- Legio Mariae – Đạo Binh Đức Mẹ - https://daobinh.com -

Lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời

Lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời mà Giáo Hội Latinh cử hành ngày 15 tháng 8 là một trong 12 lễ trọng nhất của Giáo Hội chính thống. Các anh em chính thống và armeni gọi là lễ Đức Maria ngủ. Sau khi chết Đức Maria được lên trời cả hồn lẫn xác. Sự khác biệt giữa Ngủ và Lên trời cả hồn cả xác là ở chỗ việc Lên trời cả hồn cả xác không nhất thiết bao gốm cái chết nhưng cũng không loại trừ nó. Trong Giáo Hội công giáo đây là một lễ tín lý, vì tín lý Đức Mẹ hồn xác lên trời đã được Đức Giáo Hoàng Pio XII công bố trong Năm Thánh 1950.

Sau khi đã tham khảo ý kiến các Giám Mục trên thế giới, ngày mùng 1 tháng 11 năm 1950 trong Năm Thánh Đức Giáo Hoàng Pio XII đã công bố tín điều Đức Mẹ hồn xác lên trời với Tông hiến “Munificentissimus Deus – Thiên Chúa rất quảng đi”. Đây là tín lý cuối cùng được một Giáo Hoàng tuyên bố, sau hai tín điều do Đức Giáo Hoàng Pio IX công bố trong thế kỷ XIX. Đức Pio XII viết trong đoạn chính của Tông hiến:

”Vì thế, sau khi dâng lên Thiên Chúa các lời khẩn nài và đã cầu xin ánh sáng của Thánh Thần Chân Lý, vì vinh quang của Thiên Chúa toàn năng, Đng đã đ trên Đức Trinh Nữ Maria lòng tốt đặc biệt của Người, vì vinh quang Con của Người, là Vua bất tử đi đi và là Đấng chiến thắng tội lỗi và cái chết, vì vinh quang lớn lao hơn của Mẹ tôn nghiêm Người và vì sự vui mừng và hân hoan của toàn thể Giáo Hội, do quyền năng ca Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, của các thánh tông đồ Phêrô Phaolô và của chúng tôi, chúng tôi tuyên bố và định nghĩa là tín lý đã được Thiên Cháu mặc khải rằng: Đức trinh nữ Maria Mẹ vô nhiễm của Thiên Chúa kết thúc cuộc sống trần gian đã đưc đưa lên vinh quang trên trời hồn xác. Vì thế, nếu ai, ưc chi Thiên Chúa đừng muốn như vậy, dám chối bỏ, nghi ngờ một cách cố ý điu chúng tôi đã định nghĩa, thì hãy biết rằng họ đã suy giảm đức tin thiên linh và công giáo”.

Thực ra ngay từ những thế kỷ đầu Kitô hữu đã tin rằng Đức Maria được hồn xác lên trời. Lý do thứ nhất vì Đức Maria là Đấng đã được Thiên Chúa tuyển chọn làm Mẹ của Đức Giêsu Kitô Ngôi Lời Con Thiên Chúa nhập thể làm người, nên được Thiên Chúa giữ gìn không vướng tội tổ tông. Tiếp đến vì thân xác vô nhiễm nguyên tội của Mẹ đã từng cưu mang Con Thiên Chúa nhập thể làm người và là đền thờ sống động của Thiên Chúa, nên không thể bị hư nát.

Thánh Gioan Damasceno đã viết như sau: ”Thật là thích hợp, Đấng đã duy trì toàn vẹn sự đồng trinh của mình khi sinh con, cũng duy trì toàn vẹn thân xác mình khỏi sự hư nát sau khi chết. Thật là thích hợp, Đấng đã mang trong cung lòng mình Đấng Tạo Hóa trở thành trẻ thơ được ở trong Nhà Thiên Chúa. Thật là thích hợp, Hiền Thê của Thiên Chúa bước vào nhà trên trời. Thật là thích hợp, Đấng đã trông thấy Con mình trên Thập Giá, khi nhận trong thân xác nỗi đớn đau đã được tha cho Mẹ khi sinh, được chiêm ngưỡng Con ngự bên hữu Chúa Cha. Thật là thích hợp, Mẹ Thiên Chúa chiếm hữu được điều Mẹ phải có vì Con Mẹ và được tôn kính bởi tất cả mọi thụ tạo như là Mẹ và là nô lệ của Thiên Chúa”.

