Nhân và quả tùy địa lợi

Kính thưa quý vị, thưa các bạn ! Lời Chúa Chúa Nhật XV hôm nay, chính Chúa Giêsu đã giải thích rõ ràng, về Dụ Ngôn người đi gieo giống( Mt 13 , 1- 23 ).Cũng được phép đọc từ ( Mt 13, 1 -9). Nhưng , nếu chỉ đọc phần Dụ Ngôn ( Mt 13 , 1- 9 ), thì không phong phú bằng đọc đến ( Mt 13, 1- 23). Bởi vì, từ ( c 18 -23 ) là phần giải nghĩa Dụ Ngôn, do chính Chúa Giêsu giải nghĩa cho các môn đệ. Dụ Ngôn là ngôn từ được dùng những hình ảnh, công việc để dẫn chứng, giải thích về một ý nghĩa nào đó, mà tác giả không muốn tiết lộ bằng nghĩa của lời nói ( nghĩa đen ).

Khởi đi từ bài đọc I ( Is 55, 10 -11), chúng ta thấy Lời Thiên Chúa phán qua tiên tri Isaia thật chính xác và tuyệt vời như sau : “ Mặc nhiên, như mưa và tuyết một khi đã từ trời rơi xuống mặt đất, thì không hề bay lên nữa, nhưng để tưới gội mùa màng, đất đai, hầu sinh hoa kết quả, đem lại hạt giống cho nông phu, để có cơm bánh cho người ta ăn thế nào : thì Lời Ta phán ra khỏi miệng cũng vậy ; sẽ chẳng trở lại không với Ta, nhưng sẽ hoạt động tùy Ta hoạch định. Đem thuận lợi cho mọi công việc Ta đã sai cử ”. ( Is 55 ,10 -11)

Vâng, Hai câu (Is 55, 10 -11) trên đã minh định cách rõ ràng ý nghĩa giá trị của Lời Chúa. Như vậy Hạt Giống Lời Chúa mà Tin Mừng hôm nay trình thuật là điều minh bạch cho chúng ta. Vì như Lời Chúa Giêsu nói : “ Kìa người gieo giống ra đi gieo giống… “ ( c 3).

Vâng, hình ảnh “ Người gieo giống “, trước tiên là Đấng Thiên Sai, nghĩa là Đấng Cứu Thế, sau đó là các thừa sai tông đồ từ thế hệ đầu tiên cho đến các thế hệ sau cùng.

Như vậy, gieo giống có nghĩa là : Nhân & Quả, mặc nhiên, nhân nào quả ấy. Nhưng ý nghĩa của Tin Mừng hôm nay muốn chỉ rõ về mảnh đất được gieo. Đó là “TÂM HỒN” con người, vì gieo giống nào thì gặt quả đó, là điều đương nhiên. Vì không thể gieo cỏ lùng , mà gặt lúa miến. Cũng như không thể gieo điều xấu mà gặt ân sũng được. Như vậy, ý nghĩa Lời Chúa hôm nay, chính là ” MẢNH ĐẤT TÂM HỒN “ của kẻ đón nhận, nhân loại, tức người nghe. Vì hạt giống ở đây, được hiểu là hạt giống tốt là “ Lời Chúa “, Lời Chúa thì mặc nhiên, “Nhân & Quả “ phải tốt. Nhưng hạt giống được gieo vào mảnh đất khô cằn thì không thể có kết quả tốt được.

Như vậy, Lời Chúa là siêu nhiên, tuy nhiên cũng theo quy luật tự nhiên hoàn toàn. Vì luật tự nhiên cũng do bởi Thiên Chúa, vì vậy, Thiên Chúa không xóa bỏ quy luật tự nhiên. Quy luật tự nhiên để ứng xử cho vạn vật hữu hình, nhưng cũng bởi Thiên Chúa thiết lập, chứ không do bất cứ con người nào thiết lập nên quy luật tự nhiên.

