Phương thức đào luyện tâm linh

1. Nhận thức

1.1 Ý nghĩa

Phương thức “Cầu Nguyện-Cảm Nghiệm”:

Là phương thức Đào luyện Tâm Linh.

Dựa trên định hướng: “Khoa học – Hội thánh”

Và xu thế thời đại: “Đông-Tây” hòa hợp.

Lịch sử Đạo Đời đều tập trung vào Con Người: “Tình, Lý và  Ý chí.”

Dung hòa: “Động và Tĩnh”; “Tình và Lý.” Dẫn tới “Ý Chí” quyết tâm.

 

1.2. Mục đích

Cầu Nguyện-Cảm Nghiệm:

– Giúp ta xác tín mạnh mẽ sự hiện diện của Chúa, đang ở trong trung tâm sâu thẳm của cõi lòng ta.

– Giúp ta ý thức sự hiện diện của Chúa ở khắp mọi nơi và mọi lúc, ngay cả ngoài lúc cầu nguyện.

– Giúp ta chuyển đổi đức tin truyền thống, cộng đồng trở thành đức tin xác tín bản thân, sống động và cá vị.

+ Đặc biệt giúp ta đạt tới lý tưởng linh đạo: “Chúa Kitô sống trong tôi.”

 

1.3. Đặc điểm

– Đáp ứng nhu cầu thời đại “Tâm Linh”.

– Đón nhận Chúa Thánh Thần:

+ Đấng trực tiếp đào luyện và giúp ta tự đào luyện.

Chú ý: Khi chia trí, ta cứ nhẹ nhàng đưa trí khôn trở lại Lời Nguyện.

Thực hành:

Từ 15 phút tới 30 phút mỗi lần.

Ngày 2 lần: Sáng, chiều.

 

2. Đào Luyện

2.1. Định tâm xác tín

– Tư thế ngồi thanh thản.

+ Nhắm mắt. Hoặc mở ¼, nhìn xuống đầu mũi.

+ Im lặng.

+ Tâm trí nhớ lại lời hứa của Chúa:

“Ở đâu có hai ba người, họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ”.

Trường hợp rước lễ. Sau khi đón nhận Chúa Giêsu vào tâm hồn, bản thân cố gắng xác tín Chúa hiện diện và giục lòng yêu mến Ngài.

+ Cảm nghiệm sống với Ngài, để được Ngài biến đổi. (1 phút)

 

2.2. Khởi động

– “Con nhìn Chúa. Chúa nhìn con. Con yêu mến Chúa. Xin Chúa biến đổi con nên giống Chúa: “Hiền Lành và Khiêm Nhường.”

– Xin Chúa thực hiện Thánh Ý Chúa nơi con, sống “Liên Đới – Trách Nhiệm” “Yêu Thương – Phục Vụ.”

– Qua con đường “Đối Thoại và Hòa Giải.”

(Tám cặp chữ Vàng)

 

2.3. Cầu nguyện (Trí)

(Chọn một hai Lời Chúa trong Kinh Thánh, gọi là Lời Nguyện, làm như cái đà để đưa lòng trí ta tới sự hiện diện và hoạt động của Chúa trong trung tâm cõi lòng ta. Tôi thường hay chọn hai Lời sau đây. Xin mọi người đọc hay hát tùy ý.) 

– “Thầy là cây nho, các con là cành, cành nào kết hợp cùng cây, sẽ trổ sinh hoa trái, cành nào lìa cây sẽ khô héo liền, các con hãy ở trong tình yêu của Thầy;”

– “Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong kẻ ấy, kẻ ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, các con không làm gì được.”

 

2.4. Cảm nghiệm: (Tâm: Nói trong tâm hồn.)

– “Con sống trong Chúa như cá trong biển.”

– “Chúa sống trong con như kho tàng trong nhà.”

– “Con và Chúa nên một, như bột dậy men.”

– “Như cục than đen, như thanh sắt han gỉ, được đặt trong lò lửa yêu mến, sẽ được Chúa biến đổi một cách nhẹ nhàng mà mãnh liệt, bất ngờ và lạ lùng.” (1)

(Im lặng 2 phút.)

