Vấn đề phương pháp trong việc trình bầy các bí tích

Trong năng động và căng thẳng nảy sinh từ biểu tượng bí tích, nơi hành động siêu việt của Thiên Chúa và hành động lịch sử của con người liên tục kêu gọi nhau, có tất cả khả thể của việc đọc hiểu thống nhất sự kiện bí tích. Thật vậy, ngoài việc thông báo cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa biểu lộ sự tín trung với chính mình trong sự trung thành với con người, và con người có thể trung thánh với chính mình và với Thiên…

Read More

Ảnh hưởng của Phong trào phụng vụ trên việc canh tân nền thần học bí tích

Như chúng ta đã thấy lần trước, nền thần học bí tích đã có những bước tiến rất chậm chạp với nhiều dò dẫm, nhưng vẫn không đem lại nhiều kết qủa tích cực, vì nội dung nghèo nàn và phương pháp trình bầy lộn xộn. Các nghiên cứu được hướng dẫn bởi mục đích hộ giáo, giáo luật hay pháp lý, chứ không theo các nguyên tắc của lịch sử. Tình trạng này kéo dài mãi cho đến đầu thế kỷ XX, và các học giả vẫn thường lập…

Read More

Các bí tích trong nền thần học thời Công Đồng Chung Trento và sau thời Công Đồng Chung Trento

Hồi thế kỷ XVI Công Đồng Chung Trento đã dành nhiều phiên họp để thảo luận việc đưa ra công thức giáo lý liên quan tới các bí tích nói chung, và liên quan tới từng bí tích riêng rẽ. Nhưng phải công nhận rằng ngoài các minh xác tín lý đã có, giáo huấn của Công Đồng đã không ghi dấu khúc rẽ định đoạt nào đối với nền thần học bí tích. Sự kiện này khá dễ hiểu, nếu chúng ta chú ý tới bối cảnh lịch sử…

Read More

Học giả Pietro Lombardo và nền thần học bí tích

Lần trước chúng ta đã tìm hiểu phần đóng góp của thần học gia Ugo di San Vittore cho nền thần học bí tích. Ugo di San Vittore chú ý nhiều tới nhiệm vụ ”sửa chữa” của các bí tích đối với con người tội lỗi. Hôm nay chúng ta tìm hiểu phần đóng góp của thần học gia Pietro Lombardo cho nền thần học bí tích. Ông sinh năm 1435 và qua đời năm 1516. Với học giả Pietro Lombardo nền thần học bí tích theo một con đường…

Read More

Thánh Agostino và nền thần học bí tích tây phương

Lần trước chúng ta đã nói rằng nền thần học bí tích của thánh Agostino không có tính cách hệ thống. Chính vì thế trong các thế kỷ sau đó nó đã bị giải thích nhiều cách khác nhau, khiến cho tư tưởng của thánh nhân bị giản lược khá nhiều. Dầu sao đi nữa từ thế kỷ thứ V trở đi tất cả truyền thống thần học tây phương sẽ vĩnh viễn coi như thủ đắc được rằng các buổi cử hành bí tích là một dấu chỉ, và…

Read More

Nền thần học bí tích

Với loạt bài về bí tích Sám Hối hay bí tích Giải Tội hoặc bí tích Hòa Giải chúng ta đã kết thúc phần tìm hiểu một trong các phương thế hữu hiệu, mà Chúa Giêsu và Mẹ Giáo Hội đặt để trong tầm tay của chúng ta để giúp chúng ta trưởng thành trong cuộc sống đức tin đức cậy và đức mến. Ba bí tích khai tâm là bí tích Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể cho phép con người gia nhập gia đình Giáo Hội là…

Read More

Chiều kích thứ ba của bí tích hòa giải

Lần trước chúng ta đã khai triển hai chiều kích đầu tiên của bí tích hòa giải, hay bí tích giải tội, hoặc bí tích sám hối: bí tích hòa giải thời sự hóa lời cứu độ của Thiên Chúa qua trung gian Giáo Hội, việc xá giải qua các vị thừa tác giám mục linh mục, và lời cầu nguyện hữu hiệu của cộng đoàn giáo hội cho hối nhân. Chiều kích thứ ba là việc hòa giải với Thiên Chúa và với Giáo Hội, mà hối nhân là…

Read More

Bí tích hòa giải

Sự hòa giải liên tục trong cuôc sống kitô, tự nó, đã thuộc trật tự bí tích rồi, bởi các cấu trúc giao ước trong nhiệm cuộc cứu độ mới. Trong nền tảng nó là bí tích và giáo hội trong nghĩa ơn thánh khiến cho kẻ có tội cảm nhận được sự hối lỗi đích thật đụng chạm tới con người như là chi thể của Giáo Hội hay đang tiến tới với Giáo Hội. Bởi vì Giáo Hội là bí tích triệt để, nghĩa là dấu chỉ và…

