Tội lỗi trong nền thần học của thánh Phaolô

Khi đọc các thư của thánh Phaolô, chúng ta nhận ra nền thần học về tội lỗi trong tư tưởng của thánh nhân. Ở đây cần ghi nhận một điều: đó là thánh Phaolô phân biệt tội trong tiếng Hy lạp là ”hamartia” với các hành động tội lỗi đặc biệt, mà tiếng Hy lạp gọi là ”paraptôma”, có nghĩa là ngã. Thánh nhân không coi thường sự nghiêm trọng của các hành động tội lỗi như đã liệt kê trong nhiều danh sách trong các thư khác nhau gửi…

Read More

Tội lỗi trong quan niệm của thánh sử Gioan

Khi đọc các bút tích của thánh sử Gioan, chúng ta gặp kiểu nói ”tội của trần gian”, qua đó ngoài các tội đặc biệt, thánh sử Gioan có ý nói tới thực tại bí ẩn làm nảy sinh ra các tội. Nó là một sức mạnh thù nghịch với Thiên Chúa và với vương quốc của Người, mà Chúa Kitô phải đối đầu. Sự thù nghịch này trước hết được biểu lộ ra một cách cụ thể trong việc khước từ ánh sáng. Trong chương 3 Phúc Âm thánh…

Read More

Người tôi tớ khổ đau của Giavê Thiên Chúa, Đấng gánh lấy mọi tội lỗi của trần gian

Khi tìm hiểu giáo huấn của các ngôn sứ, chúng ta cũng gặp gương mặt của ”Người Tôi Tớ khổ đau của Giavê Thiên Chúa”, Đấng gánh lấy mọi tội lỗi của trần gian, và dùng chính cái chết của mình để mưu cầu ơn tha tội cho nhân loại. Đây là một khúc quanh cách mạng trong nền thần học Do thái. Vì trong suốt thời cựu ước dài, nền phụng tự do thái có nhiều loại lễ tế, trong đó có các lễ tế toàn thiêu để xin…

Read More

Thiên Chúa luôn trung tín và chờ đợi con người hoán cải trở về với Ngài

Khi đọc giáo huấn của các ngôn sứ, chúng ta thấy dân Israel đã thường xuyên bị cám dỗ phạm tội, phản bội Giavê và tình yêu của Người để chạy theo tôn thờ các tà thần. Vì thế các ngôn sứ mắng chửi Israel là người vợ ngoại tình bất trung. Tuy Israel lăng loàn như thế, nhưng Thiên Chúa vẫn trung thành với các lời đã hứa với các tổ phụ xưa kia. Người đánh phạt họ, nhưng với mục đích là để họ hối lỗi hoán cải…

Read More

Tội lỗi trong giáo huấn của các ngôn sứ

Tội lỗi là một đề tài thần học quan trọng trong Thánh Kinh, vì nó diễn tả các thất bại của con người trong ơn gọi là người và là con cái Thiên Chúa. Tội lỗi diễn tả các sai lệch của con người đối với chính mình, đối với Thiên Chúa, tha nhân và môi sinh. Một phần lớn giáo huấn của các ngôn sứ là lời tố cáo tội lỗi của con người, ở đây trong Thánh Kinh là tội lỗi của giới lãnh đạo và của dân…

Read More

Tội lỗi trong lịch sử của dân Israel

Trong lần trước chúng ta đã thấy tội lỗi hiện diện ngay từ đầu lịch sử loài người như soạn giả Thánh Kinh trình bầy trong các chương 3-11 của sách Sáng Thế. Nó không rời cuộc sống của con người nữa, và theo quan niệm của soạn giả kinh thánh thuộc trường phái Giavít, lịch sử càng tiến tới, thì tội lỗi càng nhiều và con người càng xa rời cuộc sống toàn vẹn của thuở ban đầu trong vườn Địa Đàng. Tội lỗi ấy đồng hành với toàn…