Các chứng tá đầu tiên liên quan tới Đức Mẹ hồn xác lên trời là giữa cuối thế kỷ thứ IV và cuối thế kỷ thứ V. Giáo phụ Efrem người Siri, qua đời năm 373, cho rằng thân xác Đức Maria đã không chịu sự rữa nát sau khi chết. Timoteo thành Giêrusalem, sống hồi thế kỷ thứ IV, viết rằng Đức Trinh Nữ Maria đã bất tử, bởi vì Chúa Kitô đã đưa Mẹ vào các nơi chốn sự lên trời của Người. Giáo phụ Epifanio thành Salamina, qua đời năm 403, thì khẳng định rằng việc kết thúc cuộc sống của Đức Maria đầy tràn sự kỳ diệu và hầu như chắc chắn là Đức Trinh Nữ đã chiếm hữu được nước trời với thịt xác của Mẹ.

Vở kịch tiếng Siri tựa đề ”Obsequia Beatae Virginis” ”Đám táng Đức Maria” kể rằng linh hồn Đức Mẹ lại được kết hiệp với thân xác ngay lập tức sau khi chết.

Trong số các tác phẩm mạo thư thời này nổi tiếng nhất có tác phẩm tựa đề ”Sự ngủ của Mẹ Thiên Chúa” được gán cho thánh Gioan Thần học gia, hay là thánh sử Gioan, thuộc thế kỷ thứ IV. Tác phẩm thứ hai tựa đề ”Sự qua đời của Đức Trinh Nữ Maria có phúc”, được gán cho ông Giuse Arimatea người đã cùng ông Nicôđêmô táng xác Chúa Giêsu và nhường ngôi mộ mới của ông trong thửa vườn gần núi Sọ để chôn cất Chúa. Tác phẩm này thuộc thời gian sau thế kỷ thứ I.

Tác phẩm ”Sự qua đời của Đức Trinh Nữ Maria có phúc” kể rằng Đức Maria đã xin Chúa Giêsu báo cho Mẹ biết cái chết của Mẹ trước ba ngày. Và Chúa Giêsu đã giữ lới hứa. Hai năm sau khi Chúa Giêsu về trời, trong khi Đức Maria đang cầu nguyện, thì thiên thần Chúa hiện đến. Thiên Thần cầm trong tay một cành thiên tuế và nói với Mẹ: Trong ba ngày nữa Mẹ sẽ lên trời.

Đức Maria cho vời ông Giuse Arimatea và các môn đệ khác của Chúa đến và báo cho họ biết cái chết của Mẹ. Tới ngày Chúa Nhật, vào giờ thứ ba, khi Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các tông đồ trong một đám mây, thì Chúa Kitô cũng ngự xuống với một nhóm đông đảo các thiên thần và tiếp nhận linh hồn Mẹ yêu dấu của Người. Và có ánh sáng rạng rỡ chan hòa và mùi thơm dịu dàng, trong khi các thiên thần hát bài Diễm ca chỗ Chúa nói: ”Như bông huệ giữa gai góc, người yêu của tôi giữa các bé gái”, tất cả những người hiện diện ngã sấp mặt xuống đất như các tông đồ đã ngã xuống đất khi Cháu Kitô biến hình trước mặt các ông trên núi Tabor, và trong suốt một giờ rưỡi đã không có ai có thể đứng dậy! Rồi ánh sáng xa dần và cùng với ánh sáng là linh hồn của Đức Trinh Nữ Maria diễm phúc lên trời trong một ca đoàn thánh vịnh, thánh ca, và thánh thi của các thánh thi. Và trong khi đám mây lên cao, toàn trái đất rung chuyển và chỉ trong một chốc lát tất cả mọi người dân thành Giêrusalem trông thấy rõ ràng cái chết của Đức Thánh Maria.

Chính trong lúc đó Satan khích động dân chúng thành Giêrsualem lấy khí giới hướng tới chống lại các tông đồ để giết các vị và cướp lấy xác của Đức Maria để thiêu hủy. Nhưng bất thình lình họ bị mù, không thực hiện được diều đó và đụng vào tường. Các tông đồ đem xác Đức Maria chạy trốn và đem xác Mẹ tới thung lũng Giosaphát và đặt xác Mẹ vào trong một ngôi mộ. Ngay lúc đó một ánh sáng từ trời bao phủ các ông, và trong khi các ông ngã sấp mặt xuống đất, thì thân xác thánh thiện của Mẹ được các thiên thần đưa lên trời.

