- Legio Mariae – Đạo Binh Đức Mẹ - https://daobinh.com -

Đem Chúa đến cho con người hôm nay

Thưa quý vị, Chủ đề Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay, IV Mùa Vọng ( C ) cho chúng ta suy gẫm về một nhân vật thật quen thuộc, thật gần gũi, thật tôn kính, thật mến yêu, thật trìu mến,thật biết ơn. Vâng, đó là Đức Maria, là Đức Mẹ của chúng ta, là Mẫu Thân của Đấng Cứu Thế, là Mẹ của Chúa Giêsu, và là Mẹ Thiên Chúa. Như vậy, Tin Mừng IV Mùa Vọng hôm nay dành trọn một hình ảnh về Đức Maria, tuy nhiên thực ra có bốn nhân vật

Vâng , thưa quý vị, Đoạn Lời Chúa hôm nay (Lc 1, 39 -45) là đoạn Lời Chúa được dùng trong Mầu Nhiệm thứ hai Mùa Vui : Đức Bà đi viếng Bà thánh Isave. Ta hãy xin cho được lòng yêu người.

Vâng, như vậy là quá rõ “ lòng yêu người”, hay gọi là bác ái, có nghĩa là gì ? Thưa, điều ấy có nghĩa là :” Đem Chúa cho người khác”.

Vâng, căn cứ vào Lời Tin Mừng thì hôm nay Đức Mẹ đem Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế đến cho người khác.  Như vậy, “Đem Chúa Giêsu đến cho tha nhân” chính là một hành động “ yêu người”, chứ không phải là bất cứ hành động gì khác. Nếu, chúng ta nói là : “yêu người”, mà không đem được Chúa Giêsu cho người khác, thì không thể gọi là “yêu người”.

Theo đó, hành động “đem Chúa đến với tha nhân”, thì gọi là “Truyền giáo”. Vì vậy, bản chất của Giáo Hội là ”Truyền giáo”, vậy ai là người truyền giáo đầu tiên, há chẳng phải là Đức Mẹ sao ?

Vâng, cử chỉ Truyền giáo của Đức Mẹ như thế nào? Thái độ “yêu người “ của Mẹ ra sao ?

Tin Mừng thuật lại rằng: “ Ngày ấy Trinh Nữ Maria vội vã lên đường đến một miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa, vào nhà ông Giacaria, và chào bà Ê-li-sa-bet …

Vâng, thái độ của Đức Mẹ là “quên mình” để nghĩ đến người khác. Tại sao vậy ? Thưa, sau khi Đức Mẹ nhận được “ơn truyền tin “, có nghĩa là: Đức Mẹ được tràn đầy Chúa Thánh Thần, Thần Khí Thiên Chúa đã thôi thúc Mẹ, trong khi Đấng Cứu Thế đang ngự trong cung lòng thánh khiết vẹn tuyền của Mẹ, thì việc Mẹ vội vã lên đường chia sẻ “ tin vui” với người chị họ, khi Mẹ nhận được “sứ vụ Truyền Tin“. Đồng thời, Mẹ cũng nhận được “Tin Mừng” của người chị họ Elisabet, mang thai được sáu tháng, người mà bị mang tiếng “son sẻ”. Son sẻ đối với người phụ nữ Dothai đã lập gia đình thời đó là một sự “ tủi nhục” rất lớn. Vâng, Thiên Chúa đã cất sự tủi nhục nơi bà Isave là một “ tin mừng” lớn dành cho bà và những người thân, trong đó có Đức Maria.

Vì thế, cử chỉ vội vã của Mẹ đã biểu lộ tình tương thân, tương ái ,“yêu người” nơi Mẹ. Không phải chỉ đối với thân nhân, mà còn tha nhân nữa. Vì , Đức Maria vốn sẵn mang trong tâm hồn một nền tảng đạo đức tự nhiên, như một đặc ân tự nhiên nơi Mẹ. Nay Mẹ được tràn đầy Chúa Thánh Thần và vừa được Đấng Cứu Thế ngự vào lòng Mẹ, thì ân sủng ấy lớn lên bội phần. Vì vậy, động cơ thôi thúc Mẹ đến thăm người chị họ của Mẹ là một động thái tổng hợp vừa siêu nhiên lẫn tự nhiên nơi Mẹ. Tất cả những động thái đó biểu hiện ra bên ngoài, tức vừa siêu nhiên vừa tự nhiên, mà người đối diện đã nhận ra được. Đến độ  Bà Elisabet phải thốt lên : “ Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế nầy?”( c 43) Và: “ Vì nầy đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng” (c 44)

