- Legio Mariae – Đạo Binh Đức Mẹ - https://daobinh.com -

Những yếu đuối khổ đau của con người

Mà chỉ duy nhất có Thiên Chúa Người mới có thể hiểu thấu chúng ta từ trong ra ngoài vì chính Người đã tạo dựng nên từng người chúng ta cách riêng, không ai giống ai. Nói thế để nhắc nhở chúng ta rằng không ai nên so sánh mình với người khác từ diện mạo, hình dáng bên ngoài, cho đến cả tâm tính ở bên trong. Từ sức học lực, sức khoẻ, cho đến sự thành công trong đời.

Bởi Thiên Chúa Người là Đấng rất yêu thương con cái Người bằng chứng cho chúng ta thấy là Người rất công bằng nếu chúng ta hiểu được vì sao ta lại có mặt trên Trần Gian này … Nhưng điều này mới khó làm sao? Vì hầu hết con cái Chúa bị mù quáng do những cám dỗ và do những đòi hỏi quá đáng ở tùy người chúng ta.

Như sự hiểu biết thì rất có giới hạn nhưng lại hay thích phê bình, chỉ trích, chê bai, dè bỉu, khinh chê, v.v… Thường Thiên Chúa tác tạo ra ai có được vẻ đẹp bên ngoài, có nước da trắng hồng, có dáng mảnh khảnh đẹp như người mẫu, thì tánh tình không được nhiều người ưa thích hoặc có bệnh ở bên trong!?.

Đồng thời cũng có nhiều người Chúa để cho xấu từ diện mạo cho đến hình dáng, nước da ngăm đen và lại còn có tật nữa nhưng tâm hồn của những anh chị em này thì lại rất đẹp đẽ, rất đáng yêu và đi đến đâu cũng được mọi người chào đón, hỏi han. Yêu mến và thích được gần gũi vì họ sống rất chân tình, rất tình cảm, và không ngần ngại để giúp đỡ người, thưa có phải?.

Cùng những anh chị em Chúa để cho bị khuyết tật, mù lòa, phong cùi thì sao? Cả sau này chúng ta lại khám phá ra được những người mang chứng bệnh khác từ khi mới chào đời như bệnh Tự Kỷ (Autism) từ nhẹ đến nặng. Nhẹ thì không thể học cách chú tâm, không thể ngồi yên trong lớp học, rất năng động – Còn nặng thì hằng ngày phải có thuốc uống để kiểm soát từ tâm thần cho đến cơ thể được dịu bớt. Rồi bệnh như sợ dơ nên siêng rửa tay, tắm, lau chùi mọi thứ sạch sẽ và lập đi lập lại rất nhiều lần. Nhưng có phải Chúa cũng ban cho họ những biệt tài mà người thường không thể có được?.

Nói chung là chẳng ai trong chúng ta được gọi là bình thường cả hay nói cách khác là cái bình thường của người này lại là cái bất bình thường của người khác và chẳng ai hiểu rõ được ý nghĩa của sự giầu nghèo ra sao?. Vì tôi thấy rõ ràng cái nghèo của anh nhưng anh lại bênh vực rằng anh đang rất giầu có mà lại giầu có hơn cả vị vua nữa chứ, có không thưa anh chị em?.

Cho nên phán đoán một ai đó ở cái vẻ bề ngoài thì hẳn chúng ta đều trật lất hết như lấy thí dụ là có ai từng bao giờ chứng kiến thấy người vô gia cư (homeless) họ tự quyên sinh bao giờ chưa hay hầu hết chúng ta thấy biết được là những người giầu xụ lại đi tìm cái chết vì cuộc đời của họ đã có tất cả, thành công vượt bực, nổi tiếng cả thế giới nhưng họ vẫn tìm đến cái chết vì họ sống trong Cô Đơn nhất là sống không có Chúa ở cùng.

Có buồn cười không khi ta cứ mải sống so sánh mình với người khác để tự mang đau khổ, dằn vặt, nhìn đời bằng con mắt ganh ghét với những ai hơn mình?. Có buồn cười không khi ta mải sống bắt chước người khác y như ta đem cái nồi mà so sánh với cái ấm nước? Hoặc có buồn cười không khi ta cứ mải đem chồng con mình đi so sánh với chồng con của người ta y như đem trái bầu đi so sánh với trái cam, v.v…

Cái khổ nơi con người của chúng ta là hoàn toàn không chấp nhận nơi chính mình và khả năng của mình nhưng cần phải hiểu khả năng của từng người như chuyện dụ ngôn của Ông Chủ cần phải trẩy đi xa và gọi trao tiền cho những người tôi tớ làm công của Ông. Người thì nhận được 10 nén, người 5 nén, 3 nén và 1 nén bạc (Tùy theo khả năng của từng người). Và rồi Ông bảo với họ rằng ông sẽ Trở Về ở một ngày không xa để thu cả vốn lẫn lời.

Thế thì có khôn ngoan không nếu chúng ta biết được khả năng của chính mình mà ra tay làm lụng, làm lợi cho Chúa khi chúng ta còn có cơ hội sống ở Trần Gian này và chuẩn bị để trả lời cho Chúa ở ngày sau hết. Mà có phải trên đời này chỉ có duy nhất Ông Chủ tốt lành ấy là Thiên Chúa mới cư xử cách nhân từ, độ lượng với tôi tớ của Người là chúng ta đây hay không?. Amen.

Y Tá của Chúa,
Tuyết Mai
25 tháng 4, 2016

Chia sẻ Bài này:
[1] [2] [3]