Kinh Tha Thứ

SUY NIỆM KINH LẠY CHA – (  Lc 11, 1- 4)

Ai trong chúng ta cũng biết Kinh Lạy Cha, bởi vì lời kinh quan trọng nhất, quen thuộc nhất, vì từ khi mới biết bập bẹ, có trí khôn, thì lời Kinh Lạy Cha đã được thì thầm bên tai bởi người mẹ, hay người cha, người bà, hoặc người ông, và được đọc hằng ngày. Vâng, thưa quý vị, nhưng, điều gì quen quá hóa nhàm.

Nhưng, để củng cố sự giá trị siêu nhiên của Kinh Lạy Cha, khỏi nhàm chán, sẽ dẫn đến xem thường, chúng ta cùng suy niệm Kinh Lạy Cha trong Mùa Chay nhé!

Thưa quý vị, Kinh Lạy Cha do chính Chúa Giêsu thiết lập để dạy các môn đệ cầu nguyện: “ Thưa Thầy , xin dạy chúng con cầu nguyện”. ( Lc 11, 1b); ( Mt 6, 7 -15) Người bảo các ông: “Khi cầu nguyện anh em hãy nói :

“ Lạy Cha chúng con ở trên Trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ .”

Vâng, Lời Kinh Lạy Cha mà được giáo hội dạy, mà chúng ta đang đọc, có lẽ theo Tin Mừng thánh Matthuê hơn là Luca.

Trong phạm vi bài chia sẻ nầy, tác giả không có ý phân tích Kinh Lạy Cha, chỉ xin góp lời chia sẻ về ý nghĩa tha thứ trong Lời Kinh Lạy Cha.

Vâng, Chúa Giêsu cho chúng ta biết sự tha thứ quan trọng như thế nào, vì sự tha thứ của Thiên Chúa luôn đi kèm với sự tha thứ cho người khác của chúng ta.

Chúng ta “mắc nợ” Thiên Chúa, đó là sự bất xứng, sự xúc phạm, tức tội lỗi của chúng ta. Nếu , không có ơn tha thứ, cũng như không cầu xin sự tha thứ của Thiên Chúa, thì làm sao có sự sống, sự sống viên mãn được. Kinh Lạy Cha là lời cầu nguyện, hay là cách cầu nguyện. Theo đó, cầu nguyện là gì? Há không phải là xin ơn hay sao?! Vậy, xin ơn chỉ đúng một phần, bởi vì Kinh Lạy Cha gồm có bảy điều cầu xin, nhưng thực ra, cầu xin cho chúng ta chỉ có bốn điều, còn vinh danh Thiên Chúa là Cha thì ba điều.

Như vậy, Cầu nguyện là Tôn vinh, ngợi khen Thiên Chúa và cầu xin những nhu cầu hằng ngày cho chúng ta. Có nghĩa là: Cầu nguyện đúng cách là cầu nguyện theo tinh thần của Kinh Lạy Cha.

Nhưng , có một câu “tha nợ” có nghĩa là ”tha thứ ”, tha thứ sự xúc phạm đến Thiên Chúa là Cha. Cũng có nhiều người hiểu nông cạn cụm từ “tha nợ”: có nghĩa là ”mắc nợ ” tiền bạc. Lời Kinh bao giờ cũng hướng đến giá trị tinh thần, chứ không hướng đến vật chất.

Cầu xin Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta, thì mặc nhiên chúng ta cũng phải tha thứ cho tha nhân. Vâng, sự tha thứ rất cần thiết, vì nếu chúng ta không xin Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta, thì mặc nhiên chúng ta không có sự sống. Bởi vì, tội lỗi là sự xúc phạm đến Thiên Chúa, bao lâu còn ở trong tình trạng của tội, thì bấy lâu mất đi, hay sống ngoài ân sủng của Thiên Chúa. Như vậy, chúng ta cần trở về với ân sủng siêu

nhiên. Muốn vậy, chúng ta phải cầu xin sự tha thứ của Thiên Chúa. Muốn Thiên Chúa tha thứ, thì chúng ta cũng tha thứ cho tha nhân, là vợ chồng, con cái, cha mẹ, anh chị em, người khác. Sự tha thứ là một nhu cầu rất cần thiết, nếu chúng ta chưa tha thứ được, thì ít nữa qua ý nghĩa Kinh Lạy Cha chúng ta cũng không âm mưu hãm hại, hay trả thù người khác.

