- Legio Mariae – Đạo Binh Đức Mẹ - https://daobinh.com -

Hãy thay đổi não trạng để sống theo Lời Chúa

Thưa quí vị.

Thật là xót xa khi ai đó hứa giúp đỡ chúng ta trong cơn hoạn nạn. Nhưng rồi lại không thực hiện. Việc đó làm chúng ta bối rối và thất vọng. Thà không có những lời lừa gạt đó thì hơn. Tôi biết, ngay sau khi người cha của hai đứa trẻ vừa qua đời. Chị vợ lo lắng không biết phải làm thế nào nuôi con. Họ hàng đến thăm hỏi rất đông. Họ động viên và nói: “Đừng lo, đã có chúng tôi đây“. Người vợ tạm an lòng. Nhưng rồi người giữ lời, người không. Nỗi lo âu của chị ta tăng lên, khi các người tới thăm thưa dần. Chị nhớ lại: “Những người không hứa gì cả thì thường là những người bền bỉ giúp đỡ các cháu, những người hăng hái nhất lại bỏ rơi gia đình sớm nhất.” Đời là như vậy, chúng ta không nên trách cứ họ, bởi họ còn phải nghĩ đến những công việc khác, như vất vả lao động nuôi sống bản thân và gia đình riêng của mình. Nhưng phần đông là vô tâm, kể cả trong gia tộc, họ hàng, bạn bè, và thân thuộc.

Bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay, Chúa Giêsu cũng bắt đầu bằng hiện tượng quen thuộc đó, nhưng Ngài nâng cao lên bình diện quan trọng hơn: bình diện tôn giáo. Những người biệt phái, các cấp lãnh đạo tinh thần trong dân đáng lý ra phải nhận biết tiếng Thiên Chúa kêu gọi và trả lời “” trước sứ vụ của Chúa Giêsu. Nhưng họ đã từ chối, thậm chí còn đặt vấn đề cho những lời Ngài nói, những việc Ngài làm (Mt 21, 23-27). Ngài đã chỉ ra những bất toàn trong việc thờ phượng của họ tại đền thờ, trong dân gian, nhưng thay vì suy nghĩ lại, họ đã nổi giận. Dân chúng muốn sử dụng danh hiệu thiên sai “Con vua Đavit” để tôn vinh Ngài. Thế lực đền thờ hung hăng cấm đoán. Họ chất vấn quyền bính của Ngài và thánh Matthêo đã lợi dụng cơ hội để xác định vấn đề trong suốt Phúc Âm (vd. 7,20; 9, 6-8). Ngay cả đến cuối Tin Mừng, thánh nhân còn hạ bút : “Mọi quyền năng trên trời, dưới đất đã được ban cho Thầy, vậy anh em hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (21,18). Điều nghịch lý ở đây là cứ như quyền hạn và chức vụ chính thức thì những người đầu mục Do Thái phải nhận ra sứ vụ của Chúa Giêsu trước hết và hoạt động tích cực cho công trình giải phóng dân tộc khỏi áp bức tội lỗi. Nhưng thực tế đám dân mù chữ, dốt nát lại làm việc này.

Dụ ngôn hôm nay là một trong ba dụ ngôn Chúa Giêsu đặc biệt hướng về những nhà lãnh đạo tôn giáo Do Thái. Hai dụ ngôn khác là những tá điền sát nhân và đám cưới con trai nhà vua. Trong đó có thành ngữ “Kẻ được gọi thì nhiều, người được chọn thì ít” (Mt 22, 14). Họ nhất quyết đối đầu với Chúa Giêsu, gài bẫy và bắt bẻ Ngài. Nhưng Chúa Giêsu quay ngược tình thế. Cuộc đối thoại giữa người cha và hai con kết thúc bằng câu hỏi: “Ai trong hai đứa con thi hành ý muốn của cha?” Câu trả lời tự nhiên là người con thứ nhất. Như vậy là họ tự lên án mình.

Dụ ngôn có hai ám chỉ rõ ràng : Người Pharisêu và những kẻ ngoài vòng đạo đức truyền thống. Những công nhân vườn nho đến muộn: gái điếm, thu thuế, xì ke.… Những người này do hoàn cảnh sống của mình thoạt đầu nói không cho những giá trị đạo đức. Nhưng khi Chúa Giêsu mời gọi, họ đã thật lòng ăn năn và nói cho những đòi hỏi của Ngài.

Văn thể trong truyện này khá độc đáo: thay vì trực tiếp lật tẩy tính đạo đức giả của các đối thủ, Chúa Giêsu đặt câu hỏi ai đã thi hành thánh ý Đức Chúa Trời, để họ tự kết án mình bằng chính miệng lưỡi mình. Tuy nhiên, câu hỏi chẳng dừmg lại ở những lãnh đạo Do Thái, nó cũng liên hệ thẳng thắn đến mỗi người chúng ta. Chúng ta được mời gọi dưới ánh sáng của Chúa Giêsu, kiểm tra lại lương tâm, chúng ta trung thành thế nào đối với lời mời gọi của Chúa Giêsu?

Dĩ nhiên chúng ta đã chịu phép thánh tẩy, dĩ nhiên trong quá khứ chúng ta đã phục vụ Chúa trong gia đình, ngoài xã hội. Nhưng thử hỏi chúng ta còn nhạy cảm với tinh thần của Ngài nữa không? Chúng ta còn sẵn sàng dấn thân như Ngài không? Mỗi ngày các cơ hội xảy đến, chúng ta còn nói như lúc ban đầu mới trở lại? Xin nhớ luôn rằng Chúa Giêsu đã nói với đám đông: “Không phải bất cứ ai nói: Lạy Chúa, lạy Chúa là được vào nước Trời cả đâu, mà chỉ những người làm theo thánh ý Đức Chúa Trời” (Mt 7, 21).

