Giêsu Nazareth, Ngài là ai?

Người Do Thái xưa kia luôn thắc mắc về Chúa Giêsu nhưng hầu như tất cả đều hiểu lầm. Sự hiểu lầm sở dĩ có là do người ta tưởng rằng mình đã biết được Ngài. “ Người Do Thái bèn xầm xì bởi Ngài đã phán = Ta là bánh từ trời xuống. Họ nói rằng đó chẳng phải Giêsu con của Giosep mà cha mẹ người chúng ta đều biết đấy ư ? ( Ga 6, 41 -42 ). Do nơi  có sự hiểu lầm như vậy mà đã không khỏi  đưa đến chia rẽ “ Có kẻ trong quần chúng nghe lời đó thì nói = ấy thật là tiên tri, kẻ khác lại nói đó là Đấng Ki Tô. Nhưng cũng có kẻ nói Đấng Ki Tô há ra từ Galilê sao ? ( Ga 7, 40 -41). Đối với dân chúng đã vậy nhưng ngay đến các Tông Đồ đặc biệt là Phêrô, người được Chúa tán dương cũng vẫn chưa thực sự có gì là hiểu “ Khi Chúa Giêsu đến trong địa hạt Sê Sa Rê Philip bèn hỏi môn đồ rằng = Người ta nói Con Người là ai ? Họ thưa rằng người thì nói là Giăng Baptit, kẻ thì nói là Êlia, kẻ khác lại nói là Giêrêmia hay một tiên tri nào đó. Ngài phán = còn các ngươi thì nói Ta là ai ? Simon thưa = Ngài là Đấng Ki Tô Con ĐCT hằng Sống. Chúa Giêsu phán cùng người rằng Si Mon con Giona, ngươi có phước đó vì chẳng phải thịt và huyết bày tỏ điều ấy cho ngươi, bèn là Cha Ta ở trên trời vậy” ( Mt 16, 13 -17).

Vừa mới được khen nhưng khi nghe Chúa nói cần phải lên Giêrusalem để chịu chết, Phêrô can ngăn  liền bị Chúa nặng lời quởi trách “ Ớ  Sa Tan hãy đi cho khuất mắt Ta. Ngươi làm cớ cho Ta vấp phạm. Vì tâm ý ngươi chẳng chăm về việc ĐCT song chăm về việc loài người” ( Mt 16, 23 ). Nếu Phêrô khi ấy quả thật đã nhận biết Đấng Cứu Độ thì đâu đến nỗi bị Chúa mắng là chỉ chăm việc loài người ? Qua lời khiển trách này cho thấy công cuộc Cứu Độ  là việc thuộc về Thiên Chúa tức lãnh vực tâm linh chứ không phải thế tục. Cũng bởi chưa nhận ra tính chất cứu độ của Chúa là cứu về phần tâm linh nên ngay đến các Tông Đồ nhất thời cũng mắc phải những  lầm lẫn tai hại “ Bấy giờ mẹ của các con trai Xê Bê Đê  cùng các con mình đến cùng Chúa Giêsu lạy mà xin một điều. Ngài hỏi rằng = ngươi muốn xin chi ? Thưa rằng xin truyền cho hai con trai tôi đây được ngồi một đứa bên hữu một đứa bên tả Ngài ở trong nước Ngài. Nhưng Chúa Giêsu đáp = các ngươi không hiểu điều các ngươi xin” ( Mt 29, 20 -21).

Cũng không phải chỉ mấy mẹ con nhà Xê Bê Đê hiểu lầm nước Chúa là nước thế gian, ngay cả đến khi Chúa sống lại, sắp về trời các Tông Đồ vẫn cứ còn lầm như vậy “ Khi đã nhóm lại, họ hỏi Ngài rằng – Thưa Chúa có phải lúc này là lúc Ngài khôi phục Nhà Itsraen hay không ? ( Cv 1, 6). Một khi đã lầm về mục đích Ơn Cứu Độ tất cũng không khỏi không lầm về Đấng Cứu Độ. Cuộc khủng hoảng trong Giáo Hội hôm nay ngày càng trầm trọng đó là vì đã không nhận ra được tính chất tâm linh của Ơn Cứu Độ. Chúa xuống thế thay vì để cho con người được nên Thánh thì lại nói để…làm người “ Phúc Âm Gioan đã dùng động từ “ trở nên” để diễn tả mầu nhiệm Nhập Thể. Ngôi Lời đã thành xác phàm: Con Thiên Chúa làm người. Một số thần học gia đề nghị dùng chữ nhân thành thay mầu nhiệm Nhập Thể. Chúng ta nên dùng từ ngữ đơn sơ nhất là “ Làm Người”. Chữ “ Làm người” bao hàm một tiến trình một sắc thái “ động” một cuộc sống cụ thể đồng thời cũng là một lý tưởng một ơn gọi” ( Nguồn TGM Phao Lô Bùi văn Đọc. Suy tư về mầu nhiệm Nhập Thể theo lược đồ thần học của Chalcédoine ).

