- Legio Mariae – Đạo Binh Đức Mẹ - https://daobinh.com -

Người ta xa lánh cả tôi rồi

Trở gối, nghe hồn động biển khơi.

 (dẫn từ thơ Đinh Hùng)

Lc 16: 1-13

Nhà thơ, nay thấy như mọi người cứ xa lánh mình mãi. Nhà Đạo, xưa tìm đến với mọi người để nghe và thấy “hồn động biển khơi”. Trình thuật thánh Luca, cũng mang nhiều ý/lời về những người tìm đến Chúa để nghe Ngài giảng. Trình thuật, kể về ngôn-ngữ sử-dụng trong Đạo, tiếng Hy Lạp có cụm từ “parrhesia” bên tiếng Anh nghĩa là: phát-ngôn thẳng thừng về nhiều việc và nhiều sự.

Parrhesia lúc đầu mang nghĩa tiêu cực để chỉ người nói nhiều không ngừng nghỉ. Theo nghĩa này, Parrhesia không xứng với người nói chuyện đứng đắn. Tính tích-cực ở Parrhesia là: phẩm-chất của ngưuời nói năng thẳng-thắn, không úp mở, cũng chẳng thêu thùa/thêm thắt, chỉ diễn-tả thông-điệp của người nói muốn đưa ra, không che đậy. Xem thế, thì đây là sự-việc đáng ta ca ngợi.

Parrhesia thực sự liên quan việc người nói có dính-dự, dám chấp nhận phản-ứng bất lợi từ người nghe. Người nói kiểu này, đã mê say cảm xúc nhắm vào sự thật, không cần biết điều mình nói có tốt lành hay không. Nói thế, là quyết thuyết phục cả những người kình-chống lại mình nữa. Nói năng kiểu huỵch toẹt ra ngoài, là nói với đám đông thường không nghĩ khác với điều mình muốn nói, hoặc chẳng nghĩ gì. Nói như thế, là giáp mặt/đối đầu và nghĩ rằng sự thật thắng thế, rất chắc chắn.

Nói theo kiểu thẳng thắn, là quyết phấn đấu trong lời mình nói ra. Là, đầu tư vào những gì mang tính đích thực, tức: thể loại này nói với nhiều người không theo sự thực; tức: nói theo kiểu ai oán là cốt tạo năng-lượng để nói cho tốt, cho nhiều và hữu hiệu hơn. Kiểu này, có thị-kiến ngoài tầm-mức địa-phương/cục-bộ hoặc riêng tư, mang tính hoàn-vũ ở trong đó. Đây là cách nói mãnh liệt, quyết chuyển tải tính chân phương, thật-thà mà có người, khi xưa, gọi là lối nói hiệu năng như có bia/rượu, ngấm trong người.          

Khi người nghe bị ảnh hưởng từ người nói hăng say/thẳng-thắn, thì họ chịu lắng tai nghe và chịu để cho người nói thuyết phục mình và lôi cuốn đi xa hơn điều mình tưởng tượng. Parrhesia tạo niềm tin nơi người nghe. Và, niềm tin đến từ sự việc nghe/biết lời ấy. Đây là trạng-thái gắn kết giữa người nói cũng như văn bản được nói ra và người nghe.

Người nói kiểu “parrhesia” hứng khởi với thông-điệp mình chuyển-tải đến độ không ‘thần-linh’ nào có thể dừng trên người nói. Quả là, có lúc Kitô-hữu sử dụng lối nói thẳng-thừng này, hứng thú đến độ họ dám chối bỏ sự hiện hữu hoặc tính hiệu năng của các ‘thần-linh’ như thế. Họ cười nhạo vào phụng vụ ngoài đạo và có khi vào cả nghi thức của Kitô-giáo nữa. Đôi lúc họ có vẻ tự cao tự đại, nữa.

Điều này là do lối nói thẳng nối kết họ với Thiên Chúa đích-thực, Đấng mở rộng lòng ra và thương xót không hạn chế, mà thánh Luca chuyển cho ta trong Tin Mừng và sách Công Vụ. Các vị thuyết-giảng lại nói thẳng theo kiểu perrhesia đã trở nên trong sáng với Chúa đích-thực và mở lòng ra với Đấng Cao Cả được nâng cao vượt quá chân trời tưởng tượng.

Nói thẳng thừng kiểu parrhesia còn đối chọi lại lối hùng biện, xã giao gột tỉa lối nói không rào đón khác hẳn ý nghĩa mà cụm từ Hy Lạp gọi là ‘eulabeia’, tức: lối hùng biện diễn-tả theo cách ‘hoa hoè hoa sói’, khó kềm chế.

Thế nên, không lạ gì khi ta tưởng tượng cảnh những người nói thẳng/nói thật kiểu parrhesia lúc đầu đã quảng bá Tin Mừng Chúa-Sống-lại đến tận thành đô của Đế Quốc. Nhưng, khi đã hoàn tất, người người ít cần lối nói thẳng thừng kiểu parrhesia, vì rất cứng. Đời sống thường con người đòi họ phải có lối nói thường tình như dân gian mọi người thường nói. Vậy, với thế hệ người nghe là con cháu về sau, hỏi rằng lối nói thẳng thừng như parrhesia có làm mất đi tính riêng tư của nó chứ?

Vương Quốc Nước Trời của Chúa là chế độ quà tặng mở rộng gồm các giá trị tự tại, trong đó con người quan trọng hơn sự vật. Và nhất là, tình thương-yêu còn quí hơn thành-đạt. Nhưng đây có nghĩa là tình thương-yêu thông minh/trí-tuệ và tình thương có suy-tư được ban phát, tức có nghĩa trong bối cảnh của nó.

