa muốn chúng ta hiểu rằng nếu chúng ta trao phó cho Chúa tất cả cuộc đời chúng ta thì không ai có thể đối xử với chúng ta một cách bất công cả, trừ khi Thiên Chúa cho phép vì lợi ích của chúng ta. Chúng ta có thể cám ơn Chúa vì từng lời khó chịu, từng nhận xét xảo trá, nham hiểm đụng chạm đến chúng ta.

“Thiên Chúa ban ơn cho anh em khi, vì lương tâm đối với Chúa, anh em chịu sầu khổ oan ức. Nếu anh em phạm tội mà bị đánh đòn, nào có danh giá gì? Nhưng nếu làm lành mà chịu nhẫn nhục đau khổ: đó là một ơn phước trước mặt Chúa” (1 Phêrô 2,19-20). Một cây hồng phải được chiết cành để nở hoa.

“Thầy là cây nho thật. Cha thầy là Đấng vun trồng. Hễ nhánh nào nơi Thầy không kết quả, Ngài sẽ chặt đi hết, còn nhánh nào kết quả Ngài cũng tỉa bớt đi cho càng sai trái hơn. Thầy dạy dỗ các con nên các con đã được trong sạch (Gioan 15,1-3).

Và Chúa Giêsu truyền : “Hãy yêu kính chúa Trời con với tất cả tấm lòng, tất cả tâm hồn, tất cả trí khôn: đó là điều răn thứ nhất và quan trọng nhất, điều răn thứ hai cũng giống như vậy : Hãy yêu thương anh em như chính mình ta vậy” (Math 22, 37-39).

Tình yêu mà Chúa Giêsu đề cập ở đây là một tình yêu có ý thức và tự do, một tình yêu đòi hỏi sự can thiệp của ý chí và hành động trong đức tin. Do chính là tình yêu mà Chúa Giêsu đã nói :  “Hãy yêu nhau như Cha đã yêu các con” (Gioan 15,12).

Tất cả những gì ngăn cản chúng ta vâng theo giới răn này đều phải được trừ diệt khỏi con người chúng ta. Chúng ta làm trì hoãn và ngăn chặn công việc của Chúa trong chúng ta, nếu chúng ta cằn nhằn và than thở thì những hoàn cảnh khó khăn mà Chúa dùng để thánh hoá chúng ta. Những hoàn cảnh không đến với chúng ta một cách may rủi hay do một định mệnh tàn ác, nhưng vì Cha chúng ta cũng là người chủ vườn nho, đã yêu thương và chăm sóc đến chúng ta. Chúng ta có thể vui mừng và cảm tạ Chúa vì Chúa biết cái gì tốt đẹp nhất, ích lợïi nhất cho ta .

Merlin R. Carothers

Chia sẻ Bài này:

Related posts

Leave a Comment