ĐHY Tagle của Philippines: Vị Hồng y trẻ thứ nhì và phổ biến nhất trên Facebook

EMTY (Theo National Catholic Register) – Ngài là Hồng y phổ biến nhất trên Facebook và những bài giảng của ngài là một trong những đề tài được tìm kiếm nhiều nhất trên YouTube. Tên của ngài là Luis Antonio Tagle, Tổng Giám mục của Manila, Philippines. Ngài sinh năm 1957 và hiện nay được 55 tuổi, là người trẻ thứ nhì trong Hồng y đoàn.

Ngài thụ phong linh mục ở tuổi 24. Năm 1991, ngài nhận bằng Tiến sĩ Thần học của Đại học Công giáo Mỹ ở Washington. 10 năm sau, ngài được bổ nhiệm làm Giám mục Imus và sau đó vào năm 2011, làm Tổng Giám mục của Manila. Tổng Công nghị Hồng y hồi tháng 11-2012 đã tạo nhiều chú ý sau khi Tagle không thể cầm nổi nước mắt khi nhận mũ và nhẫn hồng y từ Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI.

Người ta có thể tranh luận khá mạnh mẽ rằng không ai có cơ hội trở thành vị Giáo hoàng mới do việc từ nhiệm của Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI hơn Đức Hồng y Luis Antonio Tagle của Manila, Philippines.

Trong những trường hợp bình thường, tuổi trẻ của ĐHY Tagle có thể sẽ được xem như là một trở ngại không thể vượt qua trong cuộc bầu cử này. Vào tuổi 55, ngài trẻ hơn Đức Giaon Phaolô II 3 tuổi khi được bầu vào năm 1978, do đó việc bỏ phiếu cho ĐHY Tagle sẽ tương đương với cuộc bỏ phiếu cho một triều đại giáo hoàng lâu dài, có lẽ hơn 30 năm.

ĐHY Tagle thực sự trông còn trẻ hơn. Câu chuyện xảy ra vào giữa những năm 1990, vào lúc đó Đức Hồng y Joseph Ratzinger giới thiệu Tagle, lúc đó là một thành viên mới của Uỷ ban Thần học Quốc tế của Vatican, cho Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Đức Hồng y Ratzinger nói đùa với Đức Giáo hoàng rằng người thanh niên Fillippino trẻ trung này, trong thực tế, lãnh Bí tích Rước lễ lần đầu từ Đức Hồng y.

Đặc biệt là với khuôn mặt mà nhiều hồng y chưa từng biết, sự lựa chọn một vị giáo hoàng trẻ tuổi như thế sẽ là một nguy cơ hết sức lớn. Tuy nhiên, hiện nay có tiền lệ là một vị Giáo hoàng có thể từ nhiệm, việc ước tính đã khác hẳn. ĐHY Tagle có thể cai quản Giáo Hội 10 hoặc 15 năm, sau đó ngài rút lui – một ý nghĩ có thể làm cho một số hồng y bỏ qua vấn đề tuổi tác của ngài để hướng tới những khả năng khác. Nếu các ngài làm như thế, họ có thể tìm thấy rất nhiều điều để yêu mến một người được ca ngợi là “Hy vọng của châu Á” để tiếp nhận ngai toà Thánh Phêrô. Một bình luận gia của Philippines nói về ĐHY Tagle là người có “tâm trí của một nhà thần học, tâm hồn của một nhạc sĩ và trái tim của một mục tử”.

Đầu năm nay, trước khi tin tức từ nhiệm của Đức nguyên Giáo hoàng được loan ra, một tạp chí doanh nghiệp Philippines gọi ĐHY Tagle là “Man of the Year” (Nhân vật của Năm), mô tả ngài là người “trẻ trung, khiêm tốn và không hề tai tiếng”, một giám mục “am hiểu nhiều về những ý tưởng hiện đại”.

Sinh tại Manila, Tagle vào chủng viện tại Thành phố Quezon và sau đó lấy bằng Tiến sĩ tại Đại học Công giáo của Mỹ ở Washington. Ngài cũng nghiên cứu tại Rôma trước khi trở về Philippines để phục vụ như là một cha sở và giáo sư. Ngài được xem là một ngôi sao đang lên trong Giáo hội châu Á, sự kiện này giải thích việc ngài được bổ nhiệm năm 1997 vào Cơ quan Tư vấn Giáo lý chính thức của Vatican. Ngài được tấn phong Giám mục Giáo phận Imus năm 2001.

ĐHY Tagle được coi là cân bằng giữa Thần học và Chính trị. Ngài đã giữ vai trò mạnh mẽ chống lại Đạo luật đề xuất của Philippines về Sức khoẻ Sinh sản, đạo luật bao gồm việc thúc đẩy kiểm soát sinh sản. Tuy nhiên, mối quan tâm xã hội cao chót vót của ngài là bảo vệ người nghèo, và ngài cũng là người bảo vệ môi trường mạnh mẽ.