Kinh lạy Cha cho chúng ta thấy giá trị khiêm nhường, một giá trị đích thực, vì sự ”trả thù” không mang lại ích lợi, ngược lại sự ”trả thù” chính là mầm mống tội lỗi, như vậy, tội lại sinh ra tội. Và, tội mặc nhiên đến đến sự chết. Vì , ai giết người thì phải đền mạng, nhưng, Thiên Chúa muốn cho sự sống sinh tồn, vì Ngài là nguồn sống, vì vậy, Chúa Giêsu dạy chúng ta phải tha thứ, vì sự tha thứ thì sinh ra hoà bình và an lạc. Chúng ta cầu xin “ lương thực” hằng ngày là cầu xin “sự sống”, nhưng, nếu chúng ta không tha thứ cho tha nhân, thì chúng ta “cướp” đi sự sống của họ, thì mặc nhiên, “sự sống” của chúng ta cũng không có.

Vâng , sự sống phái là ”kết tinh”, “hội tụ” bởi tình yêu, nếu đánh mất tình yêu, thì mặc nhiên đánh mất sự sống. Như vậy, Kinh Lạy Cha là lời Kinh của tha thứ, của hòa bình mà Chúa Giêsu đã dạy cho chúng ta, trong tư tưởng có bình an, thì mới có sự sống an lạc, muốn có sự sống an lạc thì phải tha thứ.

Cầu nguyện xin Thiên Chúa tha thứ là nhìn nhận sự thấp hèn, yếu đuối tội lỗi của con người, đó là giá trị khiêm nhường. Gía trị khiêm nhường thì làm vinh danh Thiên Chúa. Ai vinh danh Thiên Chúa, thì Thiên Chúa yêu thương người ấy và ở lại trong người ấy. Như vậy, ai muốn sống trong Thiên Chúa thì phải tha thứ cho người khác. Vì , tha thứ không phải là cử chỉ nhu nhược yếu hèn, mà là “hành vi” của Thiên Chúa.

Như vậy, Kinh lạy Cha là lời Kinh Hòa Bình, trong đó có đủ yếu tố mang lại sự sống và sự sống tôn vinh Thiên Chúa .

: “ Lạy Cha chúng con ở trên Trời,

 chúng con nguyện Danh Cha cả sáng,

 Nước Cha trị đến,

 Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời… “

Vâng, chúng ta tôn vinh Thiên Chúa là Đấng ngự ở trên Trời, thì mặc nhiên không còn ai khác cao hơn Thiên Chúa.Chúng ta mong muốn cho Danh của Thiên Chúa cả sáng, có nghĩa dưới bầu trời mọi dân, mọi nước biết tôn thờ một Thiên Chúa duy nhất. Nước Cha trị đến để kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa không còn phân biệt giữa trần thế và Thiên Đàng. Hầu cho trên trời, hay dưới đất chỉ có một Thiên Chúa là Đấng Hằng sống, hằng trị.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày,

 và tha thứ tội lỗi cho chúng con như chúng con cũng tha lỗi cho người có lỗi với chúng con.

 Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ,

 nhưng cứu chúng con cho khỏi mọi sự dữ. Amen

như vậy, sự cầu xin lương thực là cầu xin sự sống, cầu xin lao động, cầu xin sự thăng tiến xã hội. Vì , Chúa Giêsu không dạy chúng ta xin sự giàu có vật chất. Đồng thời, nguồn của sự sống là tình yêu, nếu muốn Thiên Chúa yêu thương chúng ta, thì chúng ta cũng phải yêu thương tha nhân. Yêu thương chính là ”hành vi” tha thứ, và mặc nhiên, khi được sống trong ân sủng Thiên Chúa và vâng lời Chúa Giêsu thì mọi sự dữ sẽ tan biến./. Amen

Như vậy, Kinh Lạy Cha chính là sứ giả Hòa Bình.

01/03/2016

P.Trần Đình Phan Tiến

Chia sẻ Bài này:

Related posts