Đọc Sách Sáng Thế Theo Huyền Nghĩa

Có thể nói trên thế giới, không có cuốn sách nào được đọc nhiều nhưng lại gây tranh cãi như là Sách Sáng Thế. Thực vậy những cuộc tranh cãi ấy diễn ra triền miên trên cả hai phương diện khoa học và lý trí.

           Về  khoa học.

Dù giải thích về niên kỷ thế nào chăng nữa cũng không thể nói Thiên Chúa dựng nên vũ trụ trong có sáu ngày. Nếu hiểu theo nghĩa đen thì đây chỉ là cái quan niệm vũ trụ học thời sơ khai của Ploleme’  ( 100 – 170 tcn ) trong đó bầu trời giống như cái vung úp chụp trên mặt đất bằng phẳng ? nếu vẫn cứ hiểu theo nghĩa này thì chẳng lẽ Chúa Cha trong Kinh Lạy Cha mà Chúa Giesu  dạy lại ngự ở trên cái bầu trời đó sao ? Thật  đáng tiếc đây lại là cái cách giải thích về Đấng  Thần Linh Tạo Hóa từ bấy lâu nay và rồi cũng chính vì thế mà giáo hội không thể nào tránh thoát cho khỏi búa rìu của các thế lực chống đối.

            Về  lý trí.

Đứng trước những phê phán nặng nề của khoa học chẳng hạn như vụ Galile’o ( 1564 – 1642 ) hoặc Darwin( 1809 – 1882 ) v.v.. giáo hội lúng túng bất lực và rồi chuyển sang Thần học  với đủ thứ thuyết lý hết Kinh Viện học ( Scholastique ) lại đến Thần học giải phóng, Kito học v.v… và cuối cùng đưa đến Thần học về cái chết của Thiên Chúa ( The’ologie de la mortde Dieu ). Với quan niệm   mang tính…dân gian thì TC Tạo Hóa là Đấng ngự ở trên chín tầng mây. Còn của Thần học thì Đấng ấy lại chỉ là một khái niệm triết học khô cứng, chẳng hề dính dáng chi tới thực tại cuộc sống = Tôn giáo bị người ta miệt thị chống đối cho là một thứ áp bức bóc lột của giai cấp thống trị, là thuốc phiện  ru ngủ quần chúng v.v…

Kinh Thánh là Lời Chúa, là Trí Tuệ của nhân loại và Trí Tuệ ấy chỉ có thể khai mở khi ta đọc và giải thích Sáng Thế Ký theo huyền nghĩa.  Với huyền nghĩa thì Sáng Thế trở nên như một thứ chìa khóa để mở ra tất cả mọi cánh cửa  còn đóng kín của Kinh Thánh chẳng hạn như về Tạo Dựng, về Tội Nguyên Tổ, về Đức Maria, về công cuộc Cứu Độ của đức Kito v.v.. .Ngược lại thì tất cả những cái gọi là giải thích, là chú giải này nọ chẳng khác nào thầy bói mù rờ voi chẳng có cái chi là đứng.  Huyền  nghĩa không phải là huyền bí mông lung mờ ảo  nhưng đó là một cái nhìn hoàn toàn khác về sự vật. Với con mắt phàm trần xác thịt  thì chỉ thấy cái nhà là cái nhà. Nhưng với con mắt trí tuệ  thì cái nhà là tổng thể gồm bởi  ciment, sắt thép, gạch ngói công thợ v.v… đầy đủ các duyên ( gạch, ngói …..)  hợp lại thì gọi là nhà. Các duyên ấy rời ra  thì nhà không còn là nhà.

Ở  đây trong phạm vi bài này chỉ xin nói về ba huyền nghĩa quan trọng mang tính đầu mối đó là = Tạo Dựng, Tội nguyên tổ và Cứu Chuộc.

I.  Tạo Dựng.

Trước khi tạo dựng thì “ đất là vô hình và trống không” Stk 1, 2. “ ĐẤT” ở đây cần được hiểu là một cái “ Nền”  và nền này thì vô hình và trống không. Theo Thần thoại Hy Lạp đó là Thần “ Chaos” hoặc Eros nhưng Chaos nghĩa của nó là một …cái hố trống toang và vô biên ( vide be’ant ). Còn Eros thì nói đến quá trình sinh trưởng và tuần hoàn của vũ trụ. Từ nơi cái Thần…trống không này mà sinh ra  hai Thần khác là Gaia tượng trưng cho Đất Mẹ và Zeus cho nguyên lý sinh thành.

Theo  triết Nho thì “ Nền” để chỉ cho Thái Cực và từ nơi Thái  Cực tức Vô Cực này  mà phát sinh muôn loài vạn vật “ Dịch hữu Thái Cực, thị sinh lưỡng nghi ( Âm Dương ) lưỡng nghi sinh Tứ  Tượng, tứ tượng sinh bát quái” ( Dịch = Hệ Từ Thượng ).

