Biểu tượng của Đức tin

Vâng, thưa quý vị, thưa các bạn. Đức Giêsu – Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, nhưng đã trở nên Hữu Hình như phàm nhân, ngoại trừ tội lỗi. Là biểu tượng của tình thương , lòng thương xót của Thiên Chúa. Vì vốn dĩ là Thiên Chúa, nên vô hình, siêu nhiên, nên chi không đáp ứng tính tự nhiên hữu hình cho phàm thế. Vì vậy, Người đã trở nên hữu hình cho phàm nhân và vì phàm nhân. Vì vậy,  “ Người đã từ Trời xuống thế, bởi phép Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Đức Trinh Nữ Maria, và đã làm Người. “ ( Kinh Tin Kính)

Như vậy, khi nói đến biểu tượng là nói đến sự nhìn thấy tỏ tường, đó là nhu cầu của phàm nhân. Vâng, nhưng ý nghĩa phần chia sẻ hôm nay xin mượn cụm từ ” BIỂU TƯỢNG CỦA ĐỨC TIN “ làm chủ đề. Vâng, như vậy, chủ đề chia sẻ hôm nay nói lên điều gì, thưa quý vị. Thưa, nói lên : “Công Trình Cứu Chuộc “ của Thiên Chúa qua Đức Kitô. Bởi vì, Người là Thiên Chúa thật và là Người thật. Muốn nhận ra Người là Thiên Chúa thật, thì phải có Đức Tin, như vậy, Đức Tin mang ý nghĩa siêu nhiên. Còn nếu muốn nhận ra Người là Người thật, thì phải tin vào Giáo Hội của Người.

Hôm nay, Giáo Hội Công Gíao Mừng Kính Lễ CUNG HIẾN ĐỀN THỜ LATERANO, điều nầy có nghĩa là Giáo Hội muốn nhắc nhở chúng ta về sự hiện diện hữu hình của Đức Giêsu qua Giáo Hội. Vì Giáo Hội được mệnh danh như là” Hiền Thê của Đức kitô”. Như vậ, biểu tượng của Đức Tin là Giáo Hội, biểu tượng của Giáo Hội là Đức Kitô.

Theo đó, một biểu tượng hữu hình đó là Thánh Đường Laterano. Vâng, đây là một chứng tích vật chất, nhưng là một kỳ tích thiêng liêng, bởi vì, nơi thờ phượng, nơi hình thành lên, nhờ sự nhen nhúm của biết bao thánh tích anh hùng tử đạo, những vị thánh tiên khởi của giáo đoàn Roma, đã xây dựng nên bởi Đức Tin và máu đào. Có thể nói, trước khi Đạo Công Giáo lan rộng khắp nơi trên hoàn cầu, thì nơi đây chính là căn nhà đầu tiên để tôn thờ Thiên Chúa, theo Đường Lối của Đấng Cứu Thế Giêsu. Đây là ngôi Thánh Đường không những mang tính nghệ thuật cao cho đến nay, không lỗi thời, mà còn là một biểu tượng của niềm tin thời sơ khai. Mặc nhiên , nơi đây là “cái nôi” của Giáo Hội, nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Là biểu tượng của tình thương, để từ đây lan tỏa khắp bốn phương, hầu thực thi Lời dạy của Đức Kitô, là : “ Các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ, Nhân DANH CHA VÀ CON VÀ THÁNH THẦN “. ( Mt 28, 19)

Nếu chúng ta có dịp chiêm ngắm một ngôi thánh đường ở trong nước có tuổi đời trên một trăm năm, trăm năm mươi năm, sừng sững nguy nga, trang nghiêm mà duyên dáng, toát lên nét thánh thiện cổ kính, mang tính lịch sử, vượt trên ý nghĩa tôn giáo, mà ai ai cũng ngưỡng mộ. Vâng, đó là một chứng tích về thời gian của một niềm tin, về mặt hữu thể.

Còn chính tại trung tâm của Giáo Hội Công Gíao Hoàn Vũ đó là Thánh Đường Laterano. Vâng, biết như vậy, để chúng ta được tự hào, vì có một thánh Đô nguy nga tráng lệ biểu tượng của niềm tin Kitô giáo. Vì mặc nhiên, chúng ta được phép tự hào trong Chúa, như thánh Phao-lô day: “ Thưa anh em, những gì là tốt đẹp, thì anh em hãy tự hào trong Chúa…”

