Vẻ đẹp tâm hồn

Thưa quý vị, thưa các bạn Chúa Nhật I Mùa Chay 2018, nhằm ngày 03 Tết Mậu Tuất, ngày Thánh Hóa Công Việc dầu năm mới, sự trùng khớp của Phụng Vụ Mùa Chay và công ăn việc làm năm mới nầy sẽ giúp cho chúng ta một Mùa Chay Thánh trong lao động sinh kế một năm đầy tràn Ân Thánh Chay Tịnh.

Vâng, thưa quý vị, thưa các bạn lời mở đầu của  phần chia sẻ Lời Chúa hôm nay cũng là lời cầu chúc của con đến với quý vị, mong sao Năm Mới được khởi đầu bởi Mùa Chay là Mùa Thánh Ân sẽ được Thiên Chúa chúc phúc dồi dào.

Vâng Mùa Chay thường được gọi là Mùa Hồng Phúc, bắt đầu từ thứ Tư Lễ Tro là Mùa Sám Hối, noi gương Chúa Giêsu, chúng ta ăn chay, kiêng thịt chỉ có hai ngày , mở đầu và kết thúc Mùa Chay là Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh.

Tuy Lời Chúa Chúa Nhật I Mùa Chay năm nay chỉ có 04 câu theo Tin Mừng thánh Macco, hai câu nói về Chúa Giêsu chịu cám dỗ, hai câu phần dẫn nhập sứ vụ rao giảng công khai của Chúa Giêsu. Theo đó, ý nghĩa Mùa Chay chính là Lời kêu gọi “ sám hối và tin vào Tin Mừng” của Đấng Cứu Thế.

Như chúng ta biết mọi tôn giáo đều có những thời gian “sám hối” tùy vào lịch sử khai giáo của họ. Nhưng, ý nghĩa  và cách thức sám hối dường như không thể không có trong các tôn giáo.

Vậy, Mùa Chay đến cho chúng ta một Mùa sám hối, tức mùa ăn năn đền tội , để cải thiện đời sống. Vậy , Tại sao phải sám hối ? Thưa, loài người khác loài vật ở chổ vừa có bản năng, vừa có lý trí, bản năng giúp sinh tồn thể xác, lý trí giúp cho sự sinh tồn hoàn hảo và vũng bền theo ý muốn của Đấng Tạo Thành. Vâng , đó là loài người.

Theo bản năng hoàn toàn , thì đó là loài vật, vì loài vật không có trí khôn, loài động vật duy nhất có trí khôn, đó là loài người . Chúng  ta thấy, mọi sinh vật hữu hình đều sống theo bản năng, riêng loài người vừa sống theo bản năng, vừa lý trí. Nếu, một khi ai đó là con người chỉ sống theo bản năng không thôi, thì người ta nói đó là “ con vật”. Những, loài vật sống gần con người, thì người ta huấn luyện nó, tức tập cho nó có trí thông minh như một số con vật, như chó, mèo, ngựa  chim , một số  khác như các heo, nhưng, rất vất vả và mất nhiều thời gian.

Riêng loài người, Thiên Chúa tạo dựng và ban cho lý trí, nhưng lý trí ấy thuở ban đầu đã bị “dụ khị” lấy đi. Satan muốn loài người chỉ sống còn lại là bản năng mà thôi, đó là satan, vì nó ganh tỵ với con người, vì sao Thiên Chúa tao dựng và ban cho loài hữu hình cũng có đời sống lý trí như thiên thần, vì vậy một thiên thần đã ghen tức, sự gì ghen tức đó là “satan”, vì bản chất satan là ghen tức, lừa dối, vì vậy , satan không có bạn hữu, như thánh Gioan định nghĩa :” Satan là kẻ dối trá…” ( Ga 3, 44)

Vâng, trở lại Tin Mừng, phần thứ nhất, chúng ta sẽ hiểu ngay , dù có hai câu. “ Thần Khí liền đầy Người vào hoang đia. “  (c 12)

Vâng, Chúa Giêsu mang thân phận con Người, là mang lấy sự hữu hình như con người, vì ý nghĩa nêu trên, Dù là Con Thiên Chúa, nhưng, Người tự nguyện mặc lấy thân “nô lệ”vì chúng ta, hầu để cứu chúng ta, vì vậy, Thần Khí đẩy Người vào hoang địa, ( đẩy có nghĩa là đưa), để chịu satan cám dỗ.