Muốn biết thêm về biến cố Đức Maria hồn xác lên trời, chúng ta phải đọc các sách liên quan tới các thị kiến của chị Anna Katharina Emmerick, người Đức, nữ tu dòng thánh Augustino, đã được Đức Gioan Phaolô II tôn phong Chân phước ngày mùng 3 tháng 10 năm 2004.

Trong phần còn lại của bài hôm nay chúng tôi xin tóm lược tiểu sử của chị. Chị Anna Katharina Emmerick sinh ngày mùng 8 tháng 9 năm 1774 tại Coesfeld trong vùng Rhein phía bắc tiểu bang Westfalen Cộng hòa liên bang Đức hiện nay và qua đời ngày mùng 9 tháng 2 năm 1824 tại Duelmen.

Là con của một gia đình nông dân chị đã không được đi học thường xuyên nhưng phải làm việc đồng áng giúp gia đình. Ngay từ ngày còn bé chị đã rất gắn bó với Giáo Hội và việc sống đạo. Năm lên 13 tuổi chị phải đi làm con ở giúp việc cho người ta. Sau đó chị theo học khóa cắt may và làm việc quanh vùng Coesfeld trước khi xin gia nhập dòng các nữ tu thánh Agostino năm 1802 tại Duelmen. Trong thời gian sống trong dòng chị thường xuyên đau yếu. Khi nhà dòng bị đóng cửa tháng 12 năm 1811, chị được nhận giúp việc cho cha Lambert, một linh mục người Pháp phải chạy trốn các bách hại khốc liệt của cuộc Cách Mạng Pháp.

Chẳng bao lâu sau chị bị đau và không ra khỏi nhà nữa. Chị cho biết đã nhận được Năm Dấu Thánh cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu và trong mười hai năm tiếp theo đó mỗi ngày thứ sáu chị đều chịu các đau đớn cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu. Chị cũng cho biết chị nhận được các thị kiến về lịch sử tạo dựng thế giới và lịch sử cứu độ. Sự kiện này khiến cho quyền bính đạo đời mở các cuộc điều tra. Rất nhiều người bao gồm cả các nhân vật quan trọng đến tìm an ùi và sức mạnh nơi chị.

Ngay từ năm 1799 chị Emmerick cảm thấy các đau đớn của vòng gai nhọn trên đầu và máu chảy mỗi ngày thứ sáu, nhưng chị dấu được. Mùa thu năm 1807 chị cảm thấy đau đớn nơi hai chân và hai tay, nhưng không chảy máu và không có dấu vết bên ngoài nào. Ngày 25 tháng 11 năm 1812 một hình thánh giá hiện ra trên ngực và chảy máu ngày thứ tư. Các ngày sau cùng của năm 1812 năm dấu thánh trên hai chân, hai tay và cạnh sườn lộ hiện rõ ràng và chảy máu. Một nữ tu khám phá ra các vết thương này ngày 28 tháng 2 năm 1813, nhưng không kín đáo, nên tin chị Emmerick mang năm dấu thánh được cả thành phố biết đến.

Chị Emmerick cũng được ơn xuất thần và nhận được các thị kiến. Từ năm 1819 đến năm 1824 các thị kiến đã được chị đọc cho ông Clemens Brentano, một thi sĩ và là tiểu thuyết gia, ghi chép lại trên 16.000 tờ giấy lớn. Sau đó ông Brentano đã sắp xếp lại, và cho xuất bản thành sách, đa số được ấn hành giữa các năm 1858 và 1860. Đó là các cuốn “Cuộc Khổ Nạn của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta” (1833); ”Cuộc sống của Đức Trinh Nữ Maria” (1852); ”Cuộc sống của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta” gồm ba cuốn (1858-1960); và một cuốn về Thánh Kinh Cựu Ước.

(Thánh Mẫu Học bài 329)

Linh Tiến Khải

Nguồn: Vietvatican

Chia sẻ Bài này:
[1] [2] [3]