Huấn Từ Tháng 9-2016

LEGIO MARIAE – CURIA ĐỨC MARIA MẸ GIÁO HỘI

HUẤN ĐỨC – NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT 2015 – 2016

THÁNG 9, 2016

14 MỐI THƯƠNG NGƯỜI

Thương linh hồn 7 mối.

Thứ sáu: nhịn kẻ mất lòng ta. (Cô-lô-sê 3: 12-14)

Lời Kinh Thánh:

12 Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại.

13 Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau.

14 Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo.

– o O o –

“Một nhịn chín lành.”, người xưa thường nói như vậy. Xem ra mức độ nhịn chỉ có một; còn mức độ hưởng điều lành thì gấp chín lần nhịn. Có người phát biểu ngược lại: “Chín lần nhịn mà chưa đón nhận được một điều lành!”  hoặc “Cây muốn lặng mà gió chẳng dừng!”  Trong thực tế, nhiều người đã nhẫn nại nhường nhịn mà vẫn bị “tấn công”. Chúng ta phải giải quyết như thế nào? Dựa vào 3 câu trong thư của Thánh Phao-lô Tông đồ gửi tín hữu Cô-lô-sê ở trên, chúng ta tìm hiểu 2 điểm:

  1. Những người được Thiên Chúa tuyển lựa.

Chúa Giê-su gọi và chọn 12 người làm tông đồ không phải vì họ tốt lành hơn những người khác. Nhưng bởi vì Ngài yêu thương họ. Ngài thánh hiến họ để trở nên tốt hơn, trước khi trao cho họ sứ mạng tiếp nối công việc của Ngài, và sau cùng để họ thuộc về Thiên Chúa là Đấng Tốt Lành. Trong thực tế khi trải qua những tình huống khác nhau, các đệ tử của Chúa Giê-su đã biểu lộ tính cách phàm nhân yếu đuối trong lời nói và hành động. Chúa Giê-su vẫn kiên trì trong việc huấn luyện họ, hướng dẫn họ. Ngài hiểu rất rõ về bản chất của từng con người mà Ngài tuyển chọn, và Ngài tiếp tục yêu thương họ; Ngài kiên trì và nhẫn nại trong sự kém cỏi yếu đuối của họ. Chúa Giê-su là vị tôn sư đầy khôn ngoan và đầy lòng thương xót.

Sự khôn ngoan cần thiết là phải biết khi nào nên nói và khi nào giữ im lặng. Như chúng ta đọc qua các sách Tin mừng, chúng ta thấy rằng đã có dịp khi Chúa Giêsu đáp lại lời chỉ trích của các đệ tử của mình. Nhưng có những lần khác Ngài vẫn thinh lặng. Chúa Giê-su không loại bỏ một người nào kể cả khi họ mắc phải những lỗi lầm nghiêm trọng. Không phải Ngài nhầm lẫn trong sự tuyển lựa; Ngài cũng không hối tiếc vì đã tuyển lựa sai. Ngài biết việc Ngài làm. Và không phải chỉ có một số ít người được tuyển lựa. Đúng hơn, qua con số ít ỏi được tuyển lựa lúc ban đầu, Ngài dùng số lượng ít người được tuyển lựa lúc ban đầu ấy để họ là men, là muối là ánh sáng cho muôn người được mời gọi tham dự vào sự tuyển lựa, để tất cả trở nên một, “đồng hình đồng dạng” với Đấng tuyển lựa họ (Rm 8:29). Thật chua xót khi chính Ngài đã đoán trước: “kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít” (Mt 22:14).

Đó là mối nguy hiểm của sự tự do mà con người sử dụng để khước từ được mời gọi, được tuyển lựa, được thánh hiến và được yêu thương. Làm sao để quả quyết điều này? Bởi vì, nhiều người đã không đáp lại lời gọi hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Nhiều người tự đặt mình ra ngoài sự mời gọi, sự tuyển lựa của Thiên Chúa. Nhiều người còn nghĩ rằng họ không có lỗi khi cư xử với anh chị em, với đồng loại vì lý do công bằng kiểu: “mắt đền mắt, răng thế răng”; “hòn đất ném đi, hòn chì ném lại”; “có qua có lại mới toại lòng nhau”… Lời mời gọi “Hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại” không có tác dụng gì trong đời sống thực hành đức tin của họ.