Vì : “ Vương cung Thánh Đường Thánh Gioan Laterano là một trong những thánh đường đầu tiên được xây cất sau những cuộc bách đạo ban đầu. Thánh đường được Hoàng Đế Constantino xây và được ĐGH Sylvester thánh hiến năm 324. Thánh đường nầy được tiếp tục là nhà thờ Chính Tòa của Đức Giáo Hòang, Giám Mục Rôma. Vì vậy , được gọi là : “ Mater Ecclesiae Romae Urbis et Orbis”, là Mẹ của tất cả các thánh đường ở Rôma và trên thế giới. Chiều dài 130 m, có 5 gian, gian chính dài 87 m, rộng 16m. Có 12 tượng thánh Tông Đồ bằng cẩm thạch trắng. Bước vào Đền Thờ, bên phải c1o đàn phong cầm vĩ đại với hai ngàn ống. Sau tòa giám quản có Giếng Rửa Tội ( theo truyền thuyết, chính Hoàng Đế Constantine được ĐGH Sylvestro rửa tội nơi đây). Ngoài nhà thờ , bên hông trái, có tháp bút cao nhất 47m, và cổ kính nhất ở Roma bằng đá hoa cương đỏ ở Ai-cập có từ thế kỷ 14 trước Chúa Giáng Sinh. Là Mẹ của các nhà thờ và là nhà thờ chính tòa của Đức Giáo Hoàng của Giáo Phận Rôma, vì vậy Đền Thờ thánh Gioan ở Laterano mang ý nghĩa nhắc nhở “ Hồng Ân Rửa Tội “ với tất cả ý nghĩa của ơn nầy, hầu nhắc nhở các tín hữu cảm tạ Thiên Chúa bằng chính cuộc sống xứng đáng là con cái Thiên Chúa trong Đức Giêsu-Kitô. ( Trích tài liệu của Roma).

Theo đó, chúng ta thấy, Thánh Đường Laterano là một nơi biểu tượng tôn giáo , niềm tin và tính lịch sử trọng đại, mà mọi tín hữu khắp hoàn cầu đều mong muốn tìm về, để chiêm ngưỡng kỳ tích vừa hữu thể, vừa thiêng liêng, đó là Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Laterano.

Bây giờ xin trở lại phần suy niệm Lời Chúa hôm nay. ( Ed 47, 1-2 ;8-9; 12) ( 1Cr 3, 9c- 11 ; 16-17)( Ga 2, 13-22).

KhởI đi từ bài đọc I ( Ed 47 , 1-2: 8-9 ;12), cho chúng ta thấy một mầu nhiệm từ nguồn nước Thanh Tẩy. Đó là “BIỂU TƯỢNG NƯỚC THÁNH TẨY”, mà sau nầy Giáo Hội dùng Lời Kinh Thánh nầy mà lập nên lời kinh rảy Nước Thánh trước mỗi Thánh Lễ. Nước này chảy đến đâu đều được tẩy rửa và có sự sống nơi đó. Ý nghĩa nầy tượng trưng Bí Tích Thánh Tẩy, là chính Chúa Giêsu và Thánh Thần của Người. Như vậy, chính là “BIỂU TƯỢNG CỦA NIỀM TIN “, cho mọi kẻ tin.

Tiếp đến là Bài đọc II thánh thư thánh Phao-lô (1Cr 3, 9c -11; 16-17)thánh Phao-lô xác tín cách quả quyết, đền thờ của Thiên Chúa chính là Thân xác và linh hồn của người Kitô hữu. Vì mỗi Kitô hữu chính là đền thờ của Thiên Chúa, vì Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong họ. Theo đó, thân xác và linh hồn của những ai bước theo Đức Kitô đều được thánh hiến cho Thiên Chúa. Vì vậy, ai phá hủy đền thờ tâm hồn và thân xác của họ , thì Thiên Chúa sẽ hủy diệt kẻ ấy. ( C 16-17).

Thánh vịnh 45 , 2, 4: 12 cho thấy “ Chúa là Đồn lũy chở che con “, chính là dòng nước sự sống nơi đó là Thánh Điện của Thiên Chúa muôn muôn đời.

Theo đó, Lời Chúa trong Tin Mừng hôm nay( Ga 2, 13-22), là phần B . Lễ Vượt Qua thứ I. Thuộc PHẦN 1. LOAN BÁO NHIỆM CỤC MỚI- THUỘC PHẦN.  II- SỨ VỤ RAO GIẢNG CỦA CHÚA GIÊSU.

Có thế thấy, đây là điểm nổi bật của Tin Mừng theo thánh Gioan, bởi vì mở đầu cho hành trình cứu chuộc của Đức Kitô, Người lên Giêsusalem, việcđầu tiên Người làm là tẩy uế Đền Thờ. Một công việc, một hành động mà giới luật sĩ, biệt phái cho là phạm thượng. Bởi vì, sau khi được xây dựng lại ( lần III ), thì đền Thờ Giêrusalem phải mất 46 năm. Nhưng, Chúa Giêsu bảo : “Hãy phải nó đi, nội trong ba ngày Ta sẽ xây dựng lại.” Vì, mặc nhiên, Đền Thờ Giêrusalem vật chất nầy đã bị phá hủy và xây dựng lại hai lần rồi, chứ không phải là đền thờ nguyên thủy. Chúng ta thấy, khi nói như thế, Chúa Giêsu đã dùng một biểu tượng của sự tự nguyện “nộp mình” chịu chết cho nhân loại, tiêu biểu là dân tộc Israel. Một dân tộc mà Thiên Chúa đoái thương trước hết. Sự ô uế, tội lỗi công khai phức tạp điễn ra nơi Đền thánh, là phạm thánh, tuy mục đích ấy là phục vụ đền thánh. Thiên Chúa không đồng ý việc thờ phượng như vậy. Chúa Gie6su, trước khi tự nguyện nộp mình, thì đây là một trong những sứ vụ của Người. Chúng ta thấy tầm quan trọng như thế nào trong việc Chúa Giêsu tẩy uến Đền Thờ. Người rất mực hiền lành và nhân từ, điểm nầy nổi bật trong việc tự nộp mình chịu chết, nhưng khi xúc phạm đến Đền Thờ,việc phụng thờ Thiên Chúa cách chính đáng, thì Người không thể dửng dưng. Việc làm nầy hoàn toàn phù hợp với tư cách Thiên Sai của Chúa Giêsu, chúng ta thấy, sự hiền lành và khiêm nhường tuyệt đối nơi Chúa Giêsu, không phải là sự thiếu trách nhiệm trong việc xúc phạm đến Thiên Chúa trong việc tôn thờ. Sự hiền lành của Chúa Giêsu phát xuất từ chân lý, từ tình thương cứu độ nhân loại. Nhưng, việc “giận dữ” trong việc xua đuổi sự ô uế là việc của Đấng Thiên Sai. Chúng ta có nhắm mắt làm ngơ khi nhìn thấy sự thờ phượng thiên cháu bị xúc phạm không ? Chúng ta có ngụy biện rằng thờ phượng Thiên Chúa trong tâm hồn là đủ, khi thấy những cớ sở thờ phượng bị ô uê theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, Chúng ta có can đảm lên tiếng bênh vực theo khả năng của mình hay làm ngơ, “sống chết mặc bay, của thầy bỏ túi “. Những cơ sở của Giáo Hội bị trưng dụng, bị chiếm hữu phi pháp, bị lấy đi bỏ phế, không sử dụng, không cho sử dụng vì mục đích tôn giáo. Chúng ta có biết : “Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, mà tôi đây phải bị thiệt thân”( Ga 2, 17)  không?  Hay chúng ta bàng quang cho rằng: “Nhiệm vụ rao giảng là chính chứ không phải là cơ sở vật chất ”. Chúng ta có mặc lấy sự can đảm của Chúa Thánh Thần trong việc “Tẩy uế đền thờ” như Chúa Giêsu không?

Căn cứ Tin Mừng theo thánh Gioan, chúng ta thấy việc “tẩy uế đền thờ” mà hôm nay Chúa Giêsu thực hiện, chính là một trong những việc đầu tiên của Người khi thi hành sứ vụ công khai. Sau việc kêu gọi các môn đệ, đi theo Người. Sau phép lạ “Tiệc Cưới Ca-na “, thì đây là  sự kiện quan trọng trong bối cảnh thực thi sứ vụ công khai của Người. Đây cũng là “chi tiết” chỉ có nơi Tin Mừng theo thánh Gioan ( Ga 2, 13 -22).

Thiết nghĩ đây chính là “Lửa mến nhiệt thánh tông đồ” của mỗi Kitô hữu, cũng là một trong những sứ vụ truyền giáo, mà qua hàng ngàn, hằng lớp những người bước theo Chúa Kitô phải mặc lấy đó là :

 ” Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải bị thiệt thân “ . ( Ga 2, 17).

Vì đây cũng là trọng tâm trong sứ vụ loan báo Tin Mừng của Đức Kitô. Chứ đừng nghĩ rằng: Giáo Hội chỉ rao giảng Tin Mừng là chính “chứ không phải là đất đai”. Vô hình trung, quên mất trách nhiệm đề cao công bằng trong xã hội, theo Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội. Thật tiếc thay !

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dùng lửa nhiệt thành mà thiêu đốt sự nguội lạnh, để tăng lòng mến là sự nhiệt thành lo việc nhà Chúa là Cha trên Trời, mà dùng lửa Thánh Linh để thanh tẩy. Xin cho những ai bước theo Chúa cũng quyết tâm thực hành điều Chúa truyền dạy. Dù phải tổn hao tâm lực , vì sự nhiệt thành ấy là lửa mến trong chúng con. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con . Amen

09/11/2014

P.Trần Đình Phan Tiến

Chia sẻ Bài này:

Related posts

Leave a Comment