Nguồn cội đời tu!

“Thần Khí đẩy Người vào hoang địa… (Mt 4, 1);(Mc 1, 12-);( Lc 4, 1). Vâng, kính thưa quý vị, “Tu” là cội phúc, vâng, nếu con người không “tu”, thì thế giới sẽ mất đi sự sống. Nhưng, nếu, chúng ta nói tiếp vế thứ hai “tình là giây oan”như câu tục ngữ bình thường người ta thường nói, khi chán đời.

Vâng , ở đây tác giả chỉ xin đề cập đến vế thứ nhất : “Tu là cội phúc” để góp lời chia sẻ qua đoạn Lời Chúa Chúa Nhật I Mùa Chay. Vâng, thật phù hợp với đặc tính mùa chay khi nói về đời tu. Vì mùa chay là mùa Hồng Phúc, mà “Tu là cội phúc”, vậy, tại sao “Tu là cội phúc” căn cứ vào tinh thần Kitô giáo?

Tu không phải là chỉ “đi tu” vào chùa, và tu viện, chủng viện, dòng tu, nhưng “Tu” ở đây chính là ”Bước theo” Chúa Giêsu. Vì, nếu người Kitô hữu không bước theo Chúa Giêsu thì coi như chỉ có đạo, hoặc giữ đạo bên ngoài mà thôi, và như vậy, họ không thể đón nhận điều mà Thiên Chúa muốn, đó là ”ơn cứu độ”. Ơn cứu độ được ban bởi Thiên Chúa, nhưng qua Đức Giêsu- Kitô, Đấng là ”NGUỒN CỘI ĐỜI TU”.

Nhìn rộng ra bên ngoài, không phải chỉ có Kitô giáo mới biết “tu”, mà là , khi con người muốn hướng thiện, muốn tìm sự hạnh phúc vĩnh cửu, muốn thoát khổ nạn, muốn thăng hoa cuộc sống, thì con người tìm ra một giải pháp để “khác” với đời, đó là “tu”. Hay nói cách khác, theo nghĩa đen của từ ngữ : “tu” là “sửa lại”.

Vâng, con người bất định, thường lệch hướng, lệch pha, nên phải “sửa lại” cho đúng, nếu không muốn bị sai. Đó là ”TU”. Lãnh vực “tu” là cả một biển trời mênh mông, rộng lớn dành cho những ai mở rộng tâm hồn đón nhận, theo đó,”tu” là phương pháp sống trọn lành, sống vĩnh cửu, nên chi, người ta nói: “Tu là cội phúc”, nguồn cội của “phúc” không còn con đường nào khác hơn là phải “tu”.

Vâng, vậy, người Kitô hữu trong Mùa Chay phải “tu” theo Đức Kitô, vì Mùa Chay còn gọi là Mùa Tu Đức. Bốn mươi ngày Mùa Chay được khởi đi từ thứ tư Lễ Tro và đặc biệt là Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay. Theo đó, Tin Mừng Chúa Nhật thứ I Mùa Chay ( Lc 4, 1-13) cho chúng ta một phương pháp “Tu” theo Chúa Giêsu, vì Người chính là : ”Nguồn cội đời tu”.

Vậy, “TU” theo Chúa Giêsu gồm có 03 bước:

–          Một là : Trút bỏ

–          Hai là :  Trung tín, hoàn toàn tín thác vào Thiên Chúa

–          Ba là :  Cậy dựa vào lời Chúa và hoàn toàn tín thác vào Thần Khí .

Vâng, “Tu” là trútt bỏ : Trút bỏ hoàn toàn, chúng ta thấy, câu Lời Chúa quan trọng nhất trong đọan nầy, cũng là câu khó hiểu nhất nằm ở đầu các trang Tin Mừng ( Mt 4, 1); (Mc 1, 12); ( Lc 4, 1)

có chủ đề là Chúa Giêsu chịu cám dỗ. Nhưng là: “Thần Khí “đẩy” Người vào hoang địa…”. Vâng, từ “đẩy” ở đây có nghĩa là “đưa” , (đưa đẩy).

Vâng , tại sao “Thần Khí đẩy Người vào hoang địa…”?