Sự việc ta hiện diện ở Tiệc Thánh, nay tự nó có nghĩa: ta tin vào các giá-trị đang hiện diện quanh ta và ta muốn sống đích thực giá trị ấy và lối nói thẳng dẫn ta về sống xứng đáng con Chúa hơn. Sự việc ta ra đi hoạt động vào những ngày sắp tới trong tuần đang trờ tới, có nghĩa: ta là người thực tế/thực dụng sống thông minh/bén nhạy theo cách ta được dạy để sống cùng và sống với nhau. Nói thế, là: ta sống đứng đắn, dù không là thế hệ đầu nghe biết Tin Mừng, nhưng vẫn muốn thành người lý-tưởng và thực tế, cùng một lúc.

Dụ-ngôn ta nghe hôm nay, là thánh Luca muốn dùng để nói theo kiểu parrhesia, vào thời của thánh-nhân nhưng sắc thái có phần nhẹ nhàng hơn. Điều đó có nghĩa: phải biết khôn khéo, bén nhạy, ‘cẩn trọng’ và có khả năng tạo tầm kích cách biệt giữa lý-tưởng và thực tế; kỹ-năng giúp ta đọc được mức độ hiểu biết của người nghe ngõ hầu ứng-đáp với kiểu nói parrhesia, của thời trước. Đây là cách lối rất khôn khéo biết tạo tầm-kích về khả năng có được phẩm chất cuộc sống trong một nhóm.

Dụ-ngôn, nay thánh Luca sử dụng như để làm bớt đi tính căng thẳng nơi sắc thái nói năng của các nhà giảng thuyết, thời của ngài. Bằng không, ta sẽ nhận được một bó phẩm bình theo kiểu của Billy Grahams cứ hùng hồn biện-luận với nhóm giáo phái tách riêng, ngay vào lễ sáng.

Nối kết những đường lối nói năng này với tình cảnh của Giáo hội ngày nay, ta thấy được gì? Vài thập niên nữa, Giáo hội mình sẽ đi về đâu? Phải chăng sẽ có thời buổi trong đó sẽ có đổi thay trên thế giới? Và trong cả Giáo hội mình? Cũng có thể, sẽ có thời kỳ bất ổn về cơ cấu sẽ xảy đến với thế giới và Giáo hội!

Giáo hội theo ta hy vọng sẽ không rơi lại vào thời cũ xưa ở đó có nhiều thành-tựu. Hy vọng rằng: ta cũng sẽ vượt qua giai đoạn có những cãi tranh, giành giựt uy thế với ai đó. Cả đến xã hội phóng khoáng hay phóng túng, thời hiện đại, cũng sẽ tìm cách sống mà không cần biểu tỏ bằng mặt ngoài là đã qui chiếu vào với Giáo hội. Lâu nay, thế giới ngoại tại vẫn có khuynh hướng hoặc thái-đô chống đối Giáo hội. Tất cả những lối/những kiểu thẳng-thắn/thẳng thừng ấy sẽ đi vào dĩ vãng.

Bởi Giáo hội không là cơ cấu chống đối xã hội; Giáo hội cũng không ở bên trên lịch sử của người đời, cũng không vô nhiễm khỏi giòng lịch sử của thế-giới. Giáo hội vẫn cùng sống chung cởi mở và đối thoại với thế giới. Giáo hội chỉ sống sót nếu biết đối thoại với thế giới. Bởi Giáo hội ban bố cho thế giới cung cách diễn tả cách công khai về mọi xác tín của Giáo hội. Giáo hội cũng công khai cho thấy cuộc sống người đi Đạo theo cách tập thể, dễ thấy sự trong sáng, cách công khai.

Cần nói ra đôi điều về đạo đức chức năng của hai khối, cần nói về ý-nghĩa và giao ước về xác tín với cộng đồng, về niềm tin-yêu, rất đoàn kết. Cần nói thẳng và nói thật về kinh nghiệm riêng tư bên trong lịch sử của tập thể. Tất cả đều nên đề nghị không gian ban tặng để tạo giao ước sống cùng và sống với nhau, trong thuận hoà.

Vấn đề là: làm sao nói lên được điều đó? Nói thẳng và nói thật theo kiểu parrhesia được bao nhiêu và bao lâu? Nói công khai khôn khéo ư? Mỗi thứ mỗi kiểu được bao lâu và bao nhiêu ngõ hầu đạt thuận hoà, đoàn kết và vui sống, đó mới là mục tiêu đặt ra trước mắt cho cả xã hội ngoài đời và Giáo hội trong Đạo. Đó mới là vấn đề đặt ra cho ta hôm nay.

Trong tinh thần hiểu và biết được như thế, cũng nên ngâm lại lời thơ ở trên, mà hát rằng:

“Người ta xa lánh cả tôi rồi,

Trở gối, nghe hồn động biển khơi.

Xa bạn, xa lòng, xa mắt đẹp,

Gió mưa giòng tóc đắng vành môi”

            (Đinh Hùng – Chớp Bể Mưa Nguồn)

 

Mưa nguồn chớp bể với nhà thơ, vẫn là giòng tóc, là “hồn động” xa lánh mãi. Xa lánh rồi, nhà thơ cũng nên về với nhà Đạo mình để thấy được rằng: người ta nay đã gần lại với bạn và với tôi, với tất cả những người không còn thấy đắng nơi vành môi nữa, nhưng đã ấm lòng về với dân gian nhà Đạo, rất thuận tình thuận thảo. Ở mọi nơi.

 

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh

Mai Tá luợc dịch

Chia sẻ Bài này:
[1] [2] [3]