- Legio Mariae – Đạo Binh Đức Mẹ - https://daobinh.com -

Suy niệm sự chết và sống lại

          Có sống thì phải có chết. Tuy nhiên khi suy về  sự chóng qua của cõi đời này, người xưa đã  đưa ra kết luận khá là bi quan “ Phù vân quả là phù vân. Phù vân quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân. Lợi lộc chi đâu khi mọi người  phải chịu đựng bao gian lao vất vả dưới ánh mặt trời ? ( Gv 1, 1 -3 ).

Đúng là con người chẳng lợi lộc gì  khi phải chịu đựng biết bao gian lao vất vả  rồi cuối cùng  lại lăn ra chết ! Thế nhưng nếu bảo rằng  cuộc sống như vậy  là vô nghĩa thì cũng không đúng. Tại sao ? Bởi nếu cuộc đời quả là như vậy  thì cũng chẳng làm gì mà có triết học hay tôn giáo.

Triết học có mục đích tra vấn về mục đích cuộc đời còn tôn giáo là để giải quyết vấn đề do triết đề ra. Triết học có ba câu hỏi lớn, một là con người bởi đâu sinh ra ( Nhân sinh hà tại ). Hai là sống trên đời để làm gì ? ( Tại thế hà như ) và  ba là chết rồi đi đâu ? ( Hậu thế như hà ). Trong ba câu hỏi này đều có mối liên hệ khăng khít với nhau. Hễ biết được sinh thì sẽ biết được tử ngược lại biết được tử sẽ biết được sinh. Một khi đã biết được cái lẽ tử sinh sinh tử này thì ắt sẽ biết sống trên đời  để làm gì ?

Triết học chỉ biết đưa ra câu hỏi mà không bao giờ có thể có câu trả lời. Lý do là vì nó đã đặt nền móng  dựa trên  khái niệm. Với câu hỏi “ Con người sinh ra bởi đâu” thì danh từ “ Con người” đơn thuần chỉ là  khái niệm. Thử hỏi một khái niệm  thì làm  sao mà biết được nó sinh bởi đâu ?

Bởi đã đặt nền trên khái niệm  thế nên triết học dù là Đông hay Tây cũng không thể giải quyết được vấn đề do nó đặt ra. Có người hỏi đức Khổng Tử: Chết là thế nào thì ngài đáp: Chưa biết sống thì  biết thế nào việc chết ? ( Vị tri sinh, an tri tử  – Luận Ngữ ).

Chủ trương không giải quyết việc chết  thế nên rút cục cái học của Nho Giáo  đã rơi vào bế tắc  chỉ để phục vụ cho các chế độ quan quyền phong kiến…Còn  bên trời Tây suốt trong hai mươi lăm thế kỷ mục đích được đề ra cho triết học chỉ là để suy tư  về  cái nguyên nhân sinh thành vũ trụ tức Đấng Tạo Hóa mà …quên đi con người  cùng với những nỗi khổ đau của nó. Chính vì  chỉ  suy tư về những lẽ…cao siêu như vậy thế nên Kinh Viện Học ( Scholastique ) mới được mệnh danh là khoa học hiểu biết về  Thiên Chúa “ Triết học là khoa học  về vạn vật, lấy những nguyên nhân tối cao để giải nghĩa chúng” ( La philosophie est la science des choses par leurs causes supremes ).

Chỉ muốn giải nghĩa về lẽ sinh thành vũ trụ mà…quên con người bởi vậy thứ triết này đã bị Hiện Sinh phê phán là  vong thân phóng thể. Sự phê phán của Hiện Sinh là rất đúng bởi vì  thứ triết ấy đã không công nhận  chủ thể tính ở nơi con người. Tuy nhiên cái gọi là chủ thể tính ( subjectivite )  của Hiện Sinh đó chẳng qua cũng chỉ là một thứ khái niệm không hơn không kém. Do vẫn chỉ là khái niệm thế nên J.P. Sartre (   ) đã cho rằng con người là một đam mê vô ích nó chỉ hướng về cái vô vọng. Còn Gabriell  Marcell(    ) lại đưa ra định nghĩa “ Tôi  là xác tôi ( Je suis mon corps ).

Nếu “ Tôi “ quả thật chỉ là cái xác thân  này thì  ắt là nó phải chết. Lý do là vì từ thuở tạo thiên lập địa đến giờ có ai lại không  chết đâu ? Chết là lẽ tất nhiên còn không chết mới là bất thường. Không một ai lại không phải chết. Thế nhưng con người kể cả con vật không loài hữu tình nào lại không tham sống sợ chết.

