Đức Giáo hoàng huỷ bỏ chuyến đi của phái đoàn đến Syria, tập trung về công tác cứu trợ

(Vatican City, 7-11-2012, CNA/EWTN) – Một phái đoàn các giám mục từ Thượng Hội đồng Giám mục gần đây về Tân Phúc Âm hoá sẽ không đi đến Syria do bạo lực vẫn tiếp tục tàn phá đất nước này, Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã công bố hôm 7-11.

“Nhằm bày tỏ dấu hiệu của tình đoàn kết của riêng tôi và của toàn thể Giáo Hội của người dân Syria, cũng như sự gần gũi tinh thần của chúng tôi tới các cộng đồng Kitô giáo tại quốc gia đó, tôi đã hy vọng gửi được một phái đoàn đến đó”, Đức Giáo hoàng nói.

Phái đoàn gồm 7 giám mục, trong đó có Đức Hồng y Timothy M. Dolan của New York.

Việc huỷ bỏ do “nhiều tình huống dấy động không lường được”, Đức Giáo hoàng giải thích, và than vãn về “tình hình bi thảm của bạo lực ở Syria”. Ngài nói rằng ngài liên tục cầu nguyện cho những người ở Syria và kêu gọi tất cả các phe trong cuộc xung đột cần làm việc vì lợi ích của Syria và tìm một giải pháp chính trị bởi vì “một ngày nào đó có thể là quá muộn”.

Thay cho phái đoàn, Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã gửi Đức Hồng y Robert Sarah làm đặc sứ của ngài đến Lebanon. Đức Hồng y Sarah điều hành Hội đồng Giáo hoàng Đồng Tâm – “Cor Unum” nhằm thúc đẩy sự phát triển con người và Kitô giáo, cung cấp cứu trợ nhân đạo nhân danh Đức Giáo hoàng.

Đức Hồng y Sarah sẽ ở tại Lebanon từ ngày 7 đến 10-11, tại đây ngài sẽ chuyển số tiền cứu trợ 1 triệu USD từ Đức Thánh Cha cho các nạn nhân của bạo lực. Nhiệm vụ của ngài bao gồm gặp gỡ các nhà lãnh đạo thuộc các Giáo hội khác nhau có mặt ở Syria, ngài cũng chủ trì một cuộc họp với các cơ quan từ thiện Công giáo để phối hợp các nỗ lực của họ nhằm hỗ trợ người dân Syria.

Michael LaCivita, Giám đốc Truyền thông của Hiệp hội Phúc lợi Công giáo Cận Đông, nói với CNA hôm 7-11 rằng “ý tưởng về những nỗ lực phối hợp là một ý tưởng rất tốt, bởi vì nó tạo được sức mạnh để thể hiện thay vì những nỗ lực cạnh tranh”.

Hiệp hội là một cơ quan của Toà Thánh đang điều hành các nỗ lực cứu trợ trên đất ở Syria. Hội làm việc trực tiếp với các Giáo hội khác nhau trong quốc gia có nhiều niềm tin, bao gồm Công giáo Latinh và Công giáo theo Lễ nghi Melkite cũng như Chính thống Syria.

“Những Giáo Hội địa phương giúp chúng tôi xác định các nhu cầu là gì, và do đó, chúng tôi làm việc để trao quyền cho họ thực hiện như vậy”, LaCivita cho biết. Ông hoan nghênh quyết định của Đức Giáo hoàng nhằm tập trung vào việc điều phối các nỗ lực cứu trợ từ bên ngoài Syria nhằm loan truyền thiện ý và gửi tặng phẩm, hơn là gửi một phái đoàn cao cấp vào đất nước do chiến tranh tàn phá này.

“Mối quan tâm của chúng tôi là chuyến đi có thể dễ dàng bị cả hai bên thao túng, và chúng tôi không muốn Giáo Hội, đặc biệt là Toà Thánh, bị xâm phạm, mặc dù các vị đã có những ý định tốt nhất”, LaCivita nhận xét.

Nếu các vị đó ở tại Damascus, họ sẽ có nguy cơ bị ức chế bởi chính phủ của Bashar al-Asad, ông nói. Và nếu họ được đến bên ngoài Damascus tới những vùng do phiến quân kiểm soát, “các vị sẽ gặp gỡ với ai và sự an ninh của các ngài thậm chí còn được đảm bảo không?”

Một thành viên của đoàn đại biểu sẽ có thể sẽ bị mắc kẹt do mục đích khủng bố bất kỳ: Đức Hồng y Timothy Dolan, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Hiệp hội Phúc lợi. Ngài có thể trở thành một mục tiêu quan trọng”, LaCivita nói về Đức Tổng Giám mục của New York.

Ước tính khoảng 30.000 người đã chết trong cuộc nổi dậy kéo dài 18 tháng ở Syria. Một số các nhóm phiến quân, bao gồm cả người Hồi giáo cực đoan có liên hệ với Al Qaeda, đang cố gắng lật đổ chính phủ thế tục của Tổng thống Bashar al-Asad, chính phủ vốn có một lịch sử bảo vệ người Kitô giáo thiểu số của đất nước này.

Hùng Nguyễn

Nguồn: emty

Chia sẻ Bài này:

Related posts

Leave a Comment