Theo triết Phật thì “ Nền” tức là Tánh Không.  Chỉ từ ở nơi Không Tánh này mà vạn vật mới có thể hiện hữu. Chẳng hạn muốn xây dựng một căn nhà thì trước hết  ta cần phải có một khoảng đất trống để làm nền. Thử hỏi khoảng đất  ấy không…trống tức là không có cây cối, nhà cửa  ụ mối  hoặc của ai đó  thì ta có làm nhà được không ? Lại nữa, Tánh  Không tuy vô hình vô tướng  nhưng đó mới chính là không gian để vũ trụ trăng sao tinh tú mặt trời …mới  có thể vận hành.  Vũ trụ cũng thế mà ở nơi con người cũng không khác, nó cũng cần phải có những cái …lỗ, không có cái lỗ miệng, lỗ mũi…thì ta đâu thể ăn, nuốt thở  ra thở vào..khì khịt suốt ngày được ? người, vật đều cần những khoảng không. Phải có khoảng không thì mới sống, mới xử dụng được = nồi niêu  xô chậu  nhà cửa, xe hơi …mà không có khoảng trống thì đâu thể gọi là nồi niêu…..?

“ KHÔNG” ở đây không phải là không có cái gì ( ngoan không)  nhưng  là Chân Không. Từ ở nơi Chân Không  ấy mà phát sinh muôn loài muôn sự gọi là Diệu Hữu. Bởi không cảm, không suy được  nên nói là Như Thật Không. Tuy không cảm không suy được  nhưng nó thường phát sinh muôn loài muôn sự  nên gọi là Như Thật bất Không.  Tính chất Chân Không Diệu Hữu này rất khó để trí óc con người có thể tiếp nhận. Duy chỉ đức tin mới có thể hiểu “ Bởi đức tin chúng ta hiểu rằng các thế giới được dựng nên bởi Lời của Thiên Chúa đến nỗi vật thấy được  chẳng phải từ vật hiển nhiên mà ra” Dt 11, 3.

II.   Tội  nguyên tổ.

Từ trước đến nay, tội  nguyên tổ là một vấn đề gai góc bậc nhất của Thần học, hầu như không ai muốn đá động tới. Thế nhưng  nếu không …đụng đến nó thì sẽ không sao giải quyết được những vấn đề còn lại.  Mặt khác, để thâm nhập được  đúng bản chất của tội thì phải khởi đầu từ nơi mầu nhiệm Tạo Dựng. Khởi đầu ấy một khi mà đã không  đúng  thì chẳng những không  có cách chi hiểu được tội nguyên tổ  mà còn lấy nó để làm  ra Thần học vốn vẫn được mệnh danh là khoa học hiểu biết về Thiên Chúa.  Thần học trong thực chất của nó chỉ là một dạng khác của triết học duy lý mà nguyên tắc của triết học là chia chẻ, phân tích. Đang khi đó tội nguyên tổ  lại là tội phân biệt, là…trái cây mà Thiên Chúa cấm ăn “  Ngươi được trự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn nhưng về cây biết điều thiện, điều ác thì chớ hề ăn đến vì một mai ngươi ăn, chắc là phải chết” Stk 2, 16 – 17 )  Đã cấm …ăn mà vẫn cứ ăn thì đó là tội nhưng cần phải  hiểu tại sao TC  lại cấm không  được phân biệt ? Lý do của việc cấm này là bởi TC là Đấng vô phân biệ “ Ngài khihe61n mặt trời soi trên kẻ ác cùng người thiện. Mưa cho người công chính cùng kẻ bất chính” Mt 5, 45 )  “ Thiên Chúa  là Tình Yêu” 1Ga 4, 16 đồng thời cũng là Bản Tâm vô phân biệt ở nơi mỗi người. Tâm vốn vô phân biệt nhưng nay lại phân biệt, thuận nghịch = yêu thích kẻ lành mà ghét bỏ kẻ ác để rồi gây ra bất công thiên lệch trong xã hội.  Nguyên tổ vì cố tình ăn trái cấm thế nên đã bị đuổi khỏi Vườn Địa Đàng để lê chân vào chốn trần ai khổ ải. Thiên Chúa phán  với Adam“ Vì ngươi đã nghe theo lời vợ mà Ta  đã cấm. Vậy đất sẽ bị rủa sả vì ngươi, trọn đời ngươi sẽ phải điêu đứng khó nhọc mới có vật đất sanh ra mà ăn. Đất sẽ sanh chông gai và cây trái đắng đót và ngươi sẽ phải ăn rau củ của đồng nội. Ngươi sẽ làm đổ mồ hôi trán mới có cái để ăn cho đến ngày ngươi trở về đất là nơi mà từ đó ngươi sinh ra vì ngươi là bụi đất sẽ trở về đất bụi” Stk 3, 17, 19. )

Nguyên tổ bị đuổi khỏi địa đàng và có các thiên thần Cherobim cầm gươm chói lòa trấn giữ không cho trở lại ( Stk 3, 24 ). Mặc dầu vậy Thiên Chúa giàu lòng thương xót,  còn cho con ngươi có cơ hội trở lại cùng với lời hứa Ban Đấng Cứu Thế “ Thiên Chúa lại phán với con rắn = Ta sẽ làm cho mày cùng Người Nữ, dòng dõi mày cùng dòng dõi Người Nữ nghịch thù nhau. Người sẽ giày đạp đầu mày còn mày thì sẽ rình cắn gót chân Người” Stk 3, 15 ). Sau khi nguyên tổ phạm tội, tất sẽ xảy ra một cuộc chiến dữ dội  triền miên giữa Người Nữ ám chỉ cho Đức Maria và Rắn tức Satan. Chính là với cuộc chiến  này mà Chúa Giesu Kito  được cưu mang và sinh hạ trước hết là ở nơi Đức Maria và sau nữa là ở nơi các tâm hồn. 

III.   Công cuộc cứu độ.

Chúa  Giesu là Đấng Cứu Độ và cứu có nghĩa là độ thoát con người ra khỏi vòng nô lệ  quỷ dữ.  Satan đã cám dỗ và nguyên tổ đã nghe lời xúi giục  của nó mà phạm tội để đến nỗi phải bị đuổi ra khỏi Địa Đàng. Nay Chúa Cứu Thế đến mục đích là để cho con người có thể trở về với Địa Đàng mà xưa kia đã  mất. Nếu do phân biệt ( Tội nguyên tổ)  mà bị đuổi thì nay muốn trở về  thì chẳng có cách nào khác  là đừng có làm, có  phạm cái tội phân biệt ấy nữa. Đấng Cứu Thế  đến là để dẫn đưa con người trở về vườn Địa Đàng xưa  thế nhưng Vườn Địa Đàng ấy đích thực ở đâu để cho ta có thể trở về ?  Như đã biết,  trước khi tạo dựng thì “ Đất là vô hình và trống không” Stk 1, 2) ĐẤT  đây cũng chính là TÂM, người ta vẫn nói Tâm Địa là vì vậy. Tâm vô hình và trống không  tức ám chỉ cho Bản Tâm Vô Phân Biệt , Tâm ta vốn dĩ vô phân biệt nhưng nay đã đi vào phân biệt ( ảnh hưởng bởi tội nguyên tổ ) = thuận nghịch, thấy có không,  được mất , hơn thua, yêu ghét, giàu nghèo, sang hèn, thịnh suy, lành dữ, thiện ác v.v…Bởi đó mà nảy sinh  đủ thứ thất tình lục dục, gây tranh chấp đố kỵ thống khổ triền miên cho mình  cho người.

Đức Kito từ nơi Thiên Cung tột cùng vinh hiển đã xuống thế mang thân phận  phàm nhân  hầu để cứ vớt chúng ta “Ngài vốn  có hình thể của Thiên Chúa, song chẳng coi sự bình đẳng với TC là sự đương  nhiên, trái lại Ngài tự làm cho mình ra trống không, lấy hình thể tôi tớ, trở nên  giống như hình dạng loài người. Sau khi đã có mạo dạng con người rồi bèn hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết , thậm chí chết trên thập giá” Pl 2, 6 – 8 ). Đức Kito làm cho mình ra trống không   tức là trong Tâm Ngài không hề có bóng dáng của sự phân biệt. Thiên Chúa đã “Ở” cùng Ngài, là một với Ngài “ Ta với Cha là một” Ga 10, 30.) Chính vì Ngài là như thế nên Thiên Chúa đã tôn vinh “ nhắc Ngài lên rất cao, ban cho Danh vượt trên hết mọi  danh hầu cho mọi đầu gối trên trời dưới đất , bên dưới đất đều nhơn Danh Giesu mà quỳ xuống và mọi lưỡi đều thừa nhận Giesu Kito là Chúa để tôn vinh Thiên Chúa là Cha” Pl 2, 9 – 11)

Chúa cứu, với điều kiện là ta phải thực hành những lời dạy của Ngài đó là không giữ tâm phân  biệt nữa “ yêu thương thì phải yêu thương cả kẻ thù nghịch cùng mình. Mt 5, 44) Làm phúc bố thí thì đừng cho tay tả biết việc tay hữu làm ( Mt 6, 3) Cầu nguyện thì đừng cố ý cho người khác biết mà phải vào phòng kín, đóng cửa lại( Tâm không phóng xuất) mà cầu bởi vì Cha ngươi là Đấng ở nơi ẩn mật và Cha ngươi là Đấng thấy trong chỗ ẩn mật sẽ báo đáp cho ngươi” Mt 6, 16.  Thiên  Chúa “Ở” và thấy trong chỗ ẩn mật và chỗ ẩn mật đó chẳng thể có ở bất cứ một nơi nào khác ngoài Tâm . Kiếm tìm và gặp Chúa chỉ có thể bằng cách là trở về với Bản Thể mình, điều này chỉ có thể nhận biết thông qua con đường  huyền nghĩa mà thôi./.

Phùng văn Hóa.

Chia sẻ Bài này:

Related posts