Thưa, đó là sự trút bỏ hoàn toàn của Chúa Giêsu, tức bước nhất của đời tu. Vì “tu “mà không trút bỏ , thì không thể tu được. Cũng chính vì trút bỏ, nên phải chịu cám dỗ, hay bị cám dỗ bởi satan. Vậy, sự cám dỗ là lẽ tất yếu trong đời tu. Nếu ứng sinh “tu” mạnh về điều gì, có khuynh hướng về điều gì, thì bị cám dỗ về điều ấy. Như vậy, bị cám dỗ không phải là nỗi ám ảnh, hay sự khốn khổ, sự trừng phạt, mà là một sự thử thách để vượt qua. Vì nếu không bị cám dỗ , thì cuộc đời tu có vẻ trơn tru, bóng bẩy quá. Theo đó, được Thần Khí “đẩy” vào hoang địa để chịu cám dỗ, là Chúa Giêsu, Đấng đã trút bỏ hoàn toàn, để chịu sự cám dỗ, hầu treo gương tu đức cho con người, và những ai muốn đón nhận ơn cứu độ bởi thiên Chúa. Ăn chay 40 mươi đêm ngày , chịu quỷ cám dỗ, Chúa Giêsu đã tự mình trút bỏ phần nhân tính để hoàn toàn tín thác vào Thần Khí. Từ “đẩy” ở đây không có nghĩa là Thần Khí xúi giục Người vào nơi chốn của satan, xúi giục Chúa Giêsu vào “chốn quỷ”, hay “hang quỷ”. Chúng ta cần suy niệm rộng ra về từ ngữ nầy.

“Đẩy” ở đây, có nghĩa là đưa vào môi trường chay tịnh, môi trường thanh luyện tâm hồn, môi trường tu đức, nhưng, vẫn có Thần Khí hướng dẫn, để người ứng sinh đó vừa tự sức mình chiến đấu, vừa nhìn nhận sự yếu đuối của thân phận con người.  Cội nguồn đời tu chính là “nơi hoang vắng”, mà Chúa Giêsu đã trải qua để cảm nghiệm, và treo gương cần thiết như một “trường tu” để cho mọi lớp môn đệ bước theo Người đến hành trình cứu độ nhân loại, thì không thể thiếu môi trường “chay tịnh ” nầy.

Theo đó, ba bước mà Chúa Giêsu đã thực thi trong thời gian 40 ngày chay tịnh, là phương pháp “tu” tuyệt vời nhất, mà không còn phương pháp nào hay hơn dành cho những ai muốn bước theo Chúa Giêsu.  Ở trong hoang địa 40 đêm này, xét về phần nhân tính, Chúa Giêsu cảm thấy đơn độc, cô quạnh gần như tuyệt đối. Nhưng, Người hoàn toàn tín thác theo Thần Khí, chứ không theo ý muốn của chính Người nữa. Và sự tín thác nầy là một sự tín trung hoàn toàn, tức sự vâng lời tuyệt đối nơi Chúa Giêsu với kế hoạch cứu độ bởi Thiên Chúa.

Và như vậy, sự cám dỗ đến sau những ngày chay tịnh của Người, một sự trút bỏ hoàn toàn, thì dù satan cám dỗ bằng mưu lược cách mấy, thì Chúa Giêsu vẫn chiến thắng. Bởi vì, nếu bị sa chước cám dỗ, thì có nghĩa là chiều theo satan, nghe theo sự xúi giục của nó, nghe theo sự cám dỗ của satan, thì có nghĩa là không trút bỏ những gì là ham muốn trần tục, danh vọng, địa vị và quyền lực trong đời tu, thì những người muốn bước theo Chúa Giêsu không thể tìm thấy “ Nguồn cội đời tu” được.

Hình ảnh Chúa Giêsu ăn chay 40 đêm ngày trong hoang địa, chịu đơn độc, đau buồn nói lên sự trút bỏ hoàn, giúp chúng ta nhớ đến ngày thứ năm Tuần Thánh trong Vườn Cây Dầu, Người đã lo buồn đến độ Mồ Hôi và Máu tuôn ra ướt áo.( Áo đẫm mồ hôi và máu).

Lời Chúa và sự trút bỏ hoàn toàn ý riêng, trung tín với ơn Chúa, để cho Thần Khí hướng dẫn, Chúa Giêsu đã chiến thắng satan, một phương pháp để cho mọi người bước theo.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã hoàn toàn trút bỏ mọi sự ý riêng đểm làm theo ý Chúa Cha, Chúa đã thực thi bốn mươi ngày chay tịnh, chịu satan cám dỗ, nhưng Người tín thác hoàn toàn bởi Thần Khí Thiên Chúa bằng Lời của Thiên Chúa, nên đã chiến thắng satan. Xin thương ban cho chúng con là những kẻ bước theo Người được trung tín hoàn toàn vào Chúa, để thời gian chay tịnh của Người luôn sinh hoa trái trên chúng con ./. Amen

P.Trần Đình Phan Tiến

Chia sẻ Bài này:

Related posts