Tử nạn và Phục sinh là dấu chỉ của Lòng Thương Xót

Thưa quý vị, thưa các bạn Chúa Nhật II Phục Sinh là Chúa Nhật của LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT, tại sao vậy ? ! Chắc chắn chúng ta biết rồi, bởi vì Vị thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã cảm nghiệm được “Lòng Chúa thương Xót “ qua trang Tin Mừng hôm nay.

Trang Tin Mừng hôm nay, ai cũng có thể biết có hai phần :

–          Phần thứ I : Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ cho các ông xem “Dấu Tích Tử Nạn”

–          Phần thứ II : Chúa Giêsu cho môn đệ Tôma xem  “ Dấu Chứng Phục Sinh”

Như vậy, từ  “ Dấu Tích Tử Nạn “  mà “ chiều ngày ấy”, ngày thứ nhất trong tuần, có nghĩa là chiều Chúa Nhật sau khi Chúa sống lại, thì Người chủ động hiện ra với các môn đệ, trong bối cảnh các ông đáng ở trong nhà đóng kín cửa, vì sợ người Dothai.

Người hiện ra và cho các ông “xem tay và cạnh sườn”. Đồng thời cũng là “dịp” ban Bình An cho các ông. Bởi vì, các ông đang trong tâm trạng sợ hãi.

Tiếp đến , Người ban Thánh Thần, như vậy, chúng ta thấy “Bình An và Thánh Thần”, thật cần thiết và quý giá vô cùng, có thể nói thứ “gia tài” mà Chúa Giêsu để lại cho Giáo Hội qua các tông đồ. Theo đó, Thánh Thần đi kèm với ơn tha tội, chúng ta thấy ơn “ Bình An “ là đặc sủng bởi Chúa Cha : “ Bình An cho anh em ! Như Cha  đã sai Thầy, thầy cũng sai anh em !” ( c 21)

Như vậy, ơn bình an sau phục sinh là một “đặc ân” từ Chúa Cha ban qua ơn cứu chuộc của Chúa Giêsu, một đặc ân trọng đại mà nếu không có cuộc “Tử Nạn ” của Chúa Giêsu thì không thể có, có thể nói, ơn bình an xuất phát từ” Dấu Tích Tử Nạn” của Chúa Giêsu, đồng thời thể hiện “Lòng Thương Xót” của Thiên Chúa. Vì, “ Thiên Chúa đã quá yêu thế gian đến nỗi ban một Người Con cho thế gian, để ai tin Người Con đó thì được sống đời đời” ( Ga 3, 16).

Và chúng ta nhớ lại “sự ban bình an “ nầy đã được Người “để “ lại trước lúc chịu Tử Nạn ( Ga 14, 27) . Nhưng, sau khi phục sinh thì mới ban Thánh Thần. Như vậy, Bảy Bí Tích phát ra , xuất phát từ cạnh sườn của Người. Rõ ràng “ Lòng Thương Xót” chính là “các phép Bí Tích” bởi Chúa Giêsu. Bí Tích có nghĩa là sự chứa đựng mầu nhiệm từ Thiên Chúa.

Theo đó, đây chính là lúc Chúa Giêsu ban “Bí Tích Thêm Sức” cho các tông đồ, Bình An và Thánh Thần là Bí Tích Thêm Sức, đồng thời là Bí Tích Tha tội. Như vậy, quyền tha , phạt cảu Hội Thánh chính là lúc nầy.

–          Phần thứ hai : Tỏ lộ cho Tô-ma.

Thánh Tô-ma là vị tông đồ “làm chứng” cho tất cả những ai không phải là tông đồ trực tiếp từ Chúa Giêsu. Vì nhờ thánh Tôma mà những ai “Tin” vào Chúa Giêsu nhưng không nhìn thấy, thì lại là người có phúc. Được xem thấy, thì đã được phúc rồi, nhưng thấy rồi cho dù không tin cũng không còn quan trọng nữa. Như vậy, đức tin mà được nhìn thấy, thì không phải là đức tin trọn vẹn, vì thấy rồi không cần tin nữa.

