Đức Mến là trọng hơn cả

Trong thơ thứ nhất gởi Giáo đoàn Corintho chương 13 là một chương mang đầy bí hiểm

Trong đó, một từ rất khó hiểu … đó chính là từ Đức Mến

Đức Mến là một trong ba nhân đức Đối Thần và lại là nhân đức quan trọng nhất.

Bình thường người ta chỉ hiểu lơ mơ đó là Lòng Mến Chúa

Nhưng làm sao biết được là tôi thực sự mến Chúa??

Có một bà Bề trên Tổng quyền của một tu viện kia thường kết tội bề dưới:

Chưa đủ lòng mến Chúa !!! thì phải hiểu là chưa đủ lòng yêu mến bà bề trên vì không chịu “vâng lời xác chết” – tất nhiên ý của bà chính là muốn bề dưới như cái xác chết, bà đặt đâu phải nằm đó, im lìm như xác chết; không được hé răng ý kiến, ý cò, chỉ có một cách là cúi đầu vâng phục mà thôi. Lơ tơ mơ chỉ cần không vừa ý của bà..nhẹ thì bị cúp khấn trọn nặng hơn nữa là cuốn gói về quê !!!

Các tu sĩ thì hiểu Lòng Mến Chúa được thể hiện qua các việc đạo đức như xem lễ hằng ngày, lần hạt…

Còn phần đông giáo dân hầu như chẳng quan tâm tới nhân đức này

Một phần vì chẳng hiểu đến nơi đến chốn ý nghĩa đích thực của Đức Mến

Một phần chỉ giữ đạo theo kiểu thế thủ: làm sao thì làm khi giờ chết đến.. đừng mắc tội trọng… kẻo sa hỏa ngục đời đời… thì khốn!!!

Vậy phải hiểu Đức Mến như thế nào???

Hiểu theo nội dung 1Corintho 13

Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có Đức Mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng.

Phaolô sử dụng ngoa ngữ chứ ngài không có ý nói là có tiếng thiên thần.

Lý do đơn giản: thiên thần là giống thiêng liêng, làm gì có miệng mà nói???

Vì vậy vị nào vỗ ngực tự tuyên bố mình biết hát bằng tiếng hát thiên thần..

Thì chỉ là thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng mục đích chỉ để lòe bịp những giáo dân yếu bóng vía mà thôi!!!

Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, mà không có Đức Mến, thì tôi cũng chẳng là gì.

Hiện nay, nhiều nhà tiên tri dự đoán vận mệnh thế giới..Thí dụ như:

Nostradamus – người có khả năng dự đoán vận mệnh thế giới trong một thời gian dài, có thể tới vài thế kỉ…

Jeffrey Palmer tiên đoán núi lửa phun trào, sóng thần Indonesia và cơn bão Katrina

Edgar Cayce tiên tri về chiến tranh thế giới và cái chết của các tổng thống..

Tất cả các nhà tiên tri này sẽ phải chết ..nhưng sau cái chết họ sẽ ra sao..không ai có thể biết được..

Tất cả trở thành vô nghĩa…

Hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có Đức Mến, thì tôi cũng chẳng là gì.

Tôi có đức tin mạnh mẽ, có thể cầu nguyện cho người bệnh khỏe mạnh…hoặc trừ được quỷ dữ ra khỏi một người nào đó..mà không có Đức Mến, thì tôi cũng chẳng là gì.

Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi.

Bố thí, tổ chức cứu trợ cho những người nghèo không những tốt mà còn đáng khen nữa..nhưng nếu không có Đức Mến thì cũng chẳng ích gì cho tôi.

Vậy Đức Mến là gì mà có thể khiến cho những việc là kinh thiên động địa của tôi như hát tiếng thiên thần, nói tiên tri, chữa bệnh, trừ quỷ ám, làm từ thiện bác ái….

….trở thành vô ích, trở thành lố bịch như phường chèo với những âm thanh phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng !!!!

Biến chúng tôi từ người được coi là đạo đức trở thành phường chèo.

Biến chúng tôi được thiên hạ coi như thánh nhân trở thành kẻ lừa bịp…

Vâng, Đức Mến là gì mà có thể gây hậu quả tai hại như vậy?

Xin thưa: Rất đơn giản:

Ba nhân đức đối thần: Tin, Cậy, Mến

Đức Tin là bước khởi đầu: Tôi tin Chúa là Vua quyền năng, làm chủ cuộc đời tôi

Đức Cậy: khi gặp những gian nan, nguy hiểm, cám dỗ , tôi trông cậy Chúa là ánh sáng chỉ đường cho tôi đi, là cây gậy, cây trượng để tôi khỏi bị té ngã, là sức mạnh giúp tôi vượt qua….

Sau một thời gian cùng đồng hành với Chúa tôi khám phá ra rằng:

Chúa không còn ở ngoài tôi, mà từ từ thấm nhập vào tôi..

Đến nỗi một ngày nào đó, tôi cảm nghiệm rõ ràng:

Chúa tan biến trong tôi, hiệp nhất nên một với tôi..

Đây chính là Đức Mến đích thực với trọn vẹn ý nghĩa tròn đầy

Tới lúc đó, tôi sẽ cảm nhận như Phaolô: Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi.

Tới trình độ này, ta sẽ hiểu được trọng vẹn ý của Phaolô trong Thơ thứ nhất gởi Giáo đoàn Corintho chương 13.

Hiện giờ, đức tin, đức cậy, đức mến, tất cả ba đều tồn tại, nhưng trong ba nhân đức, đức mến là trọng hơn cả.

Lung Linh

Chia sẻ Bài này:

Related posts