  1. Thương xót như Chúa Cha.

Công việc của lòng thương xót thách thức chúng ta phải chịu những sai lầm trong sự kiên nhẫn. Chúng ta nhường nhịn, không phải vì yếm thế, không phải đành chịu vậy, mà là vì lòng thương xót. Kiên nhẫn không chỉ là vấn đề của tính khí, nó là một món quà của Chúa Thánh Thần (xem Gl 5:22), vì vậy nó là một cái gì đó chúng ta phải cầu nguyện để được ban ơn cho và phấn đấu để đưa vào thực hiện. Giống như những đức tính khác, nó là một đặc điểm cần cải thiện để thực hành. Chúng ta cần suy nghĩ và thực hành sự kiên nhẫn để chúng ta có thể kiên nhẫn khi sự việc xảy ra trong cuộc sống xung quanh chúng ta có đụng chạm trực tiếp đến quyền lợi tinh thần cũng như thể chất của chúng ta. Chúng ta cần phải cố gắng để trao tặng lòng cảm thương cho những người khác vì lợi ích của chính họ và tìm cách thế ít quan trọng hơn cho chính mình.

Nếu Thiên Chúa không nhẫn nại trước sự ngỗ nghịch và phản loạn của nhân loại thì cả nhân loại này sẽ ra sao? Nếu Thiên Chúa không tỏ lòng từ bi thương xót trước tội lỗi ngập tràn ngày càng gia tăng giữa người với người, thậm chí, xúc phạm cả đến Thiên Chúa, thì thế giới này sẽ như thế nào? (Tv 129). Trong thế giới hiện tại, chúng ta có thể nhận thấy đời sống luân lý xã hội ngày càng đi xuống dốc, đời sống đạo đức nhân bản cũng bị chà đạp, bị thái hóa. Thiên Chúa thì vẫn kiên nhẫn đến độ nhân loại cảm thấy như không có chuyện gì xảy ra.

Kiên nhẫn là bắt nguồn từ một thực tế là cốt lõi của đức tin chúng ta: Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giê-su. Kiên nhẫn và niềm đam mê đến từ một từ ngữ Latin có nghĩa là đau khổ hoặc chịu đựng. Kiên nhẫn là do bản chất của một chất thụ động, một vấn đề đặt ra với một cái gì đó. Nhưng Chúa Giê-su đã biến niềm đam mê từ thụ động để nói lên tiếng nói tích cực: Niềm đam mê của Ngài là một cái gì đó không làm cho mình, nhưng điều mà Ngài đã làm: “Không ai có thể lấy cuộc sống của tôi, nhưng tôi đã tự nguyện đặt nó theo cách riêng của tôi” ( Ga 10:18). Các học giả Thánh Kinh đã làm biến đổi sự đau khổ của Chúa Giê-su vào một cái gì đó tích cực là tình yêu: tình yêu đối với Chúa Cha và tình yêu đối với chúng ta. Kết quả của sự nhẫn nại, sự khổ đau của Chúa Giê-su dẫn đến mục đích là lòng thương xót.

Đây là lý do tại sao Chúa Giê-su nói với chúng ta rằng, đừng tìm cách trả đũa chống lại những người khác, chúng ta phải trả lời cho họ cách tích cực: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em” (Mt 5:44). Ngài kêu gọi chúng ta không chỉ đơn giản là chịu sai lầm một cách kiên nhẫn, nhưng tích cực, với các hoạt động của tình yêu. Ngay cả khi Chúa Giê-su đứng im lặng trước khuôn mặt của những người chế nhạo Ngài, vu khống cho Ngài, Ngài vẫn yêu thương họ. Xin Chúa giúp chúng ta khi biểu lộ Lòng thương xót, chúng ta làm cho sự kiên nhẫn của chúng ta trở thành hành động của tình yêu, trở thành hành động của lòng thương xót: Thương Xót Như Chúa Cha.

Chia sẻ Bài này:

Related posts