- Legio Mariae – Đạo Binh Đức Mẹ - https://daobinh.com -

Đức Maria và sự hiệp nhất (2)

Người ta cho rằng cả người Công giáo cũng như Tin Lành đều đã có sự…hiểu lầm về Đức Maria và vì thế không thể đi đến Đại kết “ Chúng ta sẵn sàng đón nhận lời mời gọi của vị bề trên tu viện Taize’ gởi đến anh em Công giáo về vấn đề lòng sùng kính đối với Đức Nữ Trinh “ Cần có sự thanh lọc để có sự thông cảm đại kết = Chúng ta đã hiểu lầm nhau và hầu như  hiểu lầm về tất cả. Anh em Công giáo xem anh em Tin Lành như những người không tin Đức Thánh Nữ Đồng Trinh. Còn anh em Tin Lành lại cho rằng anh em Công giáo tôn thờ Đức Nữ Trinh, một sự tôn thờ đáng  ra chỉ được dành cho Thiên Chúa và đức Ki Tô. Anh em Tin Lành xem sự  sùng kính ấy như một hình thức thờ ngẫu tượng Maria ( Mariolatrie ). ( Nguồn Lamhong.Net 15/4/2015).

Nói người Tin Lành không tin Đức Thánh Nữ Đồng Trinh đó không phải là hiểu lầm nhưng là sự thật. Thử hỏi người Tin Lành có tin Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, Đấng Trọn Đời Đồng Trinh, Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đấng lên Trời cả hồn và xác không ? Không, người Tin Lành hoàn toàn không tin những gì mà người Công giáo buộc phải tin vì đây là những tín điều. Mặt khác người Công giáo cũng chưa bao giờ tôn thờ Đức Mẹ ngay cả khi họ xưng tụng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa ( Kinh Mân Côi ). Nên nhớ lời Kinh = Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội….đã có từ thế kỷ thứ V khi các tín hữu thành Epheso ( Ngày 22/6/431 ) đọc trong lúc rước kiệu để mừng sự thành công của Công đồng chống lại bè rối Nestorio.

Người Công giáo chỉ xin Đức Mẹ cầu thay chứ chưa khi nào …tôn thờ Ngài. Việc tôn thờ ấy là để dành cho Thiên Chúa Cha và Chúa Ki Tô Đấng Trung Gian duy nhất “ Chỉ có một ĐCT và chỉ có một Đấng Trung Bảo ở giữa ĐCT và loài người là Ki Tô Gie Su cũng là người” ( 1Tm 2, 5). Lý do cần  có Đấng Trung Gian bởi lẽ Thiên Chúa là đấng chẳng ai từng thấy biết bao giờ” ( Ga 1, 18 ).

Do bởi Thiên Chúa là Đấng chẳng ai thấy biết nên Đức Ki Tô mới xuống thế để chỉ dạy cho con người một đường lối tôn thờ đích thật “ Chúa Gie Su nói với người đàn bà xứ Samari = Các ngươi thờ lạy điều các ngươi không biết còn chúng ta thờ lạy điều chúng ta biết vì sự cứu rỗi đến từ dân Do Thái. Nhưng giờ sắp đến mà nay đã đến rồi, khi kẻ thờ lạy thật hãy lấy tâm linh và lẽ thật mà thờ lạy Cha vì Cha vẫn tìm kiếm người dường ấy để thờ lạy Ngài” ( Ga 4, 22 -23).

Để tôn thờ Thiên Chúa cách chân thật thì như lời  Đức Ki Tô nói cần phải lấy tâm linh và lẽ thật mà thờ lạy bởi vì Ngài là Đấng Cha của mỗi người. Thiên Chúa là Cha, chân lý này thật  vô cùng cao cả nhưng cũng  rất khó để tiếp nhận ngoại trừ những ai được Đức Ki Tô mạc khải “ Ngoài Cha không ai biết Con, ngoài Con và kẻ nào Con muốn mạc khải cũng không ai biết Cha” ( Lc 10, 22). Đức Ki Tô đến để mạc khải về Chúa Cha  nhưng ngay những kẻ thuộc về Ngài cũng chẳng tiếp nhận ( Ga 1, 11).