Trong Giáo phận Imus, Tagle nổi tiếng với việc không sở hữu một chiếc xe nào và đi xe bus để làm việc mục vụ mỗi ngày, mô tả hành động này như là một cách để chống lại sự cô lập mà đôi khi đi kèm với những người có chức vụ cao. Ngài cũng được biết đến với việc mời những người ăn xin bên ngoài nhà thờ cùng dùng bữa với ngài. Một phụ nữ mô tả có lần cô ấy đi tìm người chồng mù loà, thất nghiệp và nghiện rượu, nghi ngờ anh ta có thể la cà trong một quán bar địa phương, cuối cùng đã phát hiện anh ta được ăn trưa với giám mục.

Đây là một câu chuyện điển hình. Không lâu sau khi Tagle đến Giáo phận Imus, một nhà nguyện nhỏ toạ lạc ở cuối phố đang chờ đợi một linh mục đến dâng Thánh lễ vào khoảng 4 giờ cho một nhóm chủ yếu là người lao động. Cuối cùng, một giáo sĩ trẻ xuất hiện trên một chiếc xe đạp cũ kỹ, mặc quần áo giản dị và sẵn sàng bắt đầu Thánh lễ. Một thành viên trong cộng đoàn sửng sốt nhận ra đó là vị tân giám mục và xin lỗi rằng họ đã không được chuẩn bị tốt hơn để chào đón ngài. Tagle nói không có vấn đề gì; ngài nhận tin trễ từ đêm hôm trước là vị linh mục bị bệnh và ngài quyết định tự mình đến dâng Thánh lễ.

ĐHY Tagle là người có năng khiếu giao tiếp, làm cho ngài thành một diễn giả được các phương tiện truyền thông săn lùng. Ngài đã tỏ kỹ năng của mình tại Đại hội Thánh Thể Quốc tế năm 2008 tại Quebec, Canada, nơi những nhà quan sát cho rằng ngài đã khiến toàn thể người tham dự tại sân vận động phải rơi nước mắt. Ngài là một vị giám chức của thế kỷ 21 – ngài tổ chức một chương trình trên YouTube, và ngài có trang riêng trên Facebook.

ĐHY Tagle đồng thời còn là nhà lãnh đạo trong việc thúc đẩy Giáo Hội ở châu Á có một lập trường tích cực về việc lạm dụng. Ngài là một trong các diễn giả chính tại một hội nghị thượng đỉnh quốc tế về cuộc khủng hoảng lạm dụng được tổ chức hồi năm 2012 tại Đại học Gregorian tại Rôma do một số văn phòng tại Vatican đồng tài trợ. “Nhiệm vụ của chúng tôi là để bảo vệ phẩm giá con người, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất, những đứa trẻ”, ngài nói.

Trường hợp của ĐHY Tagle dựa trên 3 khía cạnh nòng cốt:

Đầu tiên, ngài là một người giao tiếp có hiệu quả và là nhà truyền giáo vào thời điểm khi việc ưu tiên cao nhất của Công giáo là việc Tân Phúc Âm hoá. Có một loại đặc tính EF Hutton (một diễn giả thời danh thu hút thính giả) về ĐHY Tagle: Khi ngài nói, mọi người lằng nghe. Ví dụ, hồi mùa thu năm ngoái của Thượng Hội đồng Giám mục về Tân Phúc Âm hoá, ĐHY Tagle đã đưa ra một bài phát biểu nổi bật được nhiều người tham dự trích dẫn như là một trong những điều ấn tượng nhất mà họ nghe trong tháng. ĐHY Tagle lập luận rằng trong bối cảnh Á châu, Phúc Âm hoá hiệu quả có nghĩa là một Giáo Hội khiêm tốn hơn, đơn giản hơn và với một công suất lớn hơn cho sự im lặng.

Thứ hai, ĐHY Tagle là hiện thân sự tăng trưởng mạnh mẽ của đạo Công giáo ngoài phương Tây, việc đưa khuôn mặt mình vào các hình thức năng động và làm vơi đi cảm giác lo lắng của người Công giáo ở phía nam bán cầu. Ngài chắc chắn sẽ là một biểu tượng của Giáo Hội trong thế giới đang nổi lên, bằng phẩm chất trí tuệ và kỹ năng của mình, hầu như không phải là hão huyền.

Thứ ba, ĐHY Tagle hiện có kinh nghiệm mục vụ và quản lý Tổng Giáo phận lớn và phức tạp tại Manila. Mặc dù mới ở vị trí này từ năm 2011, ĐHY Tagle nói chung được đánh giá tốt về năng lực của mình để làm cho cả đoàn tàu chạy đúng giờ.

Nhiều năm qua, công việc của ngài trong Uỷ ban Thần học Quốc tế đã nổi bật, cũng như sự gần gũi của ngài với giới trẻ. Trong thực tế, trang Facebook của ngài có hơn 118.000 ‘Likes’.

Hùng Nguyễn

Nguồn: emty

Chia sẻ Bài này:

Related posts

Leave a Comment