Tôi đã không biết Người

Vâng , thưa quý vị thưa các bạn, câu  khẳng định , mang nghĩa “phủ định”, của thánh Gioan Tiền Hô nói lên tính chân lý thuộc về Thiên Chúa. Bởi vì, không ai có thể nhận biết Thiên Chúa, nếu Ngài không mạc khải cho. Vâng, hàng các thánh cũng không miễn trừ chân lý ấy, nhưng trái lại, các thánh là những người làm chứng về chân lý đó.

Hôm nay Lời Chúa trong ( Ga 1, 29 – 34 ) thánh Gioan Tiền Hô cho chúng ta biết điều ấy. Trong câu 31 Gioan Tiền Hô đã nói : “Tôi đã không biết Người … ), hoàn toàn , nếu nói về mối “quan hệ ” thân hữu , thì, thánh Gioan Tiền Hô không hề biết Chúa Giêsu, dù là họ hàng, phương chi là siêu nhiên. Sứ mạng Tiền Hô là “rao truyền “ Đấng Cứu Thế. Nhưng, Đấng Cứu thế “xuát hiện “ quá âm thầm, lặng lẽ, vì vậy, chính nhận vật “ dọn đường” cho Người cũng quá ngỡ ngàng. Thực hư như thế nào, không biết được.

Nhưng , nhờ dấu chỉ nào, mà Gioan Tiền Hô nhận ra “Đấng Cứu Thế “, vâng, thưa đó là : “THẦN KHÍ “ của Thiên Chúa. Vì : ” Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì Người đó chính là làm phép rửa trong Thánh Thần .” ( c 33)

Vâng, nhân vật “Hữu Hình” GIÊSU ấy là sự “mạc khải ” trọn vẹn bởi Thiên Chúa. Bởi vì, Gioan Tiền Hô là vị ngôn sứ được tràn đầy Thánh Thần, sự thần bí của Gioan không được nói đến, không ai biết được. Nhưng, Thần Khí đã mạc khải cho người biết về Đấng Cứu Thế. Sứ mạng ngôn sứ trong Cựu Ứơc rất là quan trọng, bởi vì, tiếng nói của Thiên Chúa được thể hiện qua vị ngôn sứ. Tiếng nói ngôn sứ của Gioan Tiền Hô là “tiếng nói ngôn sứ ” cuối cùng của Cựu Ứơc. Vì thế, sự làm chứng về Đấng Cứu Thế là sự làm chứng cuối cùng vềTân Ứơc đối với Cựu Ứơc. Thiên Chúa không dùng ngôn sứ “gián tiếp” nữa , mà chính Ngài phán truyền qua Người Con Một là Đức Giêsu- Kitô.

Theo đó , phép “Rửa” bởi Tân Ứơc là phép rửa bởi Thần Khí, phát xuất từ phép rửa được Gioan Tiền Hô thực hiện từ ngày Chúa Giêsu chịu phép rửa.

Vì chính Gioan Tiền Hô đã nói : “Tôi thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người “ ( c 32 ). Vâng, một dấu chỉ rõ ràng Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế mà muôn dân mong đợi, và việc Người chịu phép rửa bởi TAY Gioan là để tỏ ra cho dân tộc Israel.

Một ngôn sứ Israel chính hiệu là Gioan Tiền Hô, nhưng vẫn bị” thế lực “ Israel loại trừ. Chúng ta thấy , dường như sự vô biên thua sự hiện hữu, sự vô hình thua sự hữu hình, Thiên Chúa thua trần gian. Bởi vì, chính Gioan là chứng nhân cho Đấng Cứu Thế cũng sẽ bị “ chém đầu ”, còn Đấng Cứu Thế thì “ bị “ đóng đinh vào Thập giá.

Theo đó, Lời Chúa hôm nay ( Ga 1, 29 – 34) có hai ý chính :

–          Gioan Tiền Hô giới thiệu Đấng Cứu Thế : “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian …”

–          Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Tẩy. “Nước và Chúa Thánh Thần “

Như vậy, “ Chiên Thiên Chúa” là Đấng Cứu chuộc trần gian, mặc nhiên, Người phải gánh lấy “tội “ trần gian, là phái “ trở nên “ Hy Lể đền tội, là cái chết “ bất công”.