Vậy, “tin” là điều mình được nghe thấy, không hẳn phải được nhìn thấy. Nếu đòi hỏi nhìn thấy mới tin như thánh Tôma , thì thật là “vô phúc”, bởi vì, Thiên Chúa không chiều theo ý riêng của phàm nhân, nhưng , vì , “Lòng Thương Xót”, Người đã mặc khải cách lạ lùng cho nhân thế.

Như vậy, khi hiện ra lần thứ hai với các môn đệ, có To6ma, Chúa Giêsu mặc khải cách tỏ tường và đáp ứng đòi hỏi của Tôma là để minh chứng cho muôn thế hệ không thể đòi hỏi như Tôma được. Bởi vì, “niềm tin “ là một ân ban nhưng không , cách lạ lùng từ Thiên Chúa, chứ không phải từ con người, Thiên Chúa yêu thương con người do bởi “Lòng Thương Xót”, chứ không do bởi sự “thỏa mãn” tính hiếu kỳ của thế nhân.

Như vậy, lòng tin mà được xem thấy là lòng tin không được chúc phúc, vì phúc đã được thấy rồi, còn lòng tin “không, chưa được” nhìn thấy” là lòng tin “tron vẹn”, bởi vì, Thiên Chúa không biểu lộ sự nhiệm mầu cho phàm nhân tội loại, nhưng biểu lộ cho những ai “xứng đáng” lãnh nhận ơn cứu độ. Nếu gọi là ” xứng đáng” thì chỉ một mình Chúa mới biết lòng tin của họ.

Thánh Tôma  thường bị “gán “ cho là cứng lòng, nhưng, thật ra, Tôma là “chứng nhân ” của lòng tin xác thực. Lòng tin của ông là tình thương cách lạ lùng bởi Thiên Chúa, bởi vì, muôn thế hệ bước theo Chúa Giêsu không phải ai cũng ” được tin “ như Tôma và như Chúa nói : “ Con đã  thấy Thầy, nên con tin. Phúc cho những ai không thấy mà tin “ ( c 29).

Như vậy, không phải lòng tin của Tôma không được chúc phúc, mà là một lòng tin “mãnh mẽ” hơn, xác quyết hơn, thánh Tôma là vị tông đồ có sứ mạng đặc biệt riêng. Như vậy, bên cạnh “ lòng tin” được nghe thấy, còn có một chứng nhân làm chứng về lòng tin xác thực. vâng, nếu ai đó có một “lòng tin” đạo dòng , dễ dàng kinh thường thánh Tôma, tại sao ông ấy hèn tin thế ? Nhưng, sứ mạng Tôma cho chúng ta một sứ mạng cho thế giới nầy biết Chúa Giêsu”hằng sống” bằng xương, bằng thịt cách cụ thể và cho biết rằng “chỉ có một “ Tôma, cũng chính ông đại diện duy nhất cho những “kẻ” đòi niềm tin “kiểm chứng”.

Còn có biết bao kẻ vô thần cũng đang sống, đang hít thở khí trời, ăn cơm gạo từ mặt đất, uống nước từ lòng đất mẹ, nhưng, họ không sống bởi “niềm tin” có Thiên Chúa, như vậy, sự sống ấy thật vô nghĩa và giả tạo.  Những kẻ ấy đòi lòng tin như Tôma, thì thật vô nghĩa.

Theo đó, tất cả chỉ hệ tại “LÒNG THƯƠNG XÓT “ bởi Thiên Chúa mà thôi.

Lạy Chúa Giêsu phục sinh, sự sống từ Chúa chính là cuộc Tử Nạn và Phục Sinh vì Chúa là Đấng mang lại nguồn sống từ Thiên Chúa là Đấng cầm quyền sinh tử. Xin cho muôn thế hệ nhận biết và tôn thờ chân lý ấy, vì Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị cùng Chúa Cha và Chúa Thánh Thần muôn đời./.  Amen

P.Trần Đình Phan Tiến

Chia sẻ Bài này:

Related posts