Read More

Tội lỗi trong suy tư của Thánh Kinh

Khi đọc Thánh Kinh chúng ta nhận thấy tội lỗi là một đề tài rất hay được nhắc đến. Tội lỗi là một thực tại của cuộc sống con người nhất là khi được đặt để trong tương quan với Thiên Chúa. Thánh Kinh Cựu Ước dùng nhiều từ khác nhau để diễn tả tội lỗi và các từ thường diễn tả các tương quan của con người với Thiên Chúa, với nhau và với chính mình như: hụt không đạt đích, sự thiếu sót, sự gian ác, việc nổi…

Read More

Quan niệm của niềm tin do thái-kitô về bệnh tật, khổ đau và cái chết

Để xác tín hơn về giá trị và các hiệu qủa của Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân thật thích hợp, khi tìm hiểu sâu hơn quan niệm của niềm tin do thái-kitô đối với bệnh tật khổ đau và cái chết. Như đã biết, khi rơi vào trình trạng bệnh tật, khổ đau có thể dẫn đưa tới cái chết, chúng ta gặp khủng hoảng vì cảm nghiệm được một cách thấm thía các hạn hẹp, sự giòn mỏng, yếu đuối bất lực của mình trước tật bệnh và…

Read More

Các hiệu quả của bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân

Sau khi miêu tả diễn tiến nghi thức xức dầu cho bệnh nhân văn bản chương 5 thư thánh Giacôbê trình bầy các hiệu qủa của bí tích này trên thân xác cũng như trong tinh thần. Vì bản thể con người gồm thân xác và tinh thần nên bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân cũng tác động trên sức khỏe vật lý cũng như sức khỏe tinh thần, như đã viết: ”Lời cầu nguyện do lòng tin sẽ cứu người bệnh; người ấy được Chúa nâng dậy và nếu…

Read More

Các hiệu quả của bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân

Sau khi miêu tả diễn tiến nghi thức xức dầu cho bệnh nhân văn bản chương 5 thư thánh Giacôbê trình bầy các hiệu qủa của bí tích này trên thân xác cũng như trong tinh thần. Vì bản thể con người gồm thân xác và tinh thần nên bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân cũng tác động trên sức khỏe vật lý cũng như sức khỏe tinh thần, như đã viết: ”Lời cầu nguyện do lòng tin sẽ cứu người bệnh; người ấy được Chúa nâng dậy và nếu…

Read More

Việc xức dầu trong truyền thống kinh thánh

Trong truyền thống kinh thánh dầu ô liu có một tầm quan trọng rất lớn. Nó đã không chỉ là dấu hiệu của niềm vui, sự giầu có và niềm hạnh phúc, mà còn được coi như là một phương dược có khả năng đem lại sức khỏe, hay làm dịu các đau đớn của thân xác và củng cố sức mạnh cho con người nữa. Trong bài ca mừng hôn lễ Quân vương, tác giả Thánh Vịnh 45 viết: ”Ngôi báu Thiên Chúa tặng ban cho ngài sẽ trường…

Read More

Bí tích xức dầu bệnh nhân

Cho tới nay chúng ta đã tìm hiểu ba bí tích khai tâm kitô là Rửa Tội, Thánh Thể và Thêm Sức. Bí tích Rửa Tội khiến cho tín hữu được gia nhập Giáo Hội, trở thành con cái Thiên Chúa và chi thể mình mầu nhiệm Chúa Kitô, và là anh chị em với nhau trong đại gia đình của Thiên Chúa. Bí tích Thánh Thể ban cho họ Mình và Máu Chúa Kitô là lương thực dưỡng nuôi, củng cố và thánh hóa cuộc sống của tín hữu.…

Read More

Chức linh mục thừa tác

Lần trước chúng ta đã tìm hiểu chức tư tế chung của mọi kitô hữu. Nó bắt nguồn từ chức tư tế của Chúa Giêsu Kitô là ”Thượng Tế thánh thiện, vẹn toàn, vô tội, tách biệt khỏi đám tội nhân và được nâng cao vượt các tầng trời… ” (Dt 7,21-25). Chính nhờ Đức Kitô Thượng Tế mà kitô hữu được thuộc hàng tư tế thánh, như tác giả Diễn từ về chức linh mục của Đức Giêsu khẳng định trong chương 1 và chương 5 (Kh 1,5-6; Kh…