Muôn loài đều tham sống nghĩa là muốn được tồn tại  và  con người  trong  thời duy vật này lại còn dám bỏ ra một số tiền rất  lớn để mong  tồn tại  bằng cách…  ướp xác “ Hiện nay  đã có gần một ngàn người trên thế giới từ những  tỷ phú của thập niên 1950 cho đến người nổi tiếng  hay những công dân bình thường đều muốn được sống lại sau khi chết. Trong danh sách có cả những cai` tên như Brittney Spears, Si Mon Cowell, Don Laughlis ( trùm lãnh vực kinh doanh cờ bạc tại Mỹ ). Hay đạo diễn Charles Matthau …Với cái giá từ 12.000 đến 200.000 USĐ ( khoảng 258 triệu đến 4,3 tỷ đồng ). Những người “ Không muốn chết” đó đã chi ra hoặc đặt sẵn một tấm vé cho một cuộc đời trong tương lai. Có thể xem đây là giấc mơ trường sinh bất tử của con người đang được toàn cầu hóa ? Bởi sau một thời gian khu trú ở Mỹ với Alcor năm 1972 và Cryonies Institude năm 1976 thì đến năm 2003 đã có KrioRus của Nga. Và một cơ si73 ướp đông như thế được xây dựng tại Úc vào năm 2014 theo dự án của Stasis Systems Australia ( SSA ) một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trong mục đích triển khai phương pháp đầy tham vọng này xuống khu vực nam bán cầu” ( Nguồn Phapluat. Online – 26 – 4 – 2015 ).

Cho cái xác ( vừa mới chết ) vào tủ ướp đông rồi chờ cho đến khi nào nền y khoa tiến bộ có thể chữa được căn bệnh nan y ( Ung thư, Sida v.v..) thì sẽ  rã đông  làm cho …sống lại. Nếu đây không phải là cái trò lừa bịp trắng trợn thì  đó cũng chỉ là hậu quả  của niềm tin mù quáng. Thử hỏi phải chờ cho đến khi nào thì y khoa  tiến bộ để chữa cho cái …thây ma ấy sống lại và sống lại để làm gì ???

Tin rằng xác thân sẽ sống lại nhờ vào sự tiến bộ của y khoa thì thật là điên rồ. Điều này hoàn toàn trái với đức tin tôn giáo về sự sống lại “ Vì nếu kẻ chết chẳng sống lại thì Đức Ki Tô cũng chẳng đã được sống lại. Còn nếu Đức Ki Tô chẳng đã được sống lại thì đức tin của anh em cũng vô ích, anh em vẫn ở trong tội lỗi mình” ( 1C 15, 12 -14 ).

Tin kẻ chết sống lại đó là đức tin chân chính cần có của mọi Ki Tô Hữu. Thế nhưng để có được đức tin này hơn nữa còn rao giảng  đức tin ấy ra là điều rất khó. Thánh Phao Lô khi rao giảng về sự kẻ chết sống lại  đã bị dân thành Athen nhạo báng kịch liệt “ Khi chúng nghe đến sự sống lại của kẻ chết, người thì chế diễu kẻ khác thì nói: Thôi để khi khác chúng ta sẽ nghe ngươi nói về việc đó nữa” ( Cv 17, 32 -33 ).

Người đời không tin cố nhiên cũng có cái lý của nó, làm sao một cái xác cứng đờ  nằm quay ra đó rồi sau ít giờ đem đi chôn vùi sâu trong đất làm mồi cho dòi bọ rúc tỉa hôi thối mà lại có ngày được sống lại thì làm sao tin  nổi ? Mặt khác  thử hỏi cái xác nào sống lại chẳng hạn như  một người bẩm sinh đã không có chân tay hoặc vì lý do nào đó phải ghép tạng của người khác thì khi sống lại  đâu là  thân thể  thực của người ấy v.v.và v.v.

Chắc hẳn trong khi rao giảng về sự kẻ chết sống lại, người ta cũng đã hỏi Thánh Phao Lô về vấn đề này và ngài đã  trả lời “ Nhưng có kẻ hỏi rằng người chết sống lại thể nào, họ lấy thân thể nào mà đến được ư ?Ớ kẻ ngu dại kia ! Vật gì ngươi gieo nếu không chết đã thì không sống  lại được. Còn như vật ngươi gieo ấy không phải là hình thể sẽ có, chẳng qua là cái hột như hột lúa mí hay là giống gì khác. Nhưng ĐCT cho nó hình thể tùy ý Ngài, mỗi giống cho một hình thể riêng. Mọi xác thịt chẳng phải đồng một  xác thịt nhưng xác thịt của loài người khác, các loài thú khác  của loài chim  khác của loài cá lại khác nữa. Lại có hình thể  thuộc về trời  cũng có hình thể thuộc về đất. Nhưng vinh quang thuộc về trời là một thứ còn vinh quang thuộc về đất  lại là một thứ khác.” ( 1C 15, 35 -40 ).