Chẳng hiểu tiến trình “ Làm Người” sẽ đưa dẫn con người tới đâu nhưng có điều chắc chắn là sẽ không bao giờ có thể nên được Thánh. Đang khi đó ơn gọi của chúng ta không phải để …làm người nhưng là làm Thánh “ Chỉ có một thân thể, một Thánh Linh cũng như trong sự kêu gọi mình mà anh em đã được gọi đến một hy vọng, một Chúa, một đức tin, một phép rửa, một ĐCT là Cha mọi người. Ngài vượt trên mọi người, suốt qua mọi người và ở trong mọi người.” ( Eph 4, 4 -6).

Từ khi lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy mọi người Công Giáo đều có chung ơn gọi nên Thánh. Ơn gọi ấy khiến chúng ta được sống trong niềm hy vọng lớn lao. Thế nhưng như Thánh Phao Lô nói hy vọng không phải là vào điều đã thấy mà là chưa thấy “ Song nếu hy vọng điều mình chưa thấy thì chúng ta mới nhẫn nại mà đợi trông” ( Rm 6, 24 -25). Suốt cả cuộc đời của chúng ta là sống trong sự nhẫn nại đợi trông nhưng để có thể sống như thế cần phải có niềm tin  vững chắc vào Chúa Giêsu Đấng Cứu Độ duy nhất. Tại sao ? Bởi vì  ơn gọi đó dẫn đưa chúng ta không phải là đến với một Đấng Thiên Chúa nào khác ngoài ra là Đấng Giấu Ẩn ( Deus Abconsditus ) ở nơi chính mình “ Chẳng ai từng thấy  ĐCT bao giờ. Duy có Con Một ở trong lòng Chúa Cha mới là Đấng mạc khải Cha” ( Ga 1, 18).

Chúa Giêsu là Đấng mạc khải về Cha, chính điều ấy mà Ngài được Thiên Chúa tôn vinh là Đấng Cứu Độ “ Người Do Thái vặn hỏi Chúa Giêsu là ai thì Ngài đáp = Nếu Ta tự tôn vinh thì sự vinh hiển Ta chẳng ra chi.  Ấy là Cha tôn vinh Ta là Đấng các ngươi xưng là Đức Chúa Trời của các ngươi. Các ngươi chẳng từng biết Ngài nhưng  ta biết Ngài. Nếu Ta nói rằng Ta không biết Ngài thì Ta cũng sẽ nói dối như các ngươi  vậy. Song Ta biết Ngài, cũng giữ Đạo Ngài” ( Ga 8, 51 -55).

Chúa Giêsu nói chỉ mình Ngài biết còn phàm phu  không biết thì cái biết ấy là của Đấng Giác Ngộ chứ không phải của tri thức con người. Cái biết của tri thức là cái biết  do phân biệt mà có, còn cái biết của Chúa là cái biết của  vô phân biệt. Người đời nói mình biết cái nhà nhưng cái biết ấy  là do phân biệt với những cái không phải là nhà khác chẳng hạn xe cộ, bàn ghế, người ngợm v.v…Cái biết do  tri thức phân biệt  ấy tất yếu đưa đến sự phủ nhận Thiên Chúa Đấng Vô Phân Biệt “ Ngài khiến mặt trời soi trên kẻ ác cùng người thiện. Mưa cho người công chính cũng như cho kẻ bất chính” ( Mt 5, 45).

Đức Ki Tô mạc khải Đấng Cha, mục đích là để cho ta có thể nhận biết hầu trở về với Ngài. Trở về với Đấng ở nơi mình, đó phải là toàn bộ cuộc hành trình sống đạo của những ai quyết lòng theo Chúa. Một khi Chúa Giêsu nói mình biết Cha cũng giữ Đạo Cha thì chúng ta nếu muốn biết được Cha thì tất nhiên cũng phải sống đạo Ngài là Đạo Vô Phân Biệt. Khi yêu thì không chỉ yêu người  thân cận mà  phải yêu cả kẻ thù nghịch cùng mình. Khi làm phúc bố thí thì đừng cho tay tả biết việc tay hữu làm. Khi cầu nguyện  thì phải hướng vào bên trong rồi cầu nguyện với  Đấng ở nơi ẩn mật và Cha ngươi là Đấng thấy trong chỗ ẩn mật sẽ báo đáp cho ngươi” ( Mt 6, 5 -6). Mặc dầu vậy, đi sâu vào nội tâm hầu nhận biết Đấng Cha ở nơi mình là con đường đầy dẫy chông gai hiểm nạn mà nếu không có Đức Ki Tô dẫn đường chỉ lối cùng với sự cầu bầu của Đức Maria Đồng Công Cứu Chuộc thì không một ai có thể vào ( Ngộ Nhập ) nơi Chí Thánh đó được.

Tại tiệc cưới Ca Na khi nghe  Chúa nói giờ Ta chưa đến nhưng Đức Mẹ vẫn cứ dặn bảo đám gia nhân hễ Ngài bảo gì  thì hãy cứ làm theo ( Ga 2, 1 -5) Chỉ những ai biết vâng nghe Lời Chúa trong tư tưởng cũng như việc làm thì mới có thể nhận biết được Đấng Cứu Độ mình./.

Phùng  Văn  Hóa

Chia sẻ Bài này:

Related posts

Leave a Comment