Người đặt tên cho Chúa Giêsu

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT LỄ THÁNH GIA 2013( Mt 2, 13-15. 19 -23) (năm A)

Nói đến gia đình là nói đến một vị gia trưởng , tục ngữ Việt Nam có câu: “ Con không cha như nhà không nóc”. Vâng, kinh thưa quý vị! Từ ngữ tượng hình của Việt Nam vô cùng phong phú, chỉ có vài từ thôi, mà có thể nói lên cả một ý nghĩa lớn. Từ đó, chúng ta có thể hiểu Lời Chúa qua những câu ca dao, tục ngữ Việt thật là phù hợp.

Vâng , nhà mà không nóc , thì làm sao gọi là nhà. Và như thế là không phải là nhà nữa, và như vậy thật là mất mát quá lớn. Nghĩa bóng lẫn nghĩa đen của câu tục ngữ thì đã rõ.

Nên chi, nói đến gia đình, thì chúng ta cần đến một người cha biết bao! Đây là nguyên lý từ Thiên Chúa , Đấng Tạo Thành Trời đất.

Hôm nay, Chúa Nhật mừng lễ kính Thánh Gia, vậy Thánh Gia là gì? Thưa là một Gia Đình Thánh, đó là Gia Đình của Chúa Giêsu, Đức Mẹ và Thánh Giuse. Một gia đình “trẻ” mà chúng ta vừa long trọng mừng kính lễ Giáng Sinh của Hài Nhi Giêsu, Nhân Vật số “Một” trong Gia Đình ấy.

Hôm nay, Tin Mừng ( Mt 2, 13-15 . 19 -23) , trình bày cho chúng ta thấy vai trò và trách nhiệm làm cha (Dưỡng Phụ) của Thánh Giuse như thế nào?

Tin Mừng có 2 phần rõ rệt:

-Phần I : Từ Bê-lem trốn sang Ai-cập ( Mt 2, 13-15)

-Phần II : Từ Ai- cập trở về Nzaret ( c 19-23).

Nói đến Thánh Gia, thì phải nói đến Vị Gia Trưởng của Thánh Gia, đó là Thánh Giuse, người đặt Tên cho Chúa Giêsu. ( Mt 1, 21 và câu 25).

Vâng, vinh dự của Thánh Giuse thật là lớn lao, đồng thời trọng trách của người không nhỏ. Ngoài Đức Mẹ ra, thánh Giuse là người đón nhận Chúa Giêsu từ một Thánh Thai, cho đến ngày Giáng Sinh, và sứ mạng quá lớn lao là được đặt Tên cho Chúa Giêsu. Chúng ta thấy, tại sao Thiên Chúa  không giao trọng trách nầy cho Đức Mẹ, mà giao cho Thánh Giuse, rõ ràng là sứ mạng muốn đề cao vai trò của Thánh Giuse đối với sứ mạng của Đấng Cứu Thế.

Khi bước vào trần thế, Chúa Giêsu muốn thực hiện trọn vẹn sứ mạng làm Người của mình, thì Người cũng muốn thực hiện đầy đủ sứ mạng Nhân Tính trong vai trò làm “Con” trong một gia đình. Mà gia đình ấy đang thực thi sứ mạng làm con Thiên Chúa, “cả Ba Người”, vì vậy gọi là Thánh Gia, có nghĩa là gia đình ấy thuộc trọn về Thiên Chúa, nên gọi là THÁNH GIA.

Chúng ta thấy, biến cố trốn sang Ai-cập của Thánh Gia là một biến cố mang tính nguy hiểm, do sự tỵ hiềm của chính trị. Chúa Giêsu mang đến trần gian một vương quyền tình yêu, bác ái, vị tha, một quyền bính chân thật và vĩnh cửu từ Thiên Chúa. Nhưng mầm mống chính trị trần thế từ cổ chí kim đều hoảng sợ, dù rằng phàm trần là hữu hạn, siêu nhiên là vô hạn. Nhưng nhân trần không hiểu được vương quyền và chân lý từ Đấng Cứu Độ làm Người Giêsu-Kitô. Nên chi, họ đã dấy lên sự ngờ vực, rồi dẫn đến mưu hại. Chúng ta thấy, Mầu Nhiệm sinh hạ làm Người của Chúa Giêsu, Ngôi Hai Thiên Chúa thật là cao cả, tại sao, Người không sinh ra trong một vương quyền của thế trần, làm con của Hê-rô-đê, hay của hoàng đế nào đó? Mà là làm con của một Trinh Nữ thôn dã và một người thợ mộc nghèo nàn, tại làng Nazaret. Vì vậy, có thể nói Lễ Giáng Sinh là lễ của gia đình, thật không sai. Nơi đó, chỉ có ba con người “ nghèo”, không có tài sản, chỉ có tâm hồn Thánh khiết, những tâm hồn ấy , đánh động đến Thiên Chúa , đến độ Thiên Chúa hạ cố làm Người. Lễ Thánh Gia tiếp nối hành trình Nhập Thể và Nhập Thế của Thiên Chúa làm Người từ hang đá Bethlehem.