Vâng, nếu một sự thăm viếng hoàn toàn tự nhiên, thì không thể có hiện tương nầy, chính bà Elisabet cũng phải thừa nhận điều ấy. Vâng, chúng ta thấy rõ điểm mầu nhiệm ở đây vượt khỏi ranh giới tự nhiên, điều mà phàm nhân vẫn gọi là “ phép lạ”. Vâng, một phép lạ nơi Đức Maria, nhưng phép lạ ấy không phải tự nơi Đức Mẹ thực hiện, mà “ lòng tin “ của Mẹ đã tỏ lộ điều ấy , hya nói cách khác đó là “ hệ quả” của lòng tin. Điều nầy do ơn Thánh tác động nơi thánh nữ Elisabet nên bà nói tiếp: “ Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em.”( c 45)

Vâng, sự xác quyết của bà Elisabet là do Linh Tác nơi Đức Maria, chính là Thần Khí Thiên Chúa đang hoạt động nơi một “ lòng tin “ tuyệt đối nơi Đức Mẹ.

Như vậy, Đức Mẹ đem Chúa Cứu Thế đến với tha nhân là trọng trách và sứ vụ Thiên Sai của Đức Mẹ. Vâng, phàm nhân thì yếu đuối, nhưng Thánh Ân thì cao vời, có thể làm được mọi sự.

Vâng, đoạn Lời Chúa hôm nay thật kỳ diệu thay, vì Đức Maria ngay từ giây phút Mẹ nhận Lời sứ thần “Truyền tin”, thì giây phút ấy, Mẹ đã được khỏi tội tổ tông, hưởng nhận ơn Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội. Như vậy, Mẹ mang một sứ mạng “truyền giáo” trong một trạng thái hoàn toàn trong trắng vẹn tuyền, hoàn tòan không tỳ vết kể cả nguyên tội. Vì Đấng cứu thế đang ngự trong cung lòng Mẹ, một Thánh Ân tuyệt đối, như vậy, Mẹ là đấng thánh và đang cưu mang Đấng Cực Thánh , ” ngàn trùng Chí Thánh” nữa. Mặc nhiên nơi Mẹ ngay giấy phút ấy, có thể nói mà không sợ sai rằng: “ Mẹ không còn là phàm nhân thuần túy nữa, mà là Thánh Mẫu Thiên Chúa trong phần nhân tính”. Vì, phần nhân tính nơi Mẹ đã ảnh hưởng phần Thiên Tính của Chúa Giêsu Con Mẹ. Theo đó, sự nhảy mừng của Gioan Tiền Hô nơi cung lòng thánh nữ Isave là điều tất yếu, bởi Gioan Tiền Hô một lúc được đón chào hai Vị ngàn trùng Cưc Thánh, chính là Chúa Giêsu – Kitô và Đức Maria.

Hai nhân vật là hai mẹ con của Gioan Tiền Hô và bà Elisabet chỉ được phúc thừa hưởng nơi Đức Maria và Chúa Giêsu, vì hai vị vẫn là phàm nhân. Nhưng, cũng có thể hiểu :” Gioan Tiền Hô  cũng được khỏi tội tổ tông trong bào thai, vì hành động nhảy mừng trong cung lòng bà Elisabet.” Cũng có thể hiểu là ông được khỏi tội tổ tông nên vui sướng.

Như vậy, Đức Mẹ là nhà truyền giáo đầu tiên mang ơn “ cứu rỗi ” đến cho tha nhân, cụ thể là Gioan Tiền Hô và gia đình của ngài. Mặc nhiên , “ ơn cứu rỗi ” ở đây chính là Chúa Giêsu. Như vậy, chủ đề Lời Chúa hôm nay ( Lc 1, 39- 45) cũng có thể nói là “ Một cuộc hạnh ngộ”

Lạy Chúa là Cha toàn năng, Cha đã hoạch định kế hoạch nhiệm mầu là cứu rỗi nhân loại, nhưng khởi sự công trình cứu chuộc, Cha đã ban cho Đức Trinh Nữ Maria một ơn vô giá là làm Mẹ Đấng Cứu Chuộc, hầu cộng tác vào công trình cứu độ nhân loại của Con Cha, để mưu ích cho nhân loại và sáng Danh Cha./. Amen

20/12/2015

P.Trần Đình Phan Tiến

Chia sẻ Bài này:
[1] [2] [3]