Cứ 2 phút lặp lại 1 lần. Lặp đi lặp lại 2,3 lần.

 

2.5. Cầu nguyện (Trí)

– “Thầy là cây nho, các con là cành, cành nào kết hợp cùng cây, sẽ trổ sinh hoa trái, cành nào lìa cây sẽ khô héo liền, các con hãy ở trong tình yêu của Thầy;”

– “Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong kẻ ấy, kẻ ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, các con không làm gì được.”

 

2.6. Cảm nghiệm: (Tâm: Nói trong tâm hồn)

– “Con sống trong Chúa như cá trong biển.”

– “Chúa sống trong con như kho tàng trong nhà.”

– “Con và Chúa nên một, như bột dậy men.”

“Như cục than đen, như thanh sắt han gỉ, được đặt trong lò lửa yêu mến, sẽ được Chúa biến đổi một cách nhẹ nhàng mà mãnh liệt, bất ngờ và lạ lùng.” (1)

(Im lặng 2 phút.)

 

2.7. Cầu nguyện (Trí)

– “Thầy là cây nho, các con là cành, cành nào kết hợp cùng cây, sẽ trổ sinh hoa trái, cành nào lìa cây sẽ khô héo liền, các con hãy ở trong tình yêu của Thầy”.

– “Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong kẻ ấy, kẻ ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, các con không làm gì được.”

 

2.8. Cảm nghiệm: (Tâm: Nói trong tâm hồn)

– “Con sống trong Chúa như cá trong biển.”

– “Chúa sống trong con như kho tàng trong nhà.”

– “Con và Chúa nên một, như bột dậy men.”

“Như cục than đen, như thanh sắt han gỉ, được đặt trong lò lửa yêu mến, sẽ được Chúa biến đổi một cách nhẹ nhàng mà mãnh liệt, bất ngờ và lạ lùng.” (1)

(Im lặng 2 phút.)

 

Lặp lại lời nguyện. Cảm nghiệm nội tâm.

Cứ 2 phút lặp lại 1 lần. Lặp đi lặp lại 2, 3 lần.

 

3. Lời nguyện tự phát: (Tâm và Trí quyện lại thành Ý chí quyết tâm)

– Nói lên điều cảm nhận.

– Quyết tâm.

+ Xin ơn thực hiện bền vững điều quyết tâm. Bền vững sẽ trở thành tập quán.

Tập quán sẽ trở thành nhân đức. Nhân đức là nên giống Chúa. Nên giống Chúa là nên Thánh.

Ví dụ:

“Lạy Chúa Giêsu, con đang ở với Chúa. Con yêu mến Chúa. Con cảm tạ, chúc tụng, ngợi khen và tôn vinh Chúa. Khi về với cuộc sống đời thường, con quyết tâm sống hiền lành và khiêm nhường. Xin Chúa trợ giúp con sống bền vững điều con quyết tâm.”

 

4. Kết thúc

– Lặp lại bước đầu (con nhìn Chúa…)

– Sau cùng, đọc rất chậm kinh Lạy Cha, được đọc theo lối cảm nghiệm, nhận

thức, đọc tới đâu cảm nghiệm tới đó.

 

ĐIỂM NHẤN:

Nhìn thẳng vào Chúa Giêsu, xin Ngài thực hiện lời hứa sai Thánh Thần.

Xác tín, cùng với Mẹ và các Thánh Tông Đồ, đón nhận.

+Xin ơn Thánh Thần: (Giơ cao hai tay.  Hồn khát khao Thánh Thần.)

“Xin Chúa Giêsu sai Thánh Thần đến với con.

Cùng với Mẹ Maria, con đón nhận Thánh Thần.

Xin Thánh Thần ban ơn: Khôn Ngoan, Sức Mạnh và Tầm Nhìn cho con. Amen.”

 

(1) Nhận xét

Kinh nghiệm thực hiện trong một năm, tôi cảm nghiệm được sự Thiên Chúa biến đổi nội tâm và trong mục vụ.

