- Legio Mariae – Đạo Binh Đức Mẹ - https://daobinh.com -

Thư chia sẻ

Thưa quý vị, cái chết, hay sự chết không xa lạ với nhân thế, nó xảy ra với bất cứ ai, bất cứ lúc nào, vì đó là quy luật. Nhưng, có một điều chắc chắn khác biệt, đó là “chết lành” và ”chết dữ”. Vâng, người lành thì chết lành, người dữ thì chết dữ, vì : “gieo gì thì gặt nấy”.

Cái chết xảy ra từng giây, từng phút, từng giờ, từng ngày, nhưng, đối với người bước theo Đức Kitô thì cái chết của họ cũng thuộc về Đức Kitô ( theo niềm tin). Mặc nhiên, Đức Kitô là Đấng phục sinh, thì họ , những người tin vào Đức Kitô cũng sẽ được phục sinh với Người.

Vâng, nhìn qua, chúng ta thấy “cái chết” giống nhau, vì ai cũng phải chết, nhưng khác nhau nhiều lắm, khác về mọi phương diện, phương diện ân sủng, phương diện cao niên, hay phương diện chính là “chết lành” và “chết dữ”.

Nhìn qua phương diện cái chết của Đức Kitô, Người quá hiền lành, sao Người lại chết “đau thương” như vậy ?! Thưa, đây là điều mấu chốt cho những ai tin vào Người. Vì, chính Người là Đấng Cứu Chuộc, Đấng Chuộc tội cho thế gian, nên chi, cái chết của Người là “cái chết” của đền tội, cái chết đầy đau thương của Người chính là gánh lấy tội lỗi của nhân loại, trong đó có chính chúng ta. Vì vậy, cái chết của người lành hay những người bước theo Chúa Giêsu- Kitô cho dù hình thức có giống như Người, thì về phương diện cái chết họ vẫn “chết lành”. Vâng, chết lành có nghĩa là : Họ được nhận tràn đầy ân sủng siêu nhiên bởi Đức Kitô – Giêsu. Dù , hình thức có thể thấy như ” không lành”, nhưng đức tin mách bảo, họ nhận được tràn đấy ân sủng bởi Thiên Chúa trong Đức Kitô theo Lời Người hứa: “… Ai tin vào Ta, thì dù có chết cũng sẽ được sống”,( Ga 11, 25b), có nghĩa là được phục sinh với Người.

Trước Đấng Cứu Thế Giáng Sinh không ít những bậc hiền triết, muốn tìm con đường trường sinh , bất tử, nhưng, vô hiệu, Đức Phật Thích Ca cũng phải thừa nhận đời người nằm trong bốn chữ ” SINH, LÃO BỆNH , TỬ ”. Như vậy, theo thường tình, thứ tự như trên rồi cuối cùng là chết, thì thật hạnh phúc cho nhân sinh. Nhưng, dễ mấy ai được diễm phúc như vậy, theo tuần tự sinh, lão, bệnh, tử. Bốn chữ kia thường bị đảo lộn thứ tự của nó theo tuần hoàn thời gian. Nhưng, nếu chử “tử” đi trước thì không có ba chữ kia.

Cái chết quen thuộc đến mức độ, người ta có thể nói : “ Nay anh, mai tôi”. Như vậy, cái chết về phần thân xác tuy buồn, nhưng không đáng sợ, vì không ai tránh khỏi cái chết. Nhưng, đáng sợ nhất là khi chết, giờ chết không thuộc về Đức Kitô.

Người bước theo Đức Kitô, thì phải thuộc trọn về Người, khi còn sống cũng như khi qua đời. Như vậy, phương diện ấy được gọi là” chết lành”.

Lại nữa, người ta thường nói sống lâu” trăm tuổi”, nhưng, mấy ai dược như vậy. Không hẳn người lành sống lâu, hay kẻ dữ sống lâu, mà là người nào được Thiên Chúa cho sống bao lâu tùy ý Ngài. Nhưng, thường chắc chắn, “kẻ sống lâu” , tức “trường thọ” phải là người lành.

Vâng, cái chết, hay sự chết suy cho cùng, chính là một hồng ân bậc nhất, vì nếu thiên hạ không chết, chắc chắc không có sự sống và sống đời đời. Bởi vì, kẻ ác sẽ chôn vùi sự sống như chúng vẫn làm. Nhưng, không kẻ thủ ác nào “sống lâu” nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Đến đây, con xin thành tâm chia sẻ với cha Giuse Phạm Hoàng Lương, chính xứ Martino, người vừa chịu tang thân phụ là ông cố Giuse Phạm văn Rịch, người vừa được trở về với Thiên Chúa hôm 23/04/2017, trường thọ đúng 100 tuổi. Vâng, cha Giuse Phạm Hoàng Lương, vừa chuẩn bị mãn tang bà cố, thì phải chịu tang ông cố, dù sao cũng là nhân tính, nỗi buồn không thể không có. Nhưng, nỗi buồn vẫn được đi kèm với niềm vui. Niềm vui thứ nhất là ông cố được tròn 100 tuổi, điều nầy thật hiếm có. Người ta thường nói nơi cửa miệng là “sống lâu trăm tuổi”. Câu “trăm tuổi” thường được dùng để tránh “chữ chết”, vì trăm tuổi có nghĩa là “ chết”. Vậy, đây là niềm vui thứ nhất của cha, vì ông cố đã đạt được điều diễm phúc ấy. Niềm vui thứ hai, có lẽ không kém niềm vui thứ nhất là: Một Thánh Lễ an táng ông cố được chính Đức Giám mục chủ sự, cùng với hàng trăm linh mục đồng tế, tương đương với Thánh Lễ an tang của một linh mục. Niềm vui thứ ba cũng không kém với hai niềm vui trên là: Ông cố có một người con làm linh mục được hiện diện trong Thánh Lễ an táng minh, điều nầy không phải tất cả các cha đều có thể được như vậy, có khi con vừa lên chức phó tế, thì mẹ, hoặc bố không còn.

Vâng, qua ba “niềm vui” trong tang lễ của ông cố, mà cha Giuse cảm nghiệm được tràn đầy ân sủng của Thiên Chúa, nên chi, cha có được một tinh thần bình an, tươi tắn, dù thấm mệt. Có thể nói, cha Giuse giữ được bản lĩnh “ linh mục tính”, cha không khóc “sướt mướt” như thói thường. Vì, có nhiều linh mục cũng thật “dồi dào” cảm xúc, như , trong Thánh Lễ an táng Đức cha Giuse VŨ DUY THỐNG, có một linh mục nghĩa tử khóc rất “sướt mướt”.

Qua bài chia sẻ ngắn ngủi nầy, con xin gởi đến và chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với cha Giuse, kính mong  và nguyện xin Thiên Chúa tràn đầy Lòng Thương Xót đổ xuống trên Linh hồn ông cố Giuse. Con mong rằng chắc chắn sẽ có nhiều linh mục thân tín, cận kề đồng hành với cha trong thời gian “tang khó” nầy. Vì an ủi kẻ buồn sầu là một nghĩa cử bác ái vậy.

Xin cầu cho Linh Hồn ông cố Giuse Phạm Văn Rịch.

Kính mong!

30/04/2017

P.Trần Đình Phan Tiến

Chia sẻ Bài này:
[1] [2] [3]