Vâng, hình ảnh Chúa Giêsu chịu satan càm dỗ là hình ảnh của phàm nhân phải chịu satan “ dụ khị”, nếu bản năng hoàn toàn của loài người, thì nó sẽ lấy mất đi lý trí mà Thiên Chúa ban cho chúng ta, chỉ để là cho chúng ta phần bản năng mà thôi.

“ Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu satan cám dỗ, sống giữa loài dã thú, và có các thiên sứ hầu hạ Người.” ( c 13)

Như vậy, câu 12, cho thấy Chúa Giêsu mang nhân tính yếu đuối của phàm nhân là chúng ta, chịu Thần Khí đưa vào hoang địa. Chịu sự thua thiệt của tạo vật, nhưng, Người là Thiên Chúa Cứu Chuộc” DANH THÁNH GIÊSU “ là sự giải thoát cho con người, vì vậy,  nơi Người là sự “Giải Thoát”, tức Thần Tính nơi Người là “Lý Trí “ của Thiên Chúa, vì vậy, “ Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu satan cám dỗ, sống giữa loài dã thú, và có các thiên sứ hầu hạ Người” ( c 13)

Theo đó, chúng ta thấy cách hành văn độc đáo và ẩn ý, tinh tế váy nghĩa hết sức nhân văn, bốn bước của một câu văn cho thấy những động thái của thời gian Chúa Giêsu chịu cám dỗ. Nét hay và đẹp của câu văn đầy đủ ý nghĩa như con đã trình bày ở trên.

Theo đó, việc Chúa Giêsu chịu cám dỗ là một mầu nhiệm có nghĩa là nằm trong ý định của Thiên Chúa. Vì, Thần Khí đưa Người vào hoang địa, nơi có satan, chứ không phải tự Người bước vào, vì nơi hoang địa là lãnh thổ của satan. Nơi đó, ví như địa ngục trần gian, ngay nay là nơi ăn chơi đàng điếm, tửu lầu, khách sạn, sòng bạc, casino, thâu đêm thác loạn, ở khắp nơi trên phương diện địa lý lẫn phương diện tâm hồn con người. Nhưng, thời gian là bốn mươi ngày, chịu satan cám dỗ, sống giữa loài dã thú, có nghĩa là sống với loài vật là loài không có bản năng, tuy thánh sử Macco ghi ngắn gọn, nhưng chúng ta hiểu được , nếu một người sống giữa bầy vật chỉ có bản năng không thôi, thất khủng khiếp dường nào?!  Nếu, một ai đó sống không c1o nhân tính, thì bị chửi như súc vật, nhưng, chính bản thân họ cũng sống không khác súc vật là mấy, thì thật khủng khiếp, huống chi Chúa  Giêsu sống chung với bầy dã thú. Dã thú thì hoàn toàn sống bởi bản năng mà thôi.

Nhưng, Thần Khí Chúa không bỏ người một mình, liền có các thiên thần hầu hạ Người, điều nầy cho  thấy, Các thiên sứ hầu hạ Cháu Giêsu, có nghĩa là lý trí Thiên Chúa, hay là Thần Tính nơi Người hoạt động trên hết, mạnh mẽ khôn cùng. Vì vậy,  nếu chúng ta chỉ sống thuần bản năng, thì chính dã thú sẽ nuốt chửng chúng ta, còn nếu chúng ta biết theo lý trí, tức Thần Trí của Thiên Chúa, thì chúng ta sẽ mạnh mẽ vô cùng, lướt thắng satan, nhờ Thần Khí của Đức Kitô.- Giêsu .

Như vậy, ý nghĩa sám hối và Tin vào Tin Mừng chính là “ VẺ ĐẸP TÂM HỒN”, mà chính Thiên Chúa muốn  mặc cho chúng ta, như chiếc áo mới mặc trong ngày tết vậy và chiếc áo cưới tức “ Y PHUC LỄ CƯỚI” mặc trong Tiệc Cưới Nước Trời  mà có lần Chúa Giêsu đã nói vậy. Mong thay !

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dùng bốn mươi ngày chay tịnh để thắng satan là thế gian, xin ban cho chúng con biết bước theo đường lối Chúa, để sau này chúng con cũng được thông phần vào Mầu Nhiệm Vượt Qua của Người, Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa Cha và Chúa Thánh Thần muôn đời ./.

CN I MC ( B ) 2018

P. Trần Đình Phan Tiến

Chia sẻ Bài này:

Related posts