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa “. Phàm việc gì cũng cần ba yếu tố trên mới thành công mỹ mãn. Theo đó, Lời Chúa hôm nay, cũng cần có ba điều quan trọng :

Một là : Người gieo giống ( Thừa sai )
Hai là : Hạt giống ( Lời Chúa )
Ba là : Mảnh đất ( tâm hồn con người ).

Người gieo giống là tâm hồn người Thừa sai, vì cần phải có người gieo. Hạt giống Lời Chúa thì vô cùng phong phú, tự ắt linh nghiệm. Đó là lẽ đương nhiên như trong ( Is 55, 10 -11).

Trong khi gieo :

Hạt rơi xuống vệ đường > Chim ăn mất > Nghe Lời Chúa mà không hiểu , thì quỷ dữ cướp đi.
Hạt rơi trên đá sỏi, đất không nhiều: nó mọc ngay, nhưng không sâu . Nhưng khi nắng lên nó liền bị cháy, vì thiếu rễ nên bị chết khô > Nghe Lời Chúa và vui vẻ đón nhận, nhưng không đâm rễ sâu, nên khi gặp gian nan, ngược đãi, nó đã ngã lòng.
Hạt rơi vào bụi gai > gai mọc um tùm , nên nó chết nghẹt > Nghe Lời Chúa, nhưng lo lắng sự đời, vinh hoa phú quý bóp nghẹt > Lời Chúa không sinh hoa kết quả.
Hạt rơi trên đất tốt > Nghe Lời Chúa và hiểu > Sinh hoa kết quả > Hạt được một trăm, sáu mươi, ba mươi.

Câu quan trọng : “Ai có tai thì nghe” ( c 9).

Như vậy, thái độ lắng nghe Lời Chúa phải là mảnh đất tốt. mảnh đất tốt là mảnh đất “TÂM HỒN “ của các thánh , của chúng ta. Nhưng mảnh đất tốt không có nghĩa là như nhau, tùy theo khả năng, sự cống gắng đón nhận, nghĩa là tùy thuộc vào sự tự do của mỗi mảnh đất tâm hồn. Như vậy, việc sinh hoa kết trái bởi Lời Chúa không c1o đồng đẳng khi d9u7oc75 gieo vào “MẢNH ĐẤT TÂM HỒN TỐT “ của con người.

Như vậy, Lời Chúa là “NHÂN & QUẢ” tốt, nhưng tùy thuộc vào “ MẢNH ĐẤT TÂM HỒN “của con người mới sinh ích cho người đó được. Giống như một bản nhạc hay được một tâm hồn “yêu” nhạc đón nhận , thì giá trị của cung bậc, âm thanh ấy mới có kết quả tốt , và tâm hồn của chính người nghe bản nhạc đó mới hạnh phúc. Chứ nếu đem bản nhạc đó khảy vào tai một con trâu, thì làm sao có kết quả gì. Lúc đó, như người ta nói : “Đàn khảy tai trâu”.

Vì cũng rõ ràng như : “Linh mục không phải là một ông thầy cúng, mà là người thực thi sứ vụ tình yêu của Đức Kitô ”.

Cảm nghiệm được giá trị Lời Chúa mà thánh Phao-lô, tại Bài đọc 2 ( Rm 8 , 18-23), đã cho chúng ta biết những vinh quang mà những ai vì Lời Chúa mà cam chịu đau khổ hiện thời, thì họ sẽ được thừa hưởng vinh quang bất diệt là chính Thiên Chúa mai sau.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dùng dụ ngôn để giảng dạy, hầu muốn thử thách những tâm hồn kiên gan, bền chí, trung thành và phải có một tình yêu cao độ, sâu thẳm, chứ không phải hời hợt, chóng qua. Vì Lời Chúa là Lời Hằng Sống, không gì chân thành và trung tín hơn giá trị Lời Chúa. Xin ban cho những tâm hồn nào biết đón nhận Lời Chúa, lắng nghe, và thực thi cách chân thật, hầu mang lại hiệu quả như lòng Chúa mong ước, vì những hiệu quả một trăm, sáu mươi, ba mươi cho chính họ ./. Amen

13/07/2014

P.Trần Đình Phan Tiến

Chia sẻ Bài này:

Related posts

Leave a Comment