Cái rìu đã đặt sát gốc cây

Trước khi chia sẻ Lời Chúa, xin mời quý vị cùng tôi tìm hiểu 2 ý nghĩa về Mùa Vọng như sau: Thứ nhất: chuẩn bị mừng Chúa Giáng sinh, kính nhớ Con Chúa là Ngôi Lời Nhập Thể đến lần thứ nhất để cứu chuộc nhân loại. Thứ hai: Các Tín hữu trông đợi Chúa Cứu  Thế đến lần thứ hai trong ngày Cánh chung, ngày Tận thế.

Trên cung thánh ta sẽ thấy 5 cây nến : Bốn cây nến: 3 màu tím, 1 nến màu hồng của vòng Trường sinh, để bên cung thánh cho 4 tuần Mùa vọng : Nến một là nến Ngôn sứ, nến hai là nến bánh hằng sống, nến ba là nến mục tử, nến bốn là nến Thiên Thần. Còn nến trắng ở giữa chỉ về Đức Giêsu Kitô là nến 5.

        Mời quý vị cùng suy niệm và chia sẻ ba bài đọc sau đây:

 * Bài đọc 1: Trích sách I-sai-a: 11:1-10= Chúa không xét xử theo bên ngoài; mà công minh cho người thấp cổ bé miệng.

  * Bài đọc 2: Trích thư gởi Rôma: 15: 4-9= Đức Kitô (Chúa Cứu Thế Giêsu) đến phục vụ và cứu độ hết mọi người.

  * Bài Tin Mừng Mat-thêu : 3: 1-12= Hãy dọn đường cho Chúa. Anh em hãy sám hối vì Nước Trời đã đến gần.

 

 A- Sống và chia sẻ: Câu chuyện Phúc Âm hôm nay Luca 3, 1-12 được kể về Ông Gioan Tẩy Giả đến rao giảng Nước Trời cho dân chúng ở trong miền hoang địa Giu-đê, có các câu đánh động nhất là quý vị hãy sám hối sửa mình, vì Nước Thiên Chúa đã đến gần ( x. câu 2). Ông cũng là người đã được tiên tri Isaia loan báo trước là : Quý vị hãy dọn sẵn đường cho Đức Chúa và sửa lối cho thẳng để Người đi. Miền hoang điạ là miền đồi núi thuộc châu thổ sông Gio-đan chạy dài tới Biển Chết… Sám hối đây là thay đổi hoàn toàn con người 180 độ, từ bề ngoại đến bề trong, từ nội tâm, đến cách nói năng, phản ứng, hành động, hoàn toàn giống như Chúa. Sám hối còn có nghĩa là từ bỏ cách suy nghĩ nhỏ hẹp ích kỷ, đam mê tật xấu của mình của mình hay là chừa bỏ hẳn tội lỗi để bước đi theo Chúa.

1- Nước Trời đã đến gần: có ý nói tránh đọc tên Thiên Chúa, nhưng có ý nói là Nước Thiên Chúa. Trong Cựu Ước người Do Thái xưa lại nóng lòng sai lạc là chờ Đấng Mê-si-a đến trong một nước chính trị tổ chức theo kiểu thế gian. Cho nên ông Gioan ra sức kêu gọi họ hãy đổi cách suy nghĩ là Nước Trời đây là do chính Đức Giêsu đến thiết lập cho một Nước vĩnh cửu , thiêng liêng và bình an..

2- Tiếng Gioan Tẩy Giả : Có tiếng hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn cho con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. (Is 40, 3) Câu này áp dụng lời sấm vào lời giảng của ông Gioan Tẩy giả và công việc của Chúa Giêsu sắp khởi sự, cuộc xuất hành mới sắp bắt đầu, cuộc xuất hành thiêng liêng đi vào Nước Trời.

3- Công việc của Đức Giêsu  Con Thiên Chúa :    Bài đọc 1, Isaia

đoạn 11, từ câu 2-4 nhấn mạnh như sau: Thần Khí Đức Chúa sẽ ngự trên vị này, Thần Khí khôn ngoan và minh mẫn, Thần Khí mưu lược và dũng mãnh, Thần Khí hiểu biết và kính sợ Đức Chúa…Người sẽ không xét xử theo dáng bên ngoài, cũng không phán quyết theo lời nói kẻ khác, nhưng xét xử công minh cho người thấp cổ bé miệng và phán quyết vô tư bênh kẻ nghèo…Đây là quyền năng Thánh Thần đòi quý vị và tôi cần thay đổi cách sống để dọn đường cho Chúa đi.