Bản thân an vui, nhẫn nại, hiền hòa, nhân hậu, trung tín, yêu thương. Hay nghĩ tới hạnh phúc mọi người, mong ước họ bớt khổ.

 

Tóm lại, cảm thấy trở nên người mới trong Chúa Giêsu và mới với mọi người.

Hiện nay, tôi tiếp tục thực hành, và phổ biến phương pháp cầu nguyện này, mỗi khi có dịp giúp tĩnh tâm.

 

(1) Cảm nghiệm theo thánh Bernard, Đức Cố Viện Phụ Giuse Chu Công và có hội nhập văn hóa Việt Nam.

 

– Trước hết, “Con sống trong Chúa,” như cá trong biển:

Một ngày kia, cá con hỏi cá mẹ rằng:

“Biển là gì?”

Cá mẹ nói:

“Từ khi chào đời, con đã sống trong biển. Biển là tất cả những gì bao bọc con.

Con hằng đùa giỡn trong biển. Nếu không có biển, thì loài cá chúng ta sống sao được!”

– Thứ đến, “Chúa sống trong con,” như kho tàng quí giá trong nhà:

Mấy năm gần đây, ở vùng quê tiểu bang Oklahoma, có hai vợ chồng già sống trong một căn nhà nghèo nàn. Một hôm, có kỹ sư tới nhà, xin khoan một lỗ để xem có dầu ở dưới nền nhà bếp của ông bà không. May mắn, kỹ sư đã tìm ra dầu và bơm lên hàng ngàn thùng dầu. Sau đó hai ông bà trở nên giàu có và sống đàng hoàng ở phố “Easy Street.”

Một ngày kia, nhớ lại vận may, ông cụ thốt ra câu:

“Chỉ nghĩ đến cái gì nằm dưới chân đã đủ sướng!”

– Sau cùng:

“Con và Chúa nên một,” như bột dậy men, như cục than đen, như thanh sắt han gỉ, được đặt trong lò lửa yêu mến, sẽ được Chúa biến đổi một cách nhẹ nhàng mà mãnh liệt, bất ngờ và lạ lùng:

“Ở chân núi Khôn Ngoan, có bà cụ mở quán trà giải khát.

Bất kỳ tu sĩ nào hỏi bà, phải đi lối nào để lên núi Khôn.

Bà đều trả lời:

“Cứ đi thẳng.”

Nhưng khi họ đi thẳng, thì bà lại bảo họ là:

“coi có vẻ khôi ngô, nhưng sao lại quẹo ngang như thế, thật là khờ dại, vụng về!”

Tại sao vậy?

Con đường đưa tới Núi Khôn là con đường thẳng đưa tới sự khôn ngoan ở trong tâm trí ta, không phải ở ngoài ta. Như lời Chúa Giêsu dậy: “Nước Thiên Đàng ở trong các con.” Và: “Này chị, giờ đã đến, khi người tôn thờ Chúa không còn thờ Chúa trên núi này hay núi nọ; những ai tôn thờ thực sự sẽ tôn thờ trong tinh thần và chân lý.” “Và nước mà ta cho chị sẽ trở nên mạch nước trào lên từ lòng chị tới sự sống đời đời.”

Tóm lại, ta sống trong Chúa và Chúa sống trong ta, như hạt sương tan biến trong biển cả, như chim bay trong bầu trời, như cá bơi lặn trong đại dương.

Chúa trở nên một với linh hồn.

Một lối sống được thay đổi sâu xa.

Hạnh phúc cho linh hồn có Chúa ở trong họ, linh hồn sống với Chúa, sống cho Chúa và được chuyển biến bởi Chúa.

Đúng như kinh nghiệm tâm linh thánh Phaolô:

“Bây giờ không phải tôi sống, nhưng là Chúa Kitô sống trong tôi.”

Mục đích sau cùng của đời nội tâm là thế.

 

Lm. Gioankim Nguyễn Văn Hinh (D.Min.)

Chia sẻ Bài này:

Related posts

Leave a Comment