Giáng Sinh nghèo hèn nơi hang đá Bê-lem chưa đủ sao? Nay phải chạy trốn con người, chạy trốn thế lực thụ tạo yếu hèn sao ? Con Thiên Chúa làm Người, chạy trốn con người, Đấng Tạo Thành phải chạy trốn loài thụ tạo ư ? Điều nầy nói lên ý gì ? Thưa, Mầu Nhiệm làm Người của Ngôi Hai hoàn toàn thật, không pha trộn, không trá hình, không xi-nê-ma. Người mặc lấy hoàn toàn thân xác phàm nhân. Để làm gì? Thưa, “để hạ bệ những ai quyền thế, và nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.” (Lời kinh Magnhificat).

Đọc Tin Mừng , chúng ta thấy, thánh Giuse thật là vất vả, được sứ Thần báo mộng, đang đêm phải dẫn Mẹ Người và Hài Nhi trốn sang Ai-cập, giống như Việt Nam trốn sang Cam-pu-chia để lánh nạn. Điều nầy cho thấy, giữa Tôn Giáo và chính trị không có mầu thuẫn, nhưng nếu chính trị điều hành bởi những thể chế sai lầm, thì chính trị tự nó sẽ bị diệt vong, còn tôn giáo không bao giờ bị tiêu điệt, bởi vì tôn giáo được xây dựng trên sự thật và tình thương, công lý và hòa bình, là những yếu tố xây dựng nên xã hội loài người. Dù cho thể chế chính trị nào đi nữa, cũng luôn nằm dưới tôn giáo, duy nhất là Thiên Chúa giáo nói chung và Công giáo nói riêng . Vì chỉ có Thiên Chúa là Đấng Hằng Sống, chứ Hê-rô-đê và thể chế của ông ta làm sao hằng sống được?

Chúng ta thấy, sau đó, cũng được Thiên Sứ báo mộng, Thánh Giuse đem Hài Nhi Giêsu và Mẹ Người trở về Israel, nhưng về Galile, miền Nazaret, nên được gọi là “Giêsu Nazaret”.

Như vậy, vai trò Dưỡng Phụ của Thánh Giuse thật là to lớn, ngài bảo vệ Đấng Cứu Thế, trong thân phận Hài Nhi, trong sự toan tính bất hảo của thế lực chính trị . Chúng ta thấy tấm gương của Thánh Giuse thật là to lớn trong chương trình Cứu Chuộc của Thiên Chúa,vì bảo vệ Hài Nhi Gie6su, là bảo vệ một cong trình Cứu Thế. Như vậy, Thánh Giuse xứng đáng là người đặt Tên cho Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế.

Lạy Thiên Chúa là Cha, Cha đã sắp đặt một cách khôn ngoan nhiệm mầu, là đặt Thánh Giuse làm Dưỡng Phụ Đấng Cứu Thế. Để ngài toàn quyền lo liệu theo hướng dẫn của Thánh Thần, hầu chu toàn bổn phận làm “cha nuôi” Đấng Cứu Thế nơi trần gian, để từ đó Cha đã nâng Thánh nhân lên làm một Vị Gia Trưởng gương mẫu, để những thành phần dân Chúa tại trần gian noi gương bắt chước, hầu duy trì một trật tự gia đình, xã hội ngay tại trần gian trong tinh thần Thánh Gia. Chúng con cầu xin Cha, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con ./. Amen

29/12/2013 Lễ Thánh Gia 2013

P.Trần Đình Phan Tiến ( Bước Theo )

 

Chia sẻ Bài này:

Related posts

Leave a Comment