Qua ví dụ gieo hạt này đã cho chúng ta xác định được hai vấn đề. Một là con người sau khi chết sẽ không sống lại bằng cái xác thân trước đó ( Hạt đã gieo ) và hai là gieo loại hạt  giống nào thì sẽ mọc lên loại cây đó. Gieo hạt lúa sẽ mọc lên cây lúa. Gieo hạt đậu sẽ mọc lên cây đậu v.v…Con người sống lại sẽ có hình thể tương ứng với những gì mình đã tạo trong kiếp sống trước. Gieo nhân ác dữ sẽ mang hình thể đen đủi xấu xa. Gieo nhân thiện lành sẽ được mang  thân thể sáng láng  tốt đẹp.

Nhận ra như vậy để cho thấy tất cả đều hệ tại ở nơi việc gieo hạt cũng tức là tạo nghiệp. Tạo nghiệp nào sẽ có quả đó. Tạo nghiệp dữ sẽ có quả dữ. Tạo nghiệp lành sẽ có quả lành. Chúa Giê Su nói “ Người ta không hái trái vả nơi lùm gai cũng không hái trái nho nơi bụi rậm. Người thiện do lòng chứa thiện mà phát ra điều thiện. Người ác do lòng chứa ác mà phát ra điều ác. Vì do sự đầy dẫy trong lòng mà miệng mới nói ra” ( Lc 6, 44 -45 ).

Chứa cái gì sẽ có cái đó, chứa điều xấu sẽ có quả xấu chứa điều lành sẽ có quả lành. Cái lẽ nhân quả báo ứng này không bao giờ sai chạy dù chỉ một hào ly. Tuy nhiên lãnh vực nhân quả rất ư sâu xa mịt mờ khó mà nhận ra và vì  không nhận ra  thế nên người ta đã lầm gieo những nhân xấu ác để rồi lãnh nhận quả xấu ác mà không biết. Điều Chúa nói  do lòng chứa ác mà phát ra việc  ác  chứa lành sẽ phát ra việc lành thì cái sự “ chứa” ấy là chứa chấp ở nơi tư tưởng. Tư tưởng tuy vô hình nhưng chính cái vô hình đó mới là cái quyết định cho hành động

Bởi tư tưởng là cái quyết định cho hành động vì thế trong tất cả mọi việc dù là trong đời thường hay đời tâm linh cũng cần phải có sự tỉnh thức. Tại sao ? Bởi vì chính cái sự tỉnh thức hay không tỉnh thức ấy sẽ quyết định cảnh giới  của mỗi người trong đời sau. Về việc tỉnh thức này Chúa Giê Su nhắc nhở “ Vậy hãy thức canh vì các ngươi không biết Chúa các ngươi  đến nhằm ngày nào. Nhưng hãy biết điều này nếu chủ nhà đã hay canh nào kẻ trộm đến thì thức canh không để cho nó đào khoét nhà mình. Vậy nên các ngươi cũng hãy chực sẵn vì Con Người đến trong giờ các ngươi không ngờ” ( Mt 24, 42 -44 ).

Cái chết luôn đến cách bất ngờ chính vì thế mà những người khôn ngoan cần sửa soạn đón nó một cách tỉnh thức và đó cũng là cách để tạo cho mình một cảnh giới tốt đẹp cho đời sau. Các Thánh cũng là những con người như chúng ta nhưng sở dĩ các ngài nên Thánh  và lập được vô vàn công đức là vì đã biết luôn suy niệm về cái chết của chính mình. Một ngày kia tại thành La Mã, Thánh Philipphe  Nery  gặp một chàng trai khôi ngô đĩnh đạc  tên là  Phanxico Dacdora  một người say mê danh vọng. Thánh nhân đã nói cùng chàng trai đó: Hỡi con ta thấy con đam mê quyền thế làm giám mục có thể  có khi  giáo hoàng nữa ai biết ? Rồi còn cái gì nữa” Phanxico đã suy nghĩ thật nhiều về lời nói đó “ Còn cái gì nữa ?” Cuối cùng chàng bị khuất phục để rồi từ bỏ mọi sự để hiến thân theo Chúa” ( Thánh An Phong – Việc Cứu Rỗi Linh Hồn ).

Hết thảy rồi ra đều phải chết thế nhưng nào có mấy ai suy được “ Cái còn chi nữa” như Thánh Phanxico ?

 

Phùng  Văn  Hóa

Chia sẻ Bài này:
[1] [2] [3]