Read More

Việc cử hành sám hối đền tội chung trong Giáo Hội

Liên quan tới các hình thức sám hối đền tội các Hội Đồng Giám Mục đó đây trên thế giới đã gợi ý nhiều hình thức mới, phù hợp hơn với thời đại và tâm thức cũng như sự nhậy cảm của con người thời nay. Bình thường đó là quyên góp tiền bạc để trợ giúp các dân tộc nghèo, hay các nạn nhân thiên tai đó đây trên thế giới. Điển hình như các cuộc lạc quyên hằng năm của các phong trào Hành động mùa Chay tại…

Read More

Vai trò của Giáo Hội trong cuộc sống hòa giải của Kitô hữu

Cũng như Chúa Giêsu xưa kia kêu gọi mọi người ”hoán cải và tin vào Tin Mừng”, Giáo Hội cũng không lơ là trong nhiệm vụ mời gọi tín hữu sám hối. Giáo Hội khiến hiện diện trở lại lời đề nghị ơn cứu rỗi và kêu mời hoán cải của các ngôn sứ thời cựu ước, và khi thời gian tới hồi viên mãn, trong các lời rao giảng của Ngôi Lời nhập thể làm người. Khi đến Athènes thánh Phaolô đã rao giảng trước hội đồng Aeropago rằng:…

Read More

Sám hối xưng thú tội lỗi là tái giao hòa và hiệp thông với Thiên Chúa

Như chúng ta đã thấy, khi phạm tội con người bẻ gẫy các tương quan với chính mình, với Thiên Chúa, với tha nhân, và với thiên nhiên vạn vật. Nhưng Thiên Chúa không bỏ rơi con người và đã hứa ban Đấng Cứu Tinh. Khi phán xử Thiên Chúa phán với con rắn: ”Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó” (St…

Read More

Bí tích giải tội là bí tích của sự hòa giải và hiệp thông

Dưới ngòi bút của các tác giả thuộc trường phái Tư Tế và trường phái Giavít, trình thuật tạo dựng, hai chương 1 và 2 sách Sáng Thế, cho chúng ta thấy con người được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa, nên có khả năng sống tình bạn và đối thoại thân tình với Thiên Chúa. Bằng chứng là chiều chiều Giavê Thiên Chúa đến vườn Eden để đi dạo và nói chuyện với con người. Tuy chỉ là một thụ tạo được Thiên Chúa nắn ra…

Read More

Việc công bố đền tội công khai trong lịch sử sám hối

Như đã biết, vào thời Giáo Hội khai sinh và các thế kỷ đầu của Giáo Hội đã không có hình thức giải tội cá nhân như ngày nay, mà chỉ có hình thức xưng thú lỗi lầm chung. Và nếu tín hữu phạm các tội trọng, thì có hình thức đền tội công khai, bằng cách mang áo của những hối nhân, không đựơc lãnh nhận các bí tích, nhất là bí tích Thánh thể. Khi tham gia các lễ nghi hay xuất hiện trong một số nơi công…

Read More

Vài nét lịch sử liên quan tới đề tài sám hối và hối nhân

Trong thói quen của Giáo hội thời khai sinh bí tích Rửa Tội không chỉ tha mọi tội cho tín hữu, mà cũng dẫn đưa họ vào việc tham dự vào mầu nhiệm sám hối sự vượt qua của Chúa Kitô nữa. Mỗi một kitô hữu, trong một cách thức nào đó, là một hối nhân trong nghĩa thiêng liêng. Nếu sau khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội tín hữu phạm các tội nặng hay tội trọng, thì bị ra ngoài sự hiệp thông bình thường của Giáo Hội…

Read More

Sám hối hoán cải trong Thánh Kinh Tân Ước

Trong Thánh Kinh Tân Ước Đức Giêsu, ngôn sứ thành Nagiarét đã bắt đầu cuộc sống rao giảng Tin Mừng với lời mời gọi mọi người sám hối: ”Thời kỳ đã mãn và Nước Thiên Chúa đã tới gần, anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15). Thánh Gioan Tẩy Giả, một cách hữu hiệu, lấy lại lời các ngôn sứ cựu ước nói với các tín hữu Do thái bị đi dầy bên Babilonia mong ước được hồi hương: ”Có tiếng kêu trong hoang địa:…

Read More

Sám hối trong Thánh Kinh Cựu Ước

Trong thế giới tục hóa duy vật ngày nay thật khó mà nói tới viêc sám hối hay đền tội. Trước hết bởi vì con người ngày nay đã đánh mất ý thức về tội và nhiều người không còn biết phân biệt thiện ác, lành dữ, tốt xấu nữa. Đây là thảm cảnh của rất nhiều người phải sống dưới chế độ duy vật vô thần lâu năm, đặc biệt là người trẻ. Thứ hai từ sám hối thường khiến cho người ta nghĩ tới các hình phạt khác…

Read More

Một vài kết luận sau khi phân tích các khía cạnh khác nhau của tội lỗi

Sau khi phân tích các khía cạnh tâm lý, triết lý, thần học và tu đức của ý niệm về tội lỗi, chúng ta có thể đưa ra ba đường nét chính về ý thức mà con người và tín hữu Kitô có về tội lỗi và tình trạng là người tội lỗi như sau. Thứ nhất việc phân tích giúp chúng ta tái khám phá ra chiều kích liên bản vị của tội lỗi. Việc phân tích nguồn gốc của ý thức về lỗi lầm đã cho chúng ta…

Read More

Chiều kích hy vọng của sự tự do

Lần trước chúng ta đã trình bầy về chiều kích tinh thần của sự tự do như là cuộc đối thoại trong tình yêu. Trong nghĩa đó phạm tội là xúc phạm tới tình yêu đối với Thiên Chúa, đối với tha nhân và đối với chính mình, là thất bại trong ơn gọi là người và là con cái Chúa của mình. Tuy phải chịu rất nhiều hạn hẹp và bị điều kiện hóa bởi rất nhiều yếu tố khác nhau, con người vẫn được tự do lựa chọn,…

Read More

Sự lựa chọn nền tảng và sự lựa chọn chủ quan

Việc lựa chọn hành động của con người trở thánh một sự lựa chọn thưc sự tự do, khi nó đâm rễ trong các tầng lớp sâu xa nhất của bản vị con người. Cần phải phân biệt các lựa chọn giữa nhiều đối tượng đặc biệt có thể bị xác định bởi bản năng, với sự lựa chọn trong tương quan với tổng thể cuộc sống, liên quan tới ý nghĩa của chính cuộc sống, và trong đó toàn con người dấn thân một cách vô điều kiện. Chúng…

Read More

Những phương pháp tối tân và tinh vi ngăn chặn tự do của con người trên thế giới ngày nay

Trong hai buổi nói chuyện trước đây chúng ta đã duyệt xét nhiều yếu tố hạn chế, ngăn cản hoặc điều kiện hóa sự tự do của con người. Đó là các yếu tố địa lý, chính trị, kinh tế, văn hóa và tôn giáo, một phần có tính cách ”tình cờ” tạo thành môi trường sống mà mỗi người chúng ta phải nhận chịu, khi sinh ra và lớn lên trong đó. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn có một số yếu tố rất tân tiến và tinh…

Read More

Những hạn hẹp và chướng ngại đối với sự tự do của con người trong lãnh vực tâm lý, văn hóa, xã hội và tôn giáo

Lần trước chúng ta đã duyệt xét một số các hạn hẹp và chướng ngại đối với quyền tự do của con người trên bình diện địa lý, chính trị và kinh tế. Chúng ta đã lấy hai mẫu xã hội để so sánh: xã hội dân chủ tự do văn minh, biết tôn trọng nhân quyền, thăng tiến an sinh cho dân, và xã hội độc tài đảng trị giáo điều, dốt nát và gian ác, tước đoạt mọi quyền tự do của nhân dân, làm tụt hậu và…

Read More

Một vài thí dụ điển hình liên quan tới sự hạn hẹp và điều kiện hóa ngăn cản sự tự do của con người

Lần trước chúng ta đã duyệt xét một số vấn đề nảy sinh trong tương quan giữa luân lý và sự tự do. Con người là một bản vị có tự do vì có khả năng lựa chọn. Nhưng sự tự do của con người là một thứ tự do bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, của hoàn cảnh và vị trí trong đó nó sinh sống. Sự kiện con người là sản phẩm của gia đình, xã hội phải sống trong các hoàn cảnh địa lý,…

Read More

Tương quan giữa luân lý và sự tự do trong cuộc sống con người

Lần trước chúng ta đã bắt đầu suy tư về tương quan giữa luân lý và sự tự do của con người và nhận thấy rằng con người có thể làm điều tốt hay làm điều xấu, chọn sự dữ hay sự lành như nó muốn. Khả năng có thể lựa chọn sống ngay lành, liêm chính, thánh thiện hay gian tham, dối trá, ác độc chứng minh cho thấy con người có tự do, và vì thế đồng thời cũng có trách nhiệm đối với các hành động của…

Read More

Đối chiếu phân tích ý thức lỗi lầm với kinh nghiệm nhân bản và kitô về tội trên bình diện luân lý

Như chúng ta đã giải thích lần trước, ý thức về tội và ý thức về lỗi lầm là hai thực tại khác biệt nhau, trong nghĩa ý thức về tội nảy sinh từ cuộc sống đức tin, trong khi ý thức về lỗi lầm phát xuất từ bối cảnh tâm lý xã hội của chủ thể. Khi tin nơi Thiên Chúa và chấp nhận Người là Chúa của đời mình, tín hữu trở thành con cái Thiên Chúa, lấy Thiên Chúa làm đích điểm đời mình, và coi các…

Read More

Tội lỗi trong suy tư thần học

Tội lỗi đã được suy tư thần học phân tích sâu rộng với mục đích nhận ra yếu tố hình thái và các khía cạnh đặc thù của nó. Ở đây chúng ta chỉ nhắc lại một vài định nghĩa đáng kể nhất tóm gọn các kết qủa của suy tư thần học. Định nghĩa thứ nhất về tội là việc vi phạm luật Chúa. Phạm tội là vi phạm lề luật của Thiên Chúa. Thánh Agostino đưa ra định nghĩa nổi tiếng sau đây: ”Tội lỗi là một diễn…

Read More