Read More

Cơ cấu tư tế. Kitô hữu sẽ là các vua và các tư tế của Thiên Chúa và Đức Giêsu Kitô

Khi tìm hiểu chức tư tế của Đức Giêsu Kitô, chúng ta thấy tác giả thư gửi giáo đoàn Do thái, hay Diễn từ về chức Linh Mục của Đức Giêsu, đã không bao giờ dùng tước hiệu tư tế cho các kitô hữu, mà chỉ dành nó cho Đức Giêsu Kitô. Thánh Phêrô trái lại, áp dụng cho cộng đoàn tín hữu tước hiệu tư tế, khi lấy lại tư tưởng của văn bản sách Xuất Hành chương 19. Giavê Thiên Chúa hứa ban giao ước cho dân Israel…

Read More

Chức tư tế chung của mọi Kitô hữu

Sau giai đoạn đi lên trong việc tìm hiểu chức tư tế của Đức Giêsu Kitô, tác giả Diễn từ về chức linh mục trình bầy giai đoạn đi xuống. Mục đích của giai đoạn này trong chức tư tế của Đức Giêsu là cung cấp cho các tín hữu sự thanh tẩy lương tâm, thánh hóa họ, làm cho họ trở nên hoàn thiện và dẫn đưa họ vào trong giao ước mới, đặt để họ trong tương quan thân tình với Thiên Chúa. Thật thế, cuộc khổ nạn…

Read More

Đức Kitô vừa là Thượng Tế vừa là hy lễ

Sau khi trưng dẫn các văn bản kinh thánh để chứng minh cho thấy Đức Giêsu Kitô là ”Thượng Tế theo phẩm trật Melkixêđê” (Dt 5,6.10), tác giả Diễn từ về chức Linh Mục của Đức Giêsu khẳng định Người là Thượng Tế đã vào bên trong bức màn cung thánh như vị tiên phong mở đường cho các tín hữu (Dt 6,20). Trong chương 7 tác giả thư gửi giáo đoàn Do thái khai triển rộng rãi điểm này bằng cách nhắc lại chức tư tế của ông Melkixêđê,…

Read More

Chức tư tế của Chúa Giêsu Kitô

Cho tới nay chúng ta đã thấy rằng các văn bản tân ước không đề cập tới chức tư tế của Đức Giêsu Kitô. Thật ra nói như thế cũng không đúng, vì thư gửi tín hữu Do thái là tác phẩm trình bầy về chức linh mục của Chúa Giêsu. Tuy nhiên, nếu chỉ khẳng định rằng Chúa Kitô đã là vật sát tế đền bù tội lỗi chúng ta, thì không giải quyết được vấn nạn tương quan của Người với chức tư tế cũ. Thật vậy, bởi…

Read More

Mầu nhiệm của Chúa Kitô và việc phụng tự

Khi tìm hiểu tương quan giữa Đức Giêsu và chức tư tế Do thái, chúng ta đã thấy không có mối dây liên hệ nào giữa hai bên. Đức Giêsu thuộc chi tộc Giuđa chứ không thuộc chi tộc Lêvi. Người đã không bao giờ tự giới thiệu như một tư tế, mà chỉ giảng dậy như một rabbi, và dân chúng gọi Người là vị ”ngôn sứ vĩ đại”. Nhưng nhất là Người được thừa nhận như là Đấng Cứu Thế thuộc dòng tộc Đavít (Cv 2,36). Đây là…

Read More

Lập trường của Chúa Giêsu đối với chức tư tế

Khi tìm hiểu tương quan của Đức Giêsu với chức tư tế cũ thời Cựu Ước, chúng ta nhận thấy ban đầu xem ra nó tiêu cực, vì sự chống đối của giới tư tế, đặc biệt là của các thượng tế, đối với con người và các hoạt động của Đức Giêsu. Khó mà có thể nhận ra vài liên hệ tích cực, bởi vì con người của Đức Giêsu, chức thừa tác và cái chết của Người không đáp ứng ý niệm cổ xưa về chức tư tế.…