4- Đừng có giả hình:Thấy nhiều người phái Pharisêu và Xa-đốc cũng làm bộ đóng kịch, giả bộ đến xin ông Gioan làm phép rửa để tỏ lòng sàm hối, ông biết và nói với họ: Hỡi nòi rắn độc kia ! Ai chỉ cho các anh trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy ?! Các anh hãy sinh hoa qua để chứng tỏ lòng sám hối đó nhé! (Mt 3, 7-8). Nghe tới lời nói này của Gioan, tôi rùng mình vì đã nhiều lần cũng hành động như vậy, cứ tưởng che mắt được Chúa. Tôi vẫn dùng quyền hành và địa vị để đàn áp bóc lột người khác, để hưởng lợi nhuận vinh thân phì da, chứng nào tật ấy vẫn còn, làm ô danh Chúa và Giáo hội. Vì thế ông Gioan nói tiếp: Các anh đừng nghĩ bụng rằng: Chúng ta đã có tổ phụ Ap-ra-ham….Thiên Chúa có thể làm cho những hòn đá này trở nên con cháu ông Ap-ra-ham.  (Câu 9)

5- Chúa cứu độ hết mọi người : Tôi cần phục vụ và tôn trọng nhau như Đức Kitô đã làm. Do đó Thánh Phaolô đã quả quyết trong, thư gởi Rôma như sau: Đức Giêsu đến phục vụ những người được cắt bì để thực hiện những gì Thiên Chúa đã hứa với tổ tiên họ, là do lòng trung thành của Ngài. Còn dân ngoại có được tôn vinh Thiên Chúa là do lòng thương xót của Ngài. (Rom 15, 8-9).

6- Tôi đừng ngoan cố: ù lì không chịu sửa mình, thì sẽ bị tiêu diệt trong lửa không hề tắt, nên ông Gioan cảnh cáo gắt gao để tôi cần tỉnh thức: Cái rìu(cái búa) đã đặt sát gốc cây, bất cứ cây nào không sinh qủa tốt, đều bị chặt đi và quăng vào lửa.  (Mt 3, 10)

  7Ngày tận thế,  ngày cánh chung, ngày quang lâm: Đức Kitô, Ngài sẽ uy nghi xét xử tôi theo sự công bình, mà thánh Gioan đã mô tả hình ảnh như người nông dân sàng sẩy lúa như sau: Tay Người cầm nia, Người sẽ rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt. (Mt 3, 12).

   8- Ý nghĩa lúa mẩy, lúa lép : những người Tín hữu tốt lành sẽ được thu vào kho lẫm là tiếp nhận Nước Trời, còn lúa lép là những kẻ gian ác sẽ bị bỏ vào hoả ngục thiêu đốt trong lửa đời đời. Hay nói cách khác, ông Gioan mong mỏi Đấng sẽ đến là một vị thẩm phán đầy nghiêm minh, Ngài sẽ thẳng tay trừng trị, thi hành công lý để triệt hạ hết những kẻ bất trị, lợi dụng danh nghĩa Chúa để làm điều phi pháp, bất công: Người sẽ không xét xử theo dáng vẻ bên ngoài, cũng không phán quyết theo lời của kẻ khác nói; nhưng xét xử công minh cho người thấp cổ bé miệng.  (Isaia 11, 3)

 

B- Câu Kinh Thánh đánh động bạn và tôi cùng chọn làm châm ngôn sống Lời Chúa tuần này là:

   Cái riù đã đặt sát gốc cây, bất cứ cây nào không sinh quả tốt, đều bị chặt đi và quăng vào lửa.  (Mt 3, 10)  Cụm từ: “bất cứ cây nào” Chúa muốn nói không phân biệt địa vị, chức vụ lớn nhỏ đều phải sinh hoa kết quả là những việc làm tốt. Vì Thiên Chúa là Đấng không thiên vị ai, nếu ai ăn ở công chính tốt lành thì Ngài đều tiếp nhận.

 

 C-  Để kết thúc bài chia sẻ Lời Chúa hôm nay, xin mời quý vị cùng lắng tâm hồn một phút thưa truyện với Chúa:

   Lạy Cha, Ông Gioan đã nói thẳng với những người Pharisêu và phái Xađốc: Các anh hãy sinh hoa trái xứng với lòng sám hối. Thế mà biết bao lần chúng con đã sa đi ngã lại, không thật lòng hối cải để sinh hoa qủa tốt. Nhờ con không nói suông, hình thức bên ngoài, che dấu lỗi lầm của mình; nhưng bằng những việc làm cụ thể để chứng tỏ lòng sám hối ăn năn. Chúng con cầu xin nhân danh Đức Kitô là Chúa chúng con. + Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen.

 

      Phó tế GB. Nguyễn Văn Định – www.ChiaseLoiChua.com

Chia sẻ Bài này:

Related posts

Leave a Comment