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta phải luôn can đảm nói ” trong rất nhiều tình huống, phải lương thiện và trung tín với những lời thề hứa cùng Thiên Chúa, ví dụ trong hôn nhân, bạn bè, con cái, phải bảo toàn tính nguyên vẹn đạo đức trong nhân cách, nơi sở làm, hội hè, đình đám… giống như một sinh viên, chúng ta theo đuổi không những kỹ năng nghề nghiệp mà còn phải lọc lựa những cái chi tốt, cái chi thật trên đời. Những cuộc năng rà soát lại lương tâm mới cho chúng ta thấy rõ những lần tích cực và tiêu cực trong sự dấn thân của mình. Thánh Matthêo khởi sự bài giảng trên núi bằng Tám Mối Phúc. Ngài tiếp tục cho thấy người ta chỉ được “Phúc thật” khi trung thành theo chân Chúa Cứu Thế, sống như Ngài, hy sinh như Ngài. Con đường của Ngài là con đường hòa bình, hòa giải, khiêm nhu, hiền hòa và làm chứng nhân cho sự thật, lẽ phải. Chúng ta không thi hành lý tưởng đó một mình, cần có ơn Chúa giúp đỡ. Đó là điều phải cầu xin ở thánh lễ này!

Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu gợi lại cho dân chúng ký ức về Thánh Gioan Tẩy Giả. Ngài là vị ngôn sứ rao giảng không mệt mỏi về triều đại Thiên Chúa đang đến gần. Phải thay đổi não trạng và cách sống, mới được nhìn thấy triều đại ấy. Phải nói “” với những đòi hỏi của Thượng Đế bằng cách mang nhiều hoa trái tốt. “Các anh hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối” (Mt 3, 8). Thánh nhân nhấn mạnh với các Biệt phái và nhóm Saduceo rằng, bất chấp tội lỗi quá khứ, bất chấp lối sống băng giá trong lề luật, không ai sống ngoài phạm vi ơn thánh của Đức Chúa Trời. Điều này đúng ngay cả với những linh hồn trụy lạc như gái điếm, người thu thuế mướn. Họ vẫn có thể và cần thay đổi nếp sống, cách suy nghĩ mới nên trọn hảo được.

Chúng ta đã nghe tỏ lời mời gọi chưa? Đã dự tính đổi thay nếp sống? Bao nhiêu lần thành công ? Bao nhiêu lần thất bại ? Nhưng dù sao bằng dụ ngôn này, hôm nay Lời của Thiên Chúa lại đến với chúng ta. Tinh thần của Chúa Giêsu lại thúc bách chúng ta phải thay đổi những chi cần đổi thay. Hy vọng, nhiều hoặc ít, lần này chúng ta thật sự làm một cuộc cách mạng đổi đời, bởi đã nghe rõ lời kêu mời của Thiên Chúa và kinh nghiệm Chúa Kitô sống động trong những lời đó. Bài đọc hai, thánh Phaolô mô tả Đức Kitô như tiếng “” muôn đời cho thánh ý Đức Chúa Cha. Ngài thực sự đáp trả Thiên Chúa bằng lời nói và việc làm. Tiếng xin vâng của Ngài không bao giờ rút lại, ngay cả khi đối mặt với sự chết! Phần chúng ta, trước mặt Ngài chỉ là những môn đệ chao đảo, lúc thế này, khi thế khác, kể cả phản bội. Thế thì phải làm chi trước Thánh lễ hôm nay? Xin hãy sốt sắng rước Ngài vào linh hồn mình. Tinh thần của Ngài sẽ làm chúng ta vững chắc trong các quyết định của mình. Ngài sẽ giúp đỡ chúng ta luôn nói “Có” với Thiên Chúa như Ngài đã thực hiện.

Ai trong chúng ta còn cảm thấy lẻ loi, sống như người ngoài cuộc? Bao nhiêu linh hồn cô đơn lạnh giá? Bao nhiêu thợ làm vườn muộn màng? Thiên Chúa có sẵn một bản thời gian kỳ lạ! Đến trước không chắc gì đã là chỗ nhất! Đồng hồ của Ngài là đồng hồ ơn thánh. Sau có thể thành trước, trước có lẽ thành sau! Lúc nào nhân loại cũng được mời gọi ăn năn thống hối, lúc nào Ngài cũng chờ đợi chúng ta nói “Có” với ơn Ngài ban.

Xin hãy mạnh dạn đồng ý với Ngài một lần nữa và chờ đợi điều chi sẽ xảy ra trong linh hồn mình! Là những nhà mô phạm và dạy dỗ, chúng ta có trách nhiệm ghê gớm về lời nói và việc làm. Xin hãy coi xem hành động có am hợp với lời mình phát biểu.

Trong dụ ngôn này các bậc làm cha mẹ, cô dì, chú bác, các chính trị gia, thần học gia tức là tất cả những ai có bổn phận giáo dục, phải coi lại hành vi của mình, có thực danh chính ngôn thuận? Hay dùng kiểu nói của các tù nhân : Bước đi trong lời nói của mình (walk the talk). Chỉ lúc ấy chúng ta mới nhận ra rằng sự đáp trả của mình là trung thực. Amen

Lm Jude Siciliano OP

VietCatholic Network

Chia sẻ Bài này:
[1] [2] [3]