Read More

Chức tư tế trong Thánh Kinh Tân Ước

Khi tìm hiểu chức tư tế trong Thánh Kinh Tân Ước, chúng ta nhận thấy có hai loại văn bản: thứ nhất là các văn bản trình bầy việc thành lập chức tư tế trong thời Cựu ước, thứ hai là loạt văn bản khẳng định việc thành toàn chức tư tế trong kỷ nguyên Kitô. Các trình thuật tân ước như các Phúc Âm và sách Công Vụ các Tông Đồ đã không gán cho Chúa Giêsu bất cứ tước hiệu tư tế nào. Khi các văn bản này…

Read More

Tiến triển lịch sử của chức tư tế

Khi tìm hiểu chức tư tế chúng ta nhận thấy có một sự tiến triển trên hai chiều kích gia tăng tầm quan trọng cho cuộc sống của dân Thiên Chúa. Trước hết là ý thức về sự thánh thiện. Nhiều kinh nghiệm tôn giáo, cá nhân và tập thể đã gia tăng nơi dân Israel thái độ kính trọng đối với sự thánh thiện của Thiên Chúa. Các lời giảng dậy và hoạt động của các ngôn sứ cũng như của các người cải cách tôn giáo thời vua…

Read More

Cấu trúc phụng tự của các tư tế thời Cựu Ước

Việc tổ chức phụng tự của các tư tế thời Cựu Ước dựa trên ý niệm nền tảng của sự thánh thiện. Điểm khởi hành là việc nhận biết sự thánh thiện tuyệt đỉnh của Thiên Chúa, và chính Thiên Chúa mời gọi dân Do thái nên thánh như viết trong sách Lêvi chương 19: ”Các ngươi phải nên thánh thiện, vì Ta, Giavê, Thiên Chúa của các ngươi, là Đấng Thánh” (Lv 19,2). Vì Thiên Chúa là Đấng Thánh nên để có thể bước vào trong tương quan với…

Read More

Các tư tế và nhiệm vụ chúc lành cho dân và canh giữ Đền Thánh Chúa

Chúc lành và canh giữ Dền Thánh Chúa là hai nhiệm vụ khác nữa của các tư tế. Đây là các nhiệm vụ tích cực hơn so với các nhiệm vụ khám xét người và vật để tuyên bố là ô uế hay trong sạch. Nhân danh Giavê Thiên Chúa của Israel các tư tế chúc lành cho dân. Thực sự ra các tư tế không phải là những người duy nhất có nhiệm vụ này, nhưng cũng có nhiều người khác chia sẻ nhiệm vụ chúc lành. Chẳng hạn…

Read More

Các tư tế và nhiệm vụ thanh tẩy người phong cùi

Chương 14 sách Lêvi trình bày việc thanh tẩy người phong cùi. Nó gồm hai lễ nghi (cc.2-9; 10-32) cần phải chu toàn cách nhau trong vòng tám ngày đối với người phong hủi được khỏi bệnh. Lễ nghi thứ nhất bao gồm nhiều yếu tố hơn. Nó đưa chúng ta trở về với các môi trường, trong đó phổ biến các niềm tin vào qủy thần và các thực hành phù phép như: việc dùng mầu đỏ của phẩm cánh kiến, nước mạch, cạo hết lông, đầu, râu và…

Read More

Nhiệm vụ của các tư tế đối với bệnh phong hủi

Trong các nhiệm vụ khác nhau của mình các tư tế cũng có bổn phận xác nhận mức độ ô uế hay trong sạch của các bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân phong cùi. Đây là bệnh ô uế nhất theo luật Do thái. Sách Lêvi dành ra hai chương 13 và 14 để đề cập tới bệnh này và một số bệnh khác, mà các tư tế có nhiệm vụ khám xét, quan sát và tuyên bố chúng thanh sạch hay ô uế. Tác giả viết trong…

Read More