Đã đến giờ Con Người được tôn vinh! “ ( Ga 12, 23)

Vâng, kính thưa quý vị, thưa các bạn , đoạn Tin Mừng hôm nay cho chúng ta một tâm trạng xao xuyến, não nề, đau khổ của Chúa Giêsu. Chúng ta có đồng hành, có chia sẻ tâm trạng đau buồn của Người không? Vâng, nhưng niềm hy vọng lớn lao của cuộc khổ nạn, không dừng lại ở cuộc khổ nạn của Người, mà là : “Nếu ta cùng chết với Người, thì ta sẽ cùng Người Phục Sinh.”

Vâng, ý nghĩa chính của đoạn Tin Mừng hôm nay là thế. Vâng, thưa quý vị, các bạn. Suy niệm Tin Mừng là suy niệm mầu nhiệm một hành trình làm Người của Ngôi Hai Thiên Chúa. Nếu , giả sử Đấng Cứu Thế chỉ là một phàm nhân hoàn toàn, bởi sự hữu hình của Người, thì Người chính là một phàm nhân vĩ đại. Vì, cuộc tử nạn của một phàm nhân, hầu mang lại một chân lý yêu thương và tha thứ, thì đó là một phàm nhân vĩ đại. Nhưng, nếu thế thôi, thì Người chỉ là một phàm nhân cũng như bao phàm nhân khác. Nhưng, trên hết, Người chỉ bị “mục nát” trong phần nhân tính trọn vẹn chỉ có 03 ngày, Người trổi dậy bởi Thiên Tính của Người. Vâng, Chúa Giêsu đã tự hiến cho tội lỗi của nhân loại qua mầu nhiệm hữu hình. Vì, nếu Người không Nhập Thể và nhập thế, thì không có sự chết nơi Thiên Tính của Người được. Vì , Thiên Chúa là Đấng Hằng Sống. Vâng, đối với mầu nhiệm cứu chuộc nhân loại nơi Chúa Giêsu thì cuộc khổ hình của Người, tức mầu nhiệm Thập Gía, là một mầu nhiệm sinh ơn cứu chuộc. Vì vậy, cuộc tử nạn càng đến gần, thì sự tôn vinh chân lý tình yêu Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu càng gần. Và , sự tôn vinh ấy là vĩnh cửu.

Chúa Giêsu không làm Người, thì Người vẫn là Thiên Chúa. Nhưng, muôn đời, nhân loại không chiêm ngắm được mầu nhiệm Phục Sinh. Phàm nhân chỉ cần tin vào Chúa Giêsu qua mầu nhiệm phục sinh qua phần nhân tính của Người, có nghĩa là chiêm ngắm mầu nhiệm phục sinh, và tin Người là Thiên Chúa. Vâng, đó là ơn cứu độ của con người phàm nhân.

Satan biết được như vậy, nhưng nó không tin. Còn chúng ta, chúng ta “TIN ”, thì chúng ta được ơn cứu độ. Vâng, ơn cứu độ của Thiên Chúa dành cho phàm nhân chỉ hệ tại một chữ “TIN “ mà thôi. Vâng, tin một tình yêu tự hiến, tin một tình yêu bất biến, và tin một tình yêu vô biên.

Vâng, Chúa Nhật V Mùa Chay cho chúng ta môt suy niệm về sự đau thương tột đỉnh của sứ mạng cứu chuộc của Chúa Giêsu.  Không thể nào có một vĩ nhân nào ngoài Chúa Giêsu trao cho chúng ta một tình yêu tự hiến tột đỉnh cách cao cả như vậy. Dù là Thiên Chúa, nhưng  khi vâng phục, để mặc lấy một mầu nhiệm cứu độ. Chúa Giêsu không khỏi lên tiếng và rơi lệ vì những khổ hình mình phải chịu. ( Dt 5, 7) Dù, nhân tính chỉ nghĩ đến thôi đã vô cùng kinh hãi, huống chi không thể “ thoái thác “. Nên chi, Người rất “mướt máu” trong vườn Cây Dầu. Đến nỗi: “Lạy Cha, nếu có thể xin cất chén đắng nầy khỏi con. Nhưng, xin đừng theo ý Con, một xin theo ý Cha vẹn toàn “. ( Mt 26, 39 ) ( Mc 14, 36) ( Lc 22, 42) ( Ga 12, 27 – 28 ).

Nhưng, mầu nhiệm tình yêu, hay là chân lý tình yêu nơi Thiên Tính của Chúa Giêsu quá lớn, đến độ lấn át đi nỗi đau khổ  mà Người sắp chịu , vì nhân loại.

Vâng, “ Đã đến giờ Con Người được tôn vinh” . Bởi vì, một mầu nhiệm quá vĩ đại nơi “Con Người” sắp hoàn tất. Thiên Chúa, vẫn dùng “Lời “ phán để dựng nên phàm nhân, thì Người cũng dùng “ Lời “ phán để cứu chuộc phàm nhân. Nhưng, sự cứu chuộc ấy không tuyệt hảo bằng “ Ngôi Lời” đã làm Người và trở nên phàm nhân, ngoại trừ tội lỗi.

Vâng, “Ngôi Lời” đã làm Người và đã ở cùng chúng ta, đó là GIÊSU. Ngôi Lời “ấy “ là Lời giao ước bởi Thiên Chúa, chứ không phải là ý muốn của phàm nhân.

Khởi đi từ bài đọc I hôm nay ( Gr 31 , 31 -34), Thiên Chúa đã lập một giao ước mới cho nhân loại.

Bài đọc II , thánh phao-lô đã nói chí phải ( Dt 5, 7-9) như sau : “ … Dù là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ , để học biết thế nào là sự vâng phục…” ( c 8).

Vâng , sự vâng phục của một Ngôi Vị Thiên Chúa, không đồng hàng với Thiên Chúa mà đã trở nên phàm nhân. Đó là Đức Giêsu- Kitô.

Vâng, Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã yêu con người và đã chết cho con người, hầu dạy cho nhân loại biết sự vâng phục Thiên Chúa là Cha. Xin cho chúng con biết bước theo Chúa mỗi ngày một  hơn./. Amen

22/03/2015

P.Trần Đình Phan Tiến

Chia sẻ Bài này:

Related posts

Leave a Comment