- Legio Mariae – Đạo Binh Đức Mẹ - https://daobinh.com -

Khiêm nhường – Kiêu ngạo: Hai mặt của một vấn đề

Trong bài Tin Mừng Chủ nhật 22 C Thường niên có 2 ý tưởng nổi bật:

  Khiêm nhường và Bác ái.

  Nhưng trong phạm vi bài này chúng ta xoay quanh một ý tưởng thôi:

  Khiêm Nhường.

          Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống ;

          còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.”

Khiêm nhường bên ngoài được đánh giá qua thái độ, lời nói.

Khiêm nhường bên ngoài chưa chắc là khiêm nhường đích thực.

Thời đó, mấy ông biệt phái, kinh sư đi đâu ra vẻ ta đây đạo đức hơn người. Chính vì thế, các ông tự cho mình có quyền ăn trên, ngồi trốc. Ngứa mắt quá, Đức Giêsu mới dạy cho người Do thái bài học này để mấy ông biệt phái, kinh sư ngha thấy có thể chột dạ…mà suy nghĩ lại bản thân mình.

Nhưng thực sự, ngay lời khuyên trên cũng chỉ là khiêm nhường bên ngoại.

Nhất là người Việt Nam mình. Có một số người đi tới chỗ đông nào đó, họ cố tình giả vờ ngồi chỗ dưới…. Để rồi… người khác phải năn nỉ gẫy lưỡi mới chịu dời lên phía trên!!!

Khiêm nhường kiểu này có khi còn hàm chứa một thói kiêu ngoạo cao gấp mấy lần.

Vậy nền tảng Khiêm nhường dựa trên điều gì?

Trước hết, muốn hiểu khiêm nhường, người ta cần có một cái cân rất tuyệt vời: kiêu ngạo.

Hễ kiêu ngạo càng tăng thì khiêm nhường càng giả tạo.

Hễ kiêu ngạo càng giảm thì khiêm nhường càng đích thực hơn.

Nhưng  thế nào là kiêu ngạo??

Có 2 loại kiêu ngạo: bên ngoài và bên trong.

Kiêu ngạo bên ngoài rất dễ nhận thấy: qua thái độ hợm hình, vẻ mặt nghênh nghênh, tuyên bố những câu dao to búa lớn…. tất cả để tôn mình lên.

Kiêu ngạo bên trong: mới thoáng qua thì khó khám phá nhưng với thời gian nó dễ để lộ cái đuôi chồn kiêu ngạo Cái Tôi vô tình để lộ ra qua một vài chi tiết nhỏ!!!

Cũng có 2 cách thể hiện kiêu ngạo: đối với người khác / đối với Chúa.

Chúng ta thường nghe nói kiệu ngạo trước mắt người khác. Đây là chuyện thường tình. Một người sống trên núi một mình thì lấy ai mà kiêu với ngạo !!!!

Nhưng còn một kiểu kiêu ngạo nền tảng: đó là kiêu ngạo đối với Chúa.

Chính kiêu ngạo này mới đẻ ra muôn vàn giống tội khác…

Trong con người mình có 2 ông chủ:  Chúa và Tôi.

Khi ông chủ Chúa lớn mạnh.. thì ông chủ Tôi nhỏ đi: khiêm nhường đích thực.

Khi ông chủ Tôi lớn mạnh thì ông chủ Chúa nhỏ đi: Kiêu ngạo chính hiệu.

Nhìn vào thực tế cuộc sống:

Nếu suốt ngày tôi chẳng nhớ tới Chúa một giây…

Thì chính ông chủ Tôi đứng lên điều hành mọi việc:

Tôi đi đứng, ăn nói…làm việc…đối xử như ngừoi máy theo lập trình xã giao của xã hội. Với người này tôi giả bộ khiêm nhu, với người kia tôi thoải mái khinh khi.

Lúc này mặt kiêu ngạo của đồng tiền sáng loáng lấp lánh. Còn mặt khiêm nhu bên kia mờ tối.

Thỉnh thoảng, hiếm hoi lắm, khi tôi kết hiệp mật thiết với Chúa. Lúc đó ông chủ Chúa lớn mạnh, tôi bắt đầu cảm nghiệm:

Tôi sống, nhưng không phải tôi, mà chính Chúa sống  trong tôi (Gl 2:20)

Phần đông chúng ta chưa thực sự cảm nghiệm được điều này.

Nên chúng ta vẫn còn bị chao đảo giữa Kiêu ngạo và Khiêm nhu.

Ngay cả với những người đã từng nếm cảm giây phút tuyệt vời của kết hiệp với Chúa..cũng vẫn bị nghiêng ngả tơi bời vì ông chủ Tôi  luôn tìm cách đứng lên chi phối  mọi suy nghĩ,  lời nói, hành động…

Rõ ràng là Kiêu ngạo và Khiêm nhu chính là 2 mặt của một vấn đề.

Kiêu ngạo vươn cao thì Khiêm nhu chết ngộp.

Khiêm nhu sâu thẳm thì Kiêu ngạo như rắn mất đầu… tìm đường lẩn tránh.

Lung Linh

Chia sẻ Bài này:
[1] [2] [3]