Vun trồng hoà bình

50 năm, Chính phủ Hoa Kỳ và Cuba đã coi nhau như kẻ thù. Đã có đôi chút thông tin liên lạc giữa người dân của hai quốc gia này; nhưng vẫn luôn có một người được cả hai nền văn hoá đều tôn trọng. Tấm gương của ông có thể đã mang đến nhịp cầu văn hoá về sự hiểu biết mới giữa Cuba và Hoa Kỳ. Ông là một nhà thơ Cuba nổi tiếng – Jose Marti.

Jose Marti sinh năm 1853 tại Cuba. Lúc đó, Cuba là thuộc địa dưới quyền cai trị của Tây Ban Nha.

Cuộc đời ông trong lúc đó, nhiều người đã tranh đấu cho nền tự trị của Cuba. Trong đấu tranh đã nhào nặn cuộc đời Marti cùng những lựa chọn của ông. Khi còn bé, Marti đã học tập để trở thành một nghệ sĩ. Ông đã biết cách diễn tả ý tưởng của mình trong văn viết.

Khi là một thanh niên, Marti theo học luật tại Tây Ban Nha và đã nhận được bằng Luật khoa. Nhưng Chính phủ Tây Ban Nha sợ ông ủng hộ nền độc lập của Cuba. Thay vào đó, ông trở thành một giáo viên trường tư thục của Cuba. Công việc giảng dạy đã cho ông diễn tả ý tưởng của mình. Nó cũng cho ông thời gian để viết lách.

Marti đã xuất bản những bài viết uyên bác và những cột tin tức quan trọng. Ông đã viết để cổ vũ niềm tin tự do của châu Mỹ Latinh. Trong nững năm đầu của ông, Cuba vẫn chịu sự nô lệ. Sự đô hộ kéo dài mãi đến năm 1886. Marti đã tranh luận chống lại những điều luật và tập quán xã hội đối xử thiên vị với những người không phải Âu châu.

Marti thường bị chỉ trích về những lời lẽ của mình. Một số chính quyền đã cấm không cho đăng những bài phát biểu của ông. Marti thậm chí đã phải rời bỏ cả Tây Ban Nha lẫn Cuba. Ông đã phải sống và viết trong hoàn cảnh lưu vong. Những nghiên cứu và tác phẩm của ông với tư cách là một nhà văn đã đưa ông đi tới Mexico, Guatemala và Venezuela. Cuối cùng, Marti đã tìm thấy tự do để viết ở Thành phố New York.

Trứ danh là những tác phẩm thi ca của ông. Tập thơ được ái mộ nhất là Simple Verses hoặc Versos Sencillos (Những vần thơ mộc mạc). Những bài thơ này diễn tả niềm tin của ông về sự tự do của những nhà văn cùng day dứt yêu thương của nhà văn cho tất cả mọi người.

Sau đây là bài thơ từ tập “Simple Verses”. Nó có tên “39”. Bài thơ nói về sự trưởng thành của những bông hồng trắng xinh đẹp. Loài hoa này được trân trọng ở Cuba và các nước châu Mỹ.

I grow white roses
In January as in July
For the honest friend who freely
Offers me his hand.
And for he who tears from me
the heart with which I live,
Neither sharps thorns nor unwanted weeds do I grow
But grow white roses.

“Bài thơ 39” quả “mộc mạc” với đôi nét chấm phá. Nó được diễn tả qua hai khổ thơ ngắn. Trong cả tiếng Tây Ban Nha lẫn tiếng Anh, ngôn ngữ và hình ảnh thật giản dị, trong sáng. Nhưng trong cái tồn tại đơn giản vẫn mang một vẻ đẹp phức hợp. Marti đã dùng hình ảnh đơn giản của một người trồng tỉa chăm sóc những bông hồng. Hành động trồng tỉa loài hoa này nói lên tình hữu nghị, tha thứ và hoà bình.

“Bài thơ 39” cũng có thể được tìm thấy trong lời của bài hát Cuba phổ biến – “Guantanamera”. Joseito Fernendez đã phổ nhạc cho bài “Guantanamera” vào năm 1929. Lời của bài hát này đã được ông tập hợp một số bài thơ của Marti. Nhiều ca sĩ nổi tiếng trên thế giới đã trình bày và thu âm bài hát này.

Một vài ca sĩ đã trình bày bài hát này như một lời phản đối xã hội. Nhiều người hát bài này vì vẻ đẹp giản dị tự nhiên của nó.

“Bài thơ 39” mở đầu và kết thúc cùng một ý: “Ta ươm những bông hồng trắng.” Biểu tượng của bài thơ này là hình ảnh ấy – hình ảnh một người trồng và chăm sóc cho những bông hoa màu trắng. Và người ấy đã mang đến cho tiếng nói của thi ca.

Nhưng những ngôn từ và hình ảnh khác gợi ra những ý hoàn toàn khác. Những bông hồng của Marti đã lớn lên trong tháng Giêng cho đến tháng Bảy – những tháng mùa đông cũng như mùa hè. Những bông hồng này đã trưởng thành cho kẻ thù cũng như cho “người bạn chân thành”. Người bạn “dâng hiến bàn tay cởi mở” yêu thương, giúp đỡ và đón chào. Nhưng kẻ thù đã “xé nát con tim” bằng bàn tay độc ác. Sự khác nhau cuối cùng là giữa những bông hồng xinh xắn này với những loài cỏ dại tác hại cùng những gai nhọn đớn đau.

Trong bài thơ này, Marti diễn tả nỗi khát khao của ông về tình yêu huynh đệ – thứ tình yêu liên đới với tất cả mọi người. Ông đã diễn tả khát vọng của ông cho hoà bình. Bông hồng ấy là món quà mỹ miều của tình yêu. Màu trắng của bông hồng tượng trưng thiện chí và hoà bình. Marti diễn tả sự tha thứ và hoà bình cho kẻ thù của mình – không đổ lỗi hay chống trả.

Phục vụ hoà bình thật là khó. Quay về tội ác vì tội ác là bản tính con người. Bản tính con người thường sinh ra những “cỏ dại và gai nhọn” đáp trả bằng bạo lực và đàn áp. Nhiều người nghĩ yêu thương và tha thứ cho kẻ thù là việc không thể thực hiện được, tha thứ cho kẻ thù có thể khó khăn như việc trồng những bông hồng trong tháng Giêng giá lạnh. Marti đã viết bài thơ này trong lúc tha hương. Ông đang sống ở Thành phố New York của Hoa Kỳ. Mùa đông ở đó vô cùng giá lạnh. Trong lúc sống tha hương, ông đã phải chiến đấu để suy nghĩ những điều tốt về kẻ thù của mình.

Một lần nữa, dòng mở đầu và kết thúc của “bài thơ 39” cho thấy cách sử dụng động từ “ươm/trồng” đặc biệt của Marti. Chăm sóc và vun trồng những bông hồng trắng không phải là công việc dễ dàng. Những bông hồng trắng này là kết quả của một quá trình lâu dài và khó khăn. Hoa hồng không thể phát triển nếu thiếu sự chăm sóc. Trong điều kiện thời tiết xấu, thiếu mưa, côn trùng gây hại, đất trồng ít màu mỡ, tất cả có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của hoa hồng. Người trồng phải làm việc cần mẫn để tiêu huỷ những vấn đề phức tạp gây trở ngại cho sự thành công của nó.

Hình ảnh của Marti, “Ta ươm những bông hồng trắng”, tương tự công việc của đời ông. Ông đã thiết tha mong mỏi hoà bình và tình nhân ái hướng về mọi người. Ông cũng làm việc cho tự do và nền tự trị của Cuba và châu Mỹ Latinh. Đối với Marti, thực hiện công việc này quả là một việc gian nan và vất vả. Ông đã dành nhiều năm tháng sống và viết trong kiếp tha hương. Và năm 1895, ông đã qua đời trong khi chiến đấu chống lại bạo lực của Tây Ban Nha tại Cuba.

Những tượng đài tưởng niệm tôn vinh Jose Marti có thể thấy ở cả hai quốc gia Hoa Kỳ – Công viên Central Park nổi tiếng thuộc Thành phố New York cũng như ở Havana của Cuba. Dân chúng ở hai quốc gia này tôn trọng ông như một anh hùng. Ngày nay, Hoa Kỳ và Cuba không quan hệ mật thiết với nhau. Nhưng điều đó không có nghĩa là vô vọng. Một ngày nào đó, chính phủ của cả hai quốc gia có thể cùng nhau “trồng những bông hồng trắng”.

Jos. Tú Nạc, NMS
Chia sẻ Bài này:

Related posts

Leave a Comment