Vâng, bản án bất công của Đấng Cứu Thế, dường như ngay cả những người bước theo Chúa Giêsu , cũng không muốn đồng tình, ngay cả thời của Người và sau nầy cũng vậy. Chúa Giêsu là hiện thân bởi một tình yêu vô biên tuyệt đối từ Thiên Chúa là Cha. Chính bản án mà Người chịu càng bất công, mà nhân loại thấy được, cảm nếm được, thì tình yêu nơi Thiên Chúa càng lớn. Tại sao vậy , thưa quý vị ? Thưa , vì không ai hy sinh cho “ người lành”, cho kẻ vô tội, mà phải hy sinh cho kẻ có tội. Vì, dưới trần gian không một ai là vô tội cả, vì thế gian đã nhuốm màu satan, chỉ có một kẻ “duy nhất” cho mình vô tội, đó là satan. Vâng, satan , nó cho là nó vô tội. Vì vậy, bán án bất công mà Chúa Giêsu chịu mới có thế giá cứu chuộc nhân loại.

Nếu ai chưa nếm trải tình yêu của Thiên Chúa , chưa cảm nghiệm được tình Chúa yêu thương nhân loại, chưa bước vào tình yêu Thập giá, thì họ nghĩ rằng Gía Thánh mà Chúa Giêsu chịu thật chẳng có ý nghĩa gì với họ. Nhưng, Gía Thánh, chính là Thánh Gía mà Chiên Thiên Chúa đã gánh để xóa tội  trần gian. Như vậy, satan phải nghen tức và điều gì ghen tức với Thiên Chúa thì điều đó là satan. Về từ ngữ thì : satan là kẻ phản nghịch Thiên Chúa, là thần dữ. Về, bản chất thì, satan là một thiên thần ngỗ nghịch.

Nhưng, khi xuất hiện hữu hình, thì nhân loại quá vô cảm đối với một mầu nhiệm Nhập Thể, vì Thiên Chúa toàn năng , uy quyền phép tắc , mà quá đỗi khiêm tốn, quá đỗi từ nhân, vì vậy, ngôn sứ Gioan Tiền Hô đã làm chứng theo mặc khải của Thần Khí, chứ không phải theo loài người.

Theo đó, khi bước vào trần gian, mở đầu cho sứ vụ Cứu Thế, Người đã hạ mình để cho một nhân thế, một thụ tao là Gioan Tiền Hô làm phép rửa. phép rửa là một hình thức sám hối, tự nhận mình là tội nhân trước mặt Thiên Chúa. Nhưng, phép rửa có Thần Khí là phép rửa được Đấng Tạo Thành chuẩn nhận. Vì vậy, Chúa Giêsu vừa lãnh nhận phép rửa, vừa thiết lập phép rửa hầu ban chính Thánh Thần cho kẻ lãnh nhận.

Như vậy, Chúa Giêu lãnh nhận phép rửa nói lên sự khiêm tốn của Người. đồng thời tiên báo ơn tha thứ, sự cứu độ bởi Thiên Chúa khi “ TIN “ vào Người.

Khởi đi từ bài đọc I ( Is 49 , 3 . 5 – 6) : “… Đây Ta khiến ngươi nên ánh sáng của lương dân, ngõ hầu ngươi làm việc cứu độ của Ta cho tới tận cùng thế giới “ ( c 6 b ).

Như vậy, mầu nhiệm hữu hình của Chúa Giêsu là một phương diện tỏ bày “LỜI” của Thiên Chúa trong Cựu Ứơc.

Bài đọc II thánh Phaolo ( 1 Cr 1 , 1- 3), cho chúng ta biết “thánh” là những người được lãnh nhận cùng phép rửa Thánh Thần và kêu cầu cùng Thánh Danh GIÊSU. Như vậy, từ đó phát sinh ra Hội Thánh.

Như vậy, định nghĩa được : “ Hội thánh công giáo là một cộng đoàn lãnh nhận được ân sủng và ơn cứu độ của Đức Giêsu – Kitô trong Thần Khí của Thiên Chúa, chứ không phải là một tổ chức phi Thiên Chúa tại trần thế “.

 “ Vậy, kẻ nào chống lại Giáo Hội công giáo thì không bao giờ thành công, dù là satan, vì được Thánh Thần xây dựng và thiết lập.” 

Lạy Thiên Chúa là Cha toàn năng , vì lòng ái tuất, Cha đã ban ơn cứu độ muôn đời qua Đức Giêsu  – Kitô cho tất cả những ai khao khát, kiếm tìm. Xin ban cho mọi người thiện tâm tìm kiếm Cha, được no thỏa trong ơn cứu độ của Đức Kitô, vì chỉ nơi đó họ mới nhận được Thần Khí của Cha. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con ./. Amen

15/01/2017

P.Trần Đình Phan Tiến

Chia sẻ Bài này:

Related posts