- Legio Mariae – Đạo Binh Đức Mẹ - https://daobinh.com -

Tình bạn

Sự chung thuỷ và trung tín với nhau trong những hoàn cảnh khó khăn hoạn nạn mới nói lên tình bạn chân thành mà con người dành cho nhau. Điều đáng cho chúng ta học hỏi chính là hiện tượng có những con vật nuôi cũng mang đặc tính này mà đôi khi làm cho chúng ta cũng khâm phục trước tình bạn trung thành của chúng với chủ và với nhau.

* * *

Câu chuyện chú chó Akitas tại Nhật Bản đã làm cho hàng triệu người suy nghĩ khi nó trung thành với chủ nó là giáo sư Ueno dù rằng ông đã chết đi 10 năm. Cũng như mọi ngày, giáo sư Ueno và con chó Akitas đến trạm ga xe lửa Shybuya; ông đi dạy học, còn chú chó chờ chủ về. Thế nhưng, vào ngày 21 tháng 5 năm 1925, giáo sư Ueno đã ra đi mà không trở về. Không hề hay biết chuyện gì đã xảy ra với chủ mình, chú cho Akitas đã vẫn ngồi chờ đợi chủ tại sân ga Shybuya cho tới lúc nó qua đời năm 1935. Trung thành chờ đợi chủ trong vòng 10 năm quả thật là sự phi thường đối với một con vật. Thế mới hay, phẩm tính trung thành và chung thuỷ không chỉ tìm thấy nơi con người, nhưng còn cả trong loài vật nữa. Hay nói cách khác, loài vật cũng góp phần làm cho phẩm tính trung thành thêm đẹp và khơi gợi con người hãy sống trung tín và chung thuỷ với nhau, đặc biệt trong lúc gặp khó khăn thử thách.

* * *

Một cựu từu nhân lương tâm kể lại rằng. Trong một ngày bị biệt giam u ám, buồn tủi cho thân phận tù đày. Anh thấy một con kiến bò vào phòng giam. Bất chợt anh đưa tay “chẹt” nó, nhưng anh liền rút tay lại vì hối hận hành động hơi tàn nhẫn của mình – giết con kiến vô tội. Vì chuyện lỡ “chẹt” con kiến, hậu quả là con kiến bị gãy một chân và phải lê từng bước chậm chạp đau đớn. Xấu số hơn, con kiến càng lê la đau đớn, thì càng bị lún vào một vũng nước nhỏ còn sót lại trên nền phòng giam. Người tù nhân nhìn con kiến bất lực vùng vẫy trong vũng nước – càng nhìn con kiến, càng thầm trách mình: Sao mình tàn nhẫn hại kiến con! Người tù nhân muốn cứu con kiến ra khỏi vũng nước, nhưng cũng e sợ mình có thể làm kiến con thêm đau và gãy chân còn lại. Con kiến bất lực vũng vẫy. Tù nhân trách mình, bất lực vì không cứu được con kiến. Hai bên cứ nhìn nhau, nhìn nhau, không biết nên trách hay nên hờn…

Lạ thay, một lúc sau, người tù nhân thấy một con kiến khác đi thẳng vào phòng giam; nó đi thẳng vào vũng nước và cổng con kiến bị què ra khỏi vũng nước; ra khỏi phòng giam; và ra khỏi cửa tù. Oà một tiếng, người tù nhân la lên: “Nó là con kiến, mà còn biết thương nhau, cứu nhau. Mình là con người, sẽ có người cứu mình.” Với kinh nghiệm xảy ra trước mắt, người tù nhân như nhận một luồng sáng của hy vọng trong tuyệt vọng, tự do trong lao tù, niềm tin trong nghi ngờ.

Thế mới hay, loài vật xung quanh dạy cho chúng ta biết bao nhiều bài học quí giá về cách sống làm người, sống sao cho đẹp. Cứ mỗi bài học ta học được, nó như mời gọi ta nhận ra phẩm chất cao quí mà mình đang mang trong con người, và hãy phát triển nó chứ đừng để lãng quên hay lụi tàn vì cuộc sống bon chen, chật vật. Bài học cho chúng ta hôm nay chính là: Con vật biết trung thành thương nhau, cứu nhau, phương chi là con người! Chú chó Akitas không bỏ chủ mình trong vòng 10 năm – chỉ trung thành thôi, trung thành chờ đợi. Chú kiến trong nhà tù cũng không bỏ bạn mình, cứu bạn mình khi bạn gặp nguy khó. Vậy nếu con vật còn biết quan tâm chung thuỷ và trung tín với nhau như thế, thì hẳn nhiên, con người được phủ bẩm đặc tính trung tín chung thuỷ sẽ còn trung tín thương nhau hơn gấp bội lần.

Bạn thân mến, đặc tính cao đẹp này đã có sẵn trong mỗi con người, không phải như là món quà mà ta trang điểm thêm vào người của ta, nhưng chúng đã được phủ bẩm để sống và làm trọn phận người. Đừng để những đặc tính tốt đẹp của bạn bị lùi tàn vì sự bận rộn, bon chen trong cuộc đời. Đời bạn giàu không phải vì số tiền bạn có, nhưng có lẽ là niềm vui bạn sỡ hữu. Đời bạn vui có lẽ không phải vì bạn cười nhiều, nhưng có lẽ hành động của bạn giúp người khác cười.

Chúng ta hãy cầu chúc nhau sống chung thuỷ và trung tín với nhau trong gia đình, người thân, và bạn hữu bằng những hành động quan tâm chỉa sẻ cho nhau.

Fr. Huynhquảng

Chia sẻ Bài này:
[1] [2] [3]