Không tiếp nhận mạc khải về Đấng Cha, Giáo Hội tất nhiên không sao tránh khỏi khủng hoảng và đây cũng chính là nguồn cơn đưa đến Đại Kết, một phong trào do người Tin Lành khởi xướng vào đầu thế kỷ 20. “ Có thể lấy năm 1910 như khởi điểm của phong trào Đại kết. Vào năm ấy một Đại Hội của các Hội Truyền Giáo Tin Lành ( World Missionary Confe’rence ) được tổ chức ở Edinhburgh ( Scotland ). Lý do đưa tới việc tổ chức Đại Hội là thực trạng chua chát của các xứ truyền giáo khi mà các giáo đoàn trẻ chất vấn những nhóm thừa sai = Tại sao các ông đều rao giảng một Đức Ki Tô như nhau mà các ông lại chia rẽ thành bao nhiêu là phe nhóm, nào là Methodiste nào là Luteranist nào là Episcopalist ? Tại sao các ông vừa mang cho chúng tôi Tin Mừng của Đức Ki Tô mà vừa mang theo các sự phân hóa từ Âu Mỹ sang đây làm gì ? Chính vì ý thức rằng sự chia rẽ giữa các Ki Tô Hữu  là một chướng  ngại  cho việc truyền giáo cho nên các Hội truyền Giáo mới quyết định nhóm họp lại để tìm cách thức giải quyết. Cuộc gặp gỡ giữa các Hội Truyền Giáo đã dần dần đưa tới sự gặp gỡ giữa các Giáo Hội dưới danh nghĩa của Hội Đồng Quốc tế Truyền Giáo ( International Missionary Council ) ra đời năm 1921” ( Nguồn bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia – Phong trào Đại Kết ).

Sau nhiều lần gặp gỡ, thăm dò Giáo  Hội Công Giáo qua Công Đồng Vatican II ( 1962 – 1965 ) đã  chinh thức tham gia Phong trào Đại kết với mục đích được nêu là để “ Cổ vũ việc tái  lập sự hợp nhất giữa toàn thể các Ki Tô hữu là một trong những mục tiêu chính của Thánh Công đồng chung Vaticano II” ( Sắc lệnh về Đại kết – Ký ngày 21/11/1964). Có thể nói việc cổ vũ cho sự hiệp nhất đã được Giáo Hội tích cực thực hiện từ năm mươi năm qua nhưng thực tế cho thấy chẳng những chẳng đem lại kết quả gì mà còn  đúng như  nhận định của ký giả Vittorio Messori = Công Đồng đã mở ra thời tận cùng của Giáo Hội “ Nếu người ta tổng kết những thập kỷ hậu Công Đồng, những cánh cửa được Công Đồng mở rộng ra đã góp phần đẩy xa khỏi Giáo Hội những người đã “ Ở Trong” hơn là đem lại gần Giáo Hội những người còn “ Ở Ngoài”. Ngày nay một số người không do dự kéo chuông báo tử khi nhận thấy trong Giáo Hội sự bền vững và kỷ cương trong đức tin đã mất đi sức mạnh của chúng và bị đe dọa bởi những khuynh hướng ly tâm hoặc bởi những quan điểm thần học bất chấp giáo huấn của huấn quyền Giáo Hội” ( Đức giáo hoàng Gioan Phao Lo II – Bước vào Hy Vọng ).

Tại sao Giáo Hội cổ vũ sự hiệp nhất nhưng  hiệp nhất chẳng thấy đâu mà chỉ thấy  chia rẽ ? Lý do là vì sự hiệp nhất mà Giáo Hội cổ vũ ấy hoàn toàn không phải là sự hiệp nhất mà Đức Ki Tô mong muốn khi Ngài dâng lên Chúa Cha lời khẩn nguyện “ Con chẳng những vì họ mà cầu xin thôi đâu nhưng cũng vì những kẻ nhơn lời họ mà tin Con nữa để họ thảy đều hiệp làm một như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha; lại để họ cũng ở trong chúng ta hầu thế gian tin rằng Cha đã sai Con” ( Ga 17, 20 -21).

Đối tượng cầu nguyện cho sự hiệp nhất của Chúa Giê Su trước hết là các Tông đồ, sau nữa là những người tin vào lời giảng dạy của các ngài. Tông đồ là những  người cầm đầu Giáo Hội, còn những người  tin vào lời giảng dạy là hết thảy mọi tín hữu Các Tông Đồ cùng với toàn thể tín hữu cần phải hiệp nhất với nhau để tạo nên một tổng thể duy nhất đó là Giáo Hội Công giáo Tông truyền. Chúa Giê Su chỉ thiết lập có một Giáo Hội và Giáo Hội đó cũng chính là Thân Mầu Nhiệm với Đức Ki Tô là đầu còn các tín hữu là những chi thể “ Hãy cứ ở trong Ta và Ta cũng ở trong các ngươi. Như nhánh nếu không cứ ở trong cây nho thì không thể tự kết quả. Nếu các ngươi chẳng cứ ở trong Ta thì cũng vậy. Ta là cây nho các ngươi là nhành. Ai cứ ở trong ta và Ta ở trong họ thì người ấy kết quả nhiều vì ngoài Ta các ngươi không thể làm  chi được” ( Ga 15, 4 -5).

Chúa là con đường và đường này có mục đích là để dẫn đưa ta  đến với Chúa Cha. Cần phải xác quyết như thế chúng ta mới có thể nhận ra tính chất Cứu Độ mà Đức Ki Tô đem đến cho nhân loại đồng thời qua đó để nhận ra vai trò Đồng Công Cứu Chuộc của Đức Maria. Cứu Độ nghĩa của nó là độ thoát con người ra khỏi vòng trầm luân sinh tử  hầu nhận ra sự thật Con Thiên Chúa ở nơi mình “ Chúa nói với những người Do Thái đã tin Ngài rằng = Nếu các ngươi cứ ở trong đạo của Ta thì thật là môn đệ Ta, các ngươi sẽ nhận biết Sự Thật và Sự Thật sẽ giải thoát các ngươi” ( Ga 8, 31 -32).

Đạo là con đường và hễ đã có đường thì phải đi phải thực hiện thì mới có thể đến được nơi mình muốn đến. Nơi muốn đến ấy như lời Chúa nói đó là nhận biết Sự Thật Con Thiên Chúa vốn hằng hữu ở nơi mình và chỉ đến khi ấy con người mới được giải thoát thực sự. Có đường thì phải đi nhưng đi thế nào được  nếu không “Ở” trong Giáo Hội bởi chưng Giáo Hội chính là con đường của Chúa do Chúa thiết lập. Sau khi Phê Rô tuyên xưng Chúa phán với ông “ Si Mon con Giona ơi ! ngươi có phước đó vì chẳng phải thịt và huyết bày tỏ điều ấy cho ngươi đâu bèn là Cha Ta ở trên trời vậy. Còn Ta lại bảo ngươi rằng ngươi là Phê Rô Ta sẽ lập Hội Thánh Ta trên vầng đá này, cửa Hỏa Ngục cũng chẳng thể thắng được nó” ( Mt 16, 17 -18).

Chúa thiết lập Giáo Hội thông qua chỉ một con người và trao trọn quyền bính cũng  chỉ cho một con người ấy “ Ta sẽ giao chìa khóa nước Trời cho ngươi. Hễ điều gì ngươi cầm buộc dưới đất thì trên trời cũng cầm buộc. Hễ điều gì ngươi cởi mở dưới đất thì trên trời cũng cởi mở” ( Mt 16, 19). Tại sao Chúa  chỉ trao quyền bính cho một cá nhân mà không cho tập thể các Tông Đồ ? Lý do sâu xa là vì chỉ như thế mới có thể bảo đảm cho sự hiệp nhất trong Giáo Hội cũng là Thân Mầu Nhiệm Chúa Ki Tô. Nơi Thân Mầu Nhiệm ấy Chúa Ki Tô là đầu và bởi vì Ngài đã trao trọn quyền bính cho vị  cầm đầu Giáo Hội thế nên hết thảy các chi thể cần phải hiệp nhất với Ngài hầu sinh hoa kết trái  tâm linh. Sự hiệp nhất ấy cụ thể là  các giám mục bản quyền cần hiệp thông với đức Thánh cha trong mọi vấn đề. Còn về phần  giáo dân thì phải hiệp nhất với  cha xứ của mình bởi vì  ngài  đã nhận lãnh bài sai nơi đức giám mục. Mặc dầu vậy sự hiệp nhất ấy  mới chỉ là cái hình thức bề ngoài nó không thể có thực chất nếu không được  nâng đỡ bởi Đức Maria Đấng Trung Gian Các Ơn và ơn lớn lao cao cả nhất chính là cưu mang và sinh hạ Chúa Giê Su trong tâm hồn các tín hữu. Đức Mẹ nói với Thánh Giê Tru Đê “ Giê Su con rất dịu dàng của Mẹ không là Con độc nhất ( Unigenitus ) vì mẹ đã thụ thai Ngài đầu hết trong dạ. Nhưng sau Ngài đúng hơn bởi Ngài Mẹ đã thụ thai chúng con tất cả khi nhận lấy chúng con làm con cái trong dạ đầy tình hiền mẫu Mẹ để chúng con nên anh em Ngài đồng thời là con của Mẹ” ( MV Bernadot O.P Mẹ Trong Đời tôi).

Đức Mẹ là Mẹ Đấng Cứu Thế và đồng thời cũng là Mẹ mỗi người chúng ta về phần tâm linh. Do bởi tính chất làm Mẹ như thế mà Đức Maria được gọi là Eva mới. Nếu Eva  trong Cựu Ước bởi ăn trái cấm mà đã trở thành mẹ của chúng sinh “ Adam gọi vợ là mẹ của chúng sinh” ( St 3, 20) thì Đức Maria trong tân Ước bởi biết Xin Vâng nên đã trở thành Mẹ của Con Thiên Chúa.

Từ khi  lãnh nhận Bí Tích rửa Tội hết thảy chúng  ta đều có ơn gọi làm Con Chúa “ Chỉ có một thân thể, một Thánh Linh cũng như trong sự kêu gọi mình mà anh em đã được gọi đến một hy vọng một Chúa một đức tin một phép rửa một ĐCT là Cha của mọi người suốt qua mọi người và ở trong mọi người” ( Eph 4, 4 -6).

Với Phép Rửa chúng ta đã có ơn gọi làm  Con Chúa nhưng ơn gọi ấy chỉ có thể hoàn tất nếu có Đức Maria làm Mẹ. Thật vậy Đức Mẹ là Đấng làm cho chúng ta được lớn lên trong ơn Thánh mỗi ngày nhờ vào các Bí Tích nhất là Bí Tích Thánh Thể. Có một sự thật đương nhiên phải nhận ra đó là khi rước lễ chúng ta đã ăn và uống Mình Máu Thánh Chúa nhưng Mình Máu Thánh ấy cũng là của Đức Mẹ từ Mẹ mà sinh ra. Mầu nhiệm này nói lên điều gì nếu không phải là sự hiệp nhất thâm sâu giữa Đức Maria và Chúa Cứu Thế. Lại nữa do bởi tính chất hiệp nhất ấy mà chúng ta có thể nói mọi công nghiệp của Chúa Giê Su ban xuống cho nhân loại đều nhờ bởi lời Xin Vâng của Đức Maria.

Lời Xin Vâng của Đức Mẹ hoàn toàn tự nguyện nhưng cũng không ngoài chương trình Cứu Độ của Thiên Chúa đó là muốn cho con người được nên hoàn thiện “ Vậy anh em phải lột bỏ con người cũ về cách ăn ở  trước kia là người càng ngày càng bị bại hoại bởi tư dục lừa dối. Lại phải đổi mới trong tinh thần của tâm trí mình mà mặc lấy con người mới là người đã được dựng nên theo ý chỉ của ĐCT trong sự công chính và sự thanh khiết của lẽ thật” ( Eph 4, 22 -24).

Được dựng nên là Hình Ảnh Thiên Chúa là Con Thiên Chúa nhưng vì tội bất tuân phục của nguyên tổ mà con người đã bị sự lừa dối của Sa Tan ngày càng xa lìa Thiên Chúa mà không biết. Đức Maria với lời Xin Vâng Ngài đã hạ sinh Đấng Cứu Thế và cũng với Lời  Xin Vâng ấy mà Đức  Giê Su Ki Tô đã làm hòa con người với Thiên Chúa “ Mọi sự đều ra từ ĐCT. Ngài đã nhờ Đức Ki Tô mà khiến chúng ta được hòa lại với Ngài và giao cho chúng ta chức phận giải hòa” ( 2C 5, 18).

Sứ mạng của Đức Ki Tô xuống thế mục đích là để con người được làm hòa cùng Thiên Chúa  Đấng ở nơi mình đồng thời Ngài cũng trao  sứ mạng ấy cho chúng ta, những Ki Tô Hữu. Trước Khi đi nộp mình chịu chết Chúa Giê Su với tình thương vô bờ Ngài đã lặp đi lập lại lời cầu cho sự hiệp nhất giữa các Tông Đồ và  những người nghe theo lời giảng dạy của các ngài hầu cho tất cả được hiệp cùng nhau trên nước hằng sống “ Cha ơi ! Con muốn Con ở đâu thì những kẻ Cha ban cho Con cũng ở đó với Con để họ ngắm xem sự vinh hiển của Con là vinh hiển Cha đã ban cho Con vì từ trước buổi sáng thế Cha đã thương yêu Con”( Ga 17, 24)

Phùng  Văn  Hóa

Chia sẻ Bài này:
[1] [2] [3]