Chính Đức Tin hướng dẫn đường đi nước bước của tôi

… Từ một năm qua bà Claudette Serafino – góa phụ Công Giáo 52 tuổi – là nhân viên thiện nguyện của Hội chăm sóc hòa-hoãn (Association des soins palliatifs) các bệnh nhân giai đoạn cuối đời. Ngoài việc thăm viếng các bệnh nhân ở giai đoạn cuối đời bà Claudette cũng viếng thăm các thân chủ của dưỡng đường Thánh nữ Elisabeth ở Marseille miền Nam nước Pháp. Phần đông các thân chủ này là những người tàn tật với đủ loại khuyết tật tâm linh và thể xác khác nhau. Đôi khi có những người suốt ngày không mở miệng nói lời nào.

Với tất cả các bệnh nhân và người khuyết tật đau khổ, bà Claudette chỉ mong ước mang đến cho họ niềm vui hài hước, tâm tình lắng nghe, hoặc đôi khi chỉ là sự hiện diện trìu mến. Và nhất là, bà âm thầm cầu nguyện cho tất cả mọi người. Bà tâm sự: Chính Đức Tin Công Giáo hướng dẫn đường đi nước bước của tôi. Tôi không bao giờ nói với các bệnh nhân về tôn giáo nhưng chỉ tìm cách thông truyền cho họ điều chính yếu: Niềm Hy Vọng. Ngoài ra tôi cũng tháp tùng một số bệnh nhân ra đi về thế giới bên kia. Trong các trường hợp này, tôi cố gắng tối đa làm sao cho cuộc chuyển tiếp từ đời này sang đời sau được diễn ra trong an bình thanh thản.

Ngược dòng thời gian, cách đây đúng 5 năm, hiền phu tôi, lúc ấy mới 54 tuổi và là tài xế xe car, đang đong đầy sinh lực và sức khoẻ bỗng bị một chứng ung thư quật ngã. Anh qua đời chỉ vỏn vẹn sau ba tháng lâm trọng bệnh. Trong thời gian hiền phu tôi nằm liệt giường, đều đặn mỗi ngày có bác sĩ đến tận nhà chăm sóc anh và giúp thoa dịu nỗi đau đớn. Nếu không có sự hiện diện tốt lành trìu mến của vị bác sĩ, chắc hẳn tôi cũng bị quật ngã và ra đi theo chồng về thế giới bên kia!

Nhưng trước đó rất lâu, vào năm lên 15 tuổi, tôi đã bị đau nơi hai khuỷu tay và nơi đầu gối khiến cho chân đi không vững, dễ bị lảo đảo hoặc bị té! Ngoài kinh nghiệm về bệnh tật, sau cái chết của chồng, tôi còn hiểu thế nào là nỗi cô đơn, mặc dầu vẫn có sự hiện diện dấu ái của ba đứa con. Thêm vào đó, nỗi lo âu về bệnh tật vẫn còn lẩn quẩn trong gia đình. Bởi vì, một trong ba đứa cháu của tôi bị một con vi-khuẩn tàn phá hồng huyết cầu.

Chính các kinh nghiệm về bệnh tật và nỗi cô đơn đã thúc đẩy tôi đi đến quyết định dành một số giờ trong tuần để làm công tác thiện nguyện. Tôi đến nhà thương nơi khu vực dành cho những bệnh nhân ở giai đoạn cuối đời và đến dưỡng đường Thánh nữ Elisabeth với đủ hạng người mang đủ thứ khuyết tật khác nhau. Tôi mang đến cho họ nụ cười, chia sẻ nỗi khổ đau với họ và gieo rắc niềm hy vọng.

… Một nữ bệnh nhân là bà Mireille mắc chứng ung thư toàn din đã nói về bà Claudette Serafino như sau.

Bà Claudette biểu lộ một sự nhẫn nại bao la. Bà lắng nghe hết mọi nỗi khổ đau của chúng tôi. Bà mang đến cho tôi một sự hiện diện tại một nơi chốn và vào một thời điểm mà tôi cần đến hơn bao giờ hết! Khi một người nằm yên suốt ngày trên giường bệnh giống như tôi và biết chắc chắn mình không bao giờ có cơ may xuất viện, thì người ấy thật sự cảm thấy cuộc đời bị vứt đi! Trong một hoàn cảnh đau thương như thế mà có một phụ nữ dành thời giờ đích thân đến thăm viếng ủi an thì quả thật đáng giá nghìn vàng! Bà Claudette có thể dành thời giờ để đi làm kiếm tiền và săn sóc những người thân yêu. Nhưng bà không so đo tính toán. Bà dành thời giờ để viếng thăm tôi y như thể đó là chuyện rất tự nhiên của một tình nghĩa không biên giới. Đức lang quân của tôi cũng thường xuyên viếng thăm tôi khiến tôi thật cảm động. Bởi vì tôi nghĩ rằng trong hoàn cảnh tang thương rách nát của tôi, anh không còn muốn đến thăm tôi nữa! Nhưng không phải như vậy! Anh đến thăm tôi. Rồi bà Claudette cũng đến thăm tôi. Và mỗi lần có sự hiện diện của một trong hai người này, tôi cảm thấy được khoẻ khoắn hơn.

… “Ởới bầu trời này, mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời: một thời đ chào đời, một thời để lìa thế; một thời để trồng cây; một thời để nhổ cây: một thời để giết chết, một thời để chữa lành; một thời đ phá đổ, một thời để xây dựng; một thời để khóc lóc, một thời đ vui chơi; một thời để than van, một thời để múa nhảy; một thời đ quăng đá, một thời đm đá; một thời để ôm hôn, một thời để tránh hôn; một thời để kiếm tìm, một thời đ đánh mất; một thời để giữ lại, một thời để vất đi; một thời để xé rách, một thời để vá khâu; một thời để làm thinh, một thời để lên tiếng; một thời đ yêu thương, một thời để thù ghét; một thời để gây chiến, một thời để làm hòa” (Sách Giảng Viên 3,1-8).

(”OMBRES & lumière”, Revue Chrétienne Des Personnes Malades Et Handicapées, De Leurs Familles Et Amis, No 185, Janvier-Février 2012, trang 44-45)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Chia sẻ Bài